Trung Quốc vẫn sẽ vững mạnh bất chấp sự sụp đổ của ông trùm bất động sản Evergrande?

Thứ tư, 22/09/2021 19:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Citigroup, mặc dù cuộc khủng hoảng thanh khoản của Evergrande sẽ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống tài chính của Trung Quốc, nhưng điều này vẫn không thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc.

Theo nghiên cứu của các nhà phân tích, một vụ vỡ nợ đã được dự đoán trước của Tập đoàn bất động sản Evergrande Trung Quốc ngay trong tuần này vẫn không hề có khả năng gây ra tình trạng bất ổn lớn - đe dọa đến sự ổn định chung của hệ thống tài chính Trung Quốc giống như sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers đã từng gây ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

trung quoc van se vung manh bat chap su sup do cua ong trum bat dong san evergrande hinh 1

Trụ sở chính của Evergrande ở Thâm Quyến. Ảnh: AFP.

Nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới này được cho là sẽ thực hiện một loạt các khoản thanh toán lãi suất cho khoản nợ của mình bắt đầu từ thứ 5 tuần này, nhưng S&P Global Ratings và các tổ chức xếp hạng tín dụng khác cho biết khả năng vỡ nợ của tập đoàn này rất “có thể sẽ xảy ra”.

Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này có khoản nợ 300 tỷ USD vào cuối nửa đầu năm nay và những lo ngại về khả năng lây nhiễm Ccovid-19 đã khiến chi phí đi vay tăng cao đối với các nhà phát triển bất động sản khác và gây ra đợt bán tháo cổ phiếu từ Hồng Kông sang New York vào thứ 2.

Các nhà phân tích của S&P Global Ratings Matthew Chow và Christopher Yip cho biết trong một cuộc nghiên cứu rằng: “Chúng tôi không mong đợi các hành động của chính phủ sẽ giúp Evergrande trừ khi sự ổn định của hệ thống tài chính đang gặp rủi ro. Sự hỗ trợ của chính phủ để ngăn chặn vỡ nợ chỉ có khả năng xảy ra nếu rủi ro lây lan khiến các tổ chức liên quan khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế. Chúng tôi nghĩ rằng tác động của Evergrande đến hệ thống tài chính sẽ có thể kiểm soát được".

Những lo lắng về khả năng trả các món nợ khổng lồ của Evergrande diễn ra khi Bắc Kinh đang cố gắng cắt giảm mức vay trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc và sau cảnh báo của các nhà đầu tư nước ngoài về mức nợ tăng ở Trung Quốc.

Vào tháng 8 năm 2020, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp “ba lằn ranh đỏ” - các yêu cầu tài chính hạn chế khả năng vay của các nhà phát triển - như một phần trong nỗ lực loại bỏ bong bóng đầu cơ vốn đã thúc đẩy tăng giá bất động sản nhà ở trong những năm gần đây.

Theo Barclays, mặc dù là con số nợ của Evergrande gây ra nhiều chú ý bởi quy mô của nó nhưng các khoản nợ này bao gồm 227 tỷ nhân dân tệ (35 tỷ USD) vay ngân hàng, là “không đủ lớn để vượt quá quy mô”. Ngân hàng của Trung Quốc nói chung có tài sản lên tới 45 nghìn tỷ USD và 30 nghìn tỷ USD cho vay.

Các nhà phân tích của Barclays, Ajay Rajadhyaksha và Jian Chang cho biết trong một ghi chú nghiên cứu rằng: “Bảng cân đối kế toán của Evergrande dường như không phải là một chỉ báo tốt về toàn bộ lĩnh vực bất động sản; nợ phải trả của nó đã tăng nhanh hơn nhiều so với toàn bộ lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc. Và biên lợi nhuận của Evergrande đã sụt giảm trong nhiều năm - điều này cũng trái ngược với khu phức hợp bất động sản nói chung".

"Chúng tôi không tin rằng mô hình kinh doanh của các công ty bất động sản Trung Quốc đã hoàn toàn bị phá vỡ; Evergrande đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn hầu hết, cả về đòn bẩy và mô hình kinh doanh của nó", ông này nói thêm.

Theo Alexandre Bon, một chuyên gia về rủi ro thị trường tại nhà cung cấp phần mềm tài chính Murex, việc so sánh Evergrande với cuộc khủng hoảng toàn cầu gây ra bởi sự sụp đổ của thị trường nhà đất Mỹ và vụ phá sản sau đó của Lehman 13 năm trước là “quá xa vời”.

Theo Citigroup, mặc dù cuộc khủng hoảng thanh khoản của Evergrande và tác động của nó đối với lĩnh vực bất động sản sẽ dẫn đến những rủi ro hệ thống tiềm ẩn cho hệ thống tài chính của Trung Quốc, nhưng điều này vẫn không thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính vững mạnh của Trung Quốc.

Huy Hoàng (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô
Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

(CLO) Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với ông Keith Strier, Phó Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô