Trung Quốc trên đà trở thành nhà cung cấp LNG toàn cầu

Chủ nhật, 27/08/2023 06:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Trung Quốc đã giành được các hợp đồng mới với các nhà cung cấp thế giới nhằm tăng cường sự hiện diện của Bắc Kinh trên thị trường LNG toàn cầu.

Hãng tin Reuters trong tuần này cho biết các nhà kinh doanh khí đốt Trung Quốc đã mở rộng các giao dịch hiện có ở Singapore và London, đưa họ vào cuộc cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ nặng ký về LNG như Shell, BP, TotalEnergies và Equinor.

Theo chia sẻ của các thương nhân và nhà phân tích với hãng tin này, loạt nhà nhập khẩu Trung Quốc cũng đã tăng quy mô hợp đồng LNG dài hạn với các nhà cung cấp Qatar và Mỹ lên gần 50% kể từ cuối năm 2022 lên hơn 40 triệu tấn mỗi năm và có kế hoạch bổ sung thêm khối lượng từ hai quốc gia này, cũng như Oman, Canada và Mozambique.

trung quoc tren da tro thanh nha cung cap lng toan cau hinh 1

Bắc Kinh được cho là đang chuyển từ một nhà nhập khẩu ròng thành một nhà bán nhiên liệu quốc tế. Ảnh minh họa: RT.

Theo báo cáo, trích dẫn công ty tư vấn Poten & Partners, các công ty Trung Quốc dự kiến sẽ ký hợp đồng cung cấp hơn 100 triệu tấn LNG mỗi năm vào năm 2026.

Nhập khẩu LNG tăng vọt đã đưa nước này vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà nhập khẩu nhiên liệu hàng đầu thế giới. Một khối lượng lớn LNG đã đến Trung Quốc từ các nhà máy của Nga ở Viễn Đông và khu vực Bắc Cực.

Các chuyên gia nói rằng sản lượng nội địa ngày càng tăng của Bắc Kinh và khí đốt qua đường ống từ Trung Á và Nga cung cấp đủ cơ sở nhiên liệu để các công ty khí đốt Trung Quốc có thể giao dịch hoặc trao đổi hàng hóa của Mỹ và các danh mục đầu tư khác.

Toby Copson, người đứng đầu giao dịch toàn cầu của Trident LNG có trụ sở tại Thượng Hải, nói với Reuters: “Chúng ta sẽ chứng kiến sự thay đổi mô hình ở các công ty Trung Quốc từ hoàn toàn nhập khẩu ròng sang trở thành những người tham gia giao dịch trong nước và quốc tế nhiều hơn”.

Ông lưu ý rằng PetroChina, Sinopec, Sinochem Group và CNOOC do nhà nước điều hành đã tích cực giao dịch biến động để tận dụng danh mục đầu tư dài hạn của họ.

Jason Feer, người đứng đầu bộ phận thông tin kinh doanh tại Poten & Partners, cũng cho biết ông có thể thấy Trung Quốc trở thành “nhà cung cấp năng lượng theo mùa cho những nơi như Đông Nam Á, Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như sang châu Âu”.

Kể từ đầu tháng 7, Trung Quốc ký nhiều hợp đồng mua khí hóa lỏng (LNG) để đảm bảo nguồn cung trong nước hoặc bán cho nước khác khi nhu cầu nội địa yếu, Bloomberg trích dẫn.

Quốc gia này đang trên đà trở thành nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới năm nay. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu về mua khí LNG thông qua hợp đồng dài hạn, theo số liệu của Bloomberg.

Tháng trước, công ty quốc doanh CNPC ký hợp đồng khí đốt 27 năm với Qatar, đồng thời tham gia vào một dự án khổng lồ của nước này. ENN Energy Holdings cũng ký hợp đồng kéo dài hàng thập kỷ với hãng năng lượng Mỹ Cheniere Energy. Cả hai hợp đồng này dự kiến bắt đầu từ năm 2026.

Tháng trước, công ty quốc doanh CNPC ký hợp đồng khí đốt 27 năm với Qatar, đồng thời tham gia vào một dự án khổng lồ của nước này. ENN Energy Holdings cũng ký hợp đồng kéo dài hàng thập kỷ với hãng năng lượng Mỹ Cheniere Energy. Cả hai hợp đồng này dự kiến bắt đầu từ năm 2026.

Nhiều hợp đồng khác đang trong giai đoạn đàm phán. Các hãng quốc doanh lớn như CNOOC và Sinopec đang thảo luận với Mỹ. Các công ty nhỏ hơn như Zhejiang Provincial Energy Group và Beijing Gas Group cũng đang tìm kiếm các thỏa thuận.

Riêng Qatar đã tham gia vào vài cuộc đàm phán với các doanh nghiệp Trung Quốc, với các hợp đồng có thể kéo dài hơn 20 năm. Sinopec cũng đang xem xét đầu tư vào một dự án khí đốt ở Arab Saudi, Bloomberg hồi tháng 5 cho biết.

Lê Na (Theo RT)

Bình Luận

Tin khác

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17/9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết – Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một số thương nhân xăng dầu chưa chủ động báo cáo, Bộ Công Thương phải nhắc nhở

Một số thương nhân xăng dầu chưa chủ động báo cáo, Bộ Công Thương phải nhắc nhở

(CLO) Năm 2024, Bộ Công Thương kiểm tra 6 doanh nghiệp đầu mối và 8 thương nhân phân phối xăng dầu, theo chương trình kiểm tra hàng năm của Bộ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu

Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu

(CLO) Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines tham gia thử thách của liên minh hàng không Skyteam

Vietnam Airlines tham gia thử thách của liên minh hàng không Skyteam

Chuyến bay mang số hiệu VN11 có hành trình từ TP. Hồ Chí Minh đi Paris tối 16/9 vừa qua là chuyến bay Vietnam Airlines tham gia "Thử thách hàng không năm 2024" của Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam, đồng thời hưởng ứng "Ngày quốc tế bảo vệ tầng Ozone" của Liên hợp quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Amazon yêu cầu nhân viên quay lại văn phòng năm ngày một tuần

Amazon yêu cầu nhân viên quay lại văn phòng năm ngày một tuần

(CLO) Tập đoàn Amazon (Mỹ) đã yêu cầu hàng nghìn nhân viên làm việc tại công ty toàn thời gian 5 ngày mỗi tuần, bãi bỏ chính sách làm tại nhà giai đoạn Covid-19.

Thị trường - Doanh nghiệp