Trung Quốc thắt chặt chính sách cho vay, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước lo vỡ nợ

Chủ nhật, 17/01/2021 13:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc vỡ nợ 71,8 tỷ NDT (tương đương 11,1 tỷ USD) trong năm 2020. Theo giới phân tích, “bom nợ” khủng vẫn có nguy cơ lan rộng và làm ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường tín dụng của Bắc Kinh.

Gánh nặng nợ nần

Nhiều vụ vỡ nợ của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc liên tiếp xảy ra trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay. Ảnh: SCMP

Nhiều vụ vỡ nợ của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc liên tiếp xảy ra trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay. Ảnh: SCMP

Theo giới chuyên gia từ Bắc Kinh, các công ty quốc doanh lớn của nước này đang đối mặt với áp lực phải trả nợ do chính quyền nước này đã siết chặt mức tăng trưởng tín dụng. Theo số liệu từ Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia (NIFD), các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc vỡ nợ với tổng số nợ lên tới 71,8 tỷ NDT (tương đương với 11,1 tỷ USD). Đây là mức cao nhất kể từ năm 2014.

 “Các số liệu đã thực sự chứng minh được quan điểm của chúng tôi về những thách thức lớn mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt, đặc biệt là việc giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp nhà nước – trong các nền kinh tế thực và lĩnh vực tài chính”, ông Li Yang – chủ tịch NIFD nhận định.

Trên thực tế, tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc đã đạt đỉnh vào quý IV/2020, tuy nhiên, lại có đang dấu hiệu chững lại. Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố, tăng trưởng tín dụng quốc gia - dựa trên số liệu tổng tài chính - đo lường dòng vốn từ khu vực tài chính sang khu vực phi tài chính dưới các hình thức cho vay, trái phiếu và kế hoạch đầu tư ủy thác – đã chậm lại hai tháng liên tiếp, xuống mức 13,3%/năm trong tháng 12 vừa qua so với cùng kỳ năm trước.

 “Trung Quốc đang hướng tới việc thắt chặt quản lý tín dụng nhằm cân bằng giữa thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế rủi ro. Hiện, Bắc Kinh đang duy trì một cách tiếp cận thận trọng và điều chỉnh các chính sách quản lý. Trong quá khứ, việc điều chỉnh các chính sách để cân bằng giữa tăng trưởng và ổn định tài chính đã dẫn đến các chu kỳ kinh doanh theo định hướng tín dụng ngừng hoạt động ở Trung Quốc”, theo cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s của Mỹ.

Hậu quả của chính sách nới lỏng tín dụng

Công ty khai thác than Yongcheng Coal & Electric Holding Group thuộc sở hữu của chính quyền tỉnh Hà Nam vỡ nợ do mất khả năng thanh khoản trái phiếu vào tháng 11 năm ngoái. Ảnh: SCMP

Công ty khai thác than Yongcheng Coal & Electric Holding Group thuộc sở hữu của chính quyền tỉnh Hà Nam vỡ nợ do mất khả năng thanh khoản trái phiếu vào tháng 11 năm ngoái. Ảnh: SCMP

Còn theo ông Liu Jinsong, phó chủ tịch của ICBC Wealth Management, cho biết tổng nợ tăng tại hầu hết các công ty nhà nước trong năm ngoái là hậu quả của việc nới lỏng tín dụng. “Trung Quốc dường như đang có xu hướng thắt chặt tín dụng, bởi vậy, chúng tôi cho rằng các việc vỡ nợ tại các doanh nghiệp nhà nước sẽ lan rộng, gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ thị trường tín dụng”, ông Liu nhận xét.

Một trong số những vụ vỡ nợ gây náo loạn thị trường tín dụng Trung Quốc trong thời gian vừa qua là vụ vỡ nợ của Công ty khai thác than Yongcheng Coal & Electric Holding Group thuộc sở hữu của chính quyền tỉnh Hà Nam vào tháng 11 năm ngoái. Cụ thể, công ty khai thác này vỡ nợ do không có khả năng thanh toán khoản nợ trái phiếu trị giá 1 tỷ NDT cả gốc lẫn lãi, mặc dù được xếp hạng tín hụng AAA. Ngay sau đó, vụ việc dẫn đến làn sóng bán tháo trái phiếu hỗn loạn trên thị trường.

Sau vụ việc, nhiều công ty chứng khoán, kế toán và cơ quan quản lý có liên quan đã bị nhà chức trách Trung Quốc triệu tập để điều tra các sai phạm. Không những vậy, nhiều doanh nghiệp quốc doanh đã phải hủy bỏ kế hoạch bán trái phiếu dù được xếp hạng tín dụng tốt.

Nhiều loại trái phiếu do các công ty Trung Quốc phát hành, bao gồm cả các công ty quốc doanh đã được đánh giá có mức độ rủi ro đầu tư thấp. Dù trước đó, theo dữ liệu của NIFD, tỷ lệ nợ xấu của các công ty Trung Quốc được xếp hạng AA+ lên tới 82% - một mức cao kỷ lục trong năm ngoái.

“Ngay khi thị trường đi xuống, người ta phát hiện ra rằng nhiều AAA và AA đã trở thành trái phiếu rác,” NIFD nhận định. “Các cơ quan quản lý liên quan đã nhận thấy vấn đề này và đang giám sát chặt chẽ.”

Theo giới phân tích, nhiều doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc mặc dù được xếp hạng đầu tư tốt nhưng vẫn cho thấy điểm yếu kém do tỷ lệ sinh lời kém và tỷ lệ nợ trên vốn còn cao. Hơn nữa, sức khỏe tài chính của những công ty trên có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn một khi Bắc Kinh bắt đầu rút dần các biện pháp kích thích thị trường tín dụng khiến cho lãi suất tăng và chi phí đi vay của các doanh nghiệp cao hơn.

Số lượng “công ty xác sống” tăng mạnh

 Thị trường trái phiếu nội địa Trung Quốc năm 2020 ghi nhận nhiều vụ vỡ nợ của các công ty quốc doanh. Ảnh: Getty

 Thị trường trái phiếu nội địa Trung Quốc năm 2020 ghi nhận nhiều vụ vỡ nợ của các công ty quốc doanh. Ảnh: Getty

Nhằm giải cứu nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, chính phủ Trung Quốc vào năm ngoái đã tung ra hàng loạt các biện pháp kích thích, bao gồm cắt giảm thuế và tăng phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt để đầu tư vào các dự án hạ tầng tại các địa phương. Quyết định này đã nâng tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước lên mức cao kỷ lục 3,6% tổng GDP. Ngoài ra, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cấp thêm hàng tỷ NDT vào thị trường tài chính, giúp giảm lãi suất cho vay và chi phí đi vay.

“Một trái phiếu AA tốt sẽ ổn định hơn nhiều so với một trái phiếu bị xếp hạng AAA xấu, do vậy, chúng ta không thể chỉ nhìn vào xếp hạng tín dụng. Vẫn còn những doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng AAA nhưng đang gánh khối nợ vượt quá khả năng chi trả”, ông Yun Zhanhua, Phó chủ tịch của First Capital Securities, chia sẻ.

Ông Jun chia sẻ thêm rằng: “Các doanh nghiệp nhà nước đã và đang tích tụ các khoản nợ cần thanh toán từ nhiều năm qua. Điều này rất khó để thay đổi, nhưng một khi chuỗi huy động vốn bị phá vỡ thì rất nguy hiểm.”

Thời gian gần đây, các nhà quản lý Trung Quốc đang càng bày tỏ lo ngại về hậu quả từ các biện pháp kinh tế khẩn cấp được áp dụng vào đầu năm nay, khiến tỷ lệ nợ trên GDP của quốc gia này tăng lên 266,4% GDP vào cuối quý thứ ba, tăng từ 245,4% tại vào cuối quý 3 năm 2019. Theo dự báo từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), ​​tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc sẽ chạm mức 275% trong cả năm 2020.

Vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ông Yi Gang cho biết chính quyền Bắc Kinh sẽ duy trì ổn định chính sách tiền tệ trong năm 2021, và thanh khoản sẽ được đảm bảo.

Theo ông Li – cựu phó chủ tịch tại CASS – đưa ra cảnh báo cho rằng, việc duy trì lãi suất thấp trong một khoảng thời gian dài có thể làm trầm trọng hơn tình trạng các “công ty xác sống” xuất hiện tại Trung Quốc. Đây là những công ty thua lỗ lâu dài, thường thuộc quyền sở hữu của nhà nước đã mất khả năng thanh toán nhưng vẫn sống sót nhờ vào các khoản vay ngân hàng và trợ cấp từ chính phủ.

“Nhìn chung, các doanh nghiệp là những người được hưởng lợi vì có nhiều khoản vay hơn và chi phí tài chính được cải thiện từ chính sách kích thích kinh tế. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng chính những điều kiện thuận lợi như vậy đang ngầm thúc đẩy tình trạng lan rộng của các công ty xác sống tại Trung Quốc”, ông Li nhấn mạnh.

                                                   Hương Vũ

Tin khác

Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

(CLO) Trong cuộc phỏng vấn với Interfax, Giám đốc điều hành gã khổng lồ khai thác mỏ Norilsk Niken (Nga), Vladimir Potanin cho biết công ty sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất luyện đồng sang Trung Quốc sau áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

TPBank bất ngờ công bố kế hoạch chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu tại Đại hội cổ đông

(CLO) Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2024 cùng một số nội dung quan trọng khác đã được thông qua với tỉ lệ tán thành cao. Năm 2024, TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ, tăng 34% đồng thời đem tin vui tới cho cổ đông với kế hoạch dự kiến chia cổ tức lên tới 25%.

Tài chính - Bảo hiểm
Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp