(CLO) Sau một năm đối mặt với đại dịch COVID-19, các chủ mặt bằng kinh doanh, nhất là các đơn vị khai thác mặt bằng cho thuê tại trung tâm thương mại đang gặp nhiều khó khăn trong việc lấp đầy.
Mặt bằng cho thuê bị “ế” trong năm 2021
Các tác động kéo dài của đại dịch đã khiến ngành bán lẻ hàng hóa và dịch vụ sụt giảm mạnh trong năm vừa qua. Doanh thu của ngành năm 2021 đạt gần 4.790 tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thành phố Hà Nội chứng kiến mức giảm 4,6% do nhiều doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động kinh doanh vì dịch bệnh.
Việc buôn bán kém khởi sắc cũng được phản ánh qua tình trạng ảm đạm của thị trường bất động sản bán lẻ Theo báo cáo mới được công bố bởi Savills Việt Nam, công suất cho thuê tại Hà Nội đạt 92%, giảm 2% theo quý và theo năm.
Các nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn trong việc lấp đầy mặt bằng kinh doanh. Đặc biệt, hạng mục khối đế bán lẻ có mức giảm cao nhất do tỷ lệ trống cao từ các dự án mới.
Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội, nhu cầu mặt bằng của khách thuê tại các tầng khối đế bán lẻ và nhà phố có sự phân bổ không đồng đều, dẫn đến sự chênh lệch về khả năng hấp thụ của thị trường.
Với bất động sản khối đế trung tâm thương mại (TTTM) tại các dự án phức hợp chung cư, nhóm khách thuê chủ yếu là những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Họ cung cấp các tiện ích như gym, siêu thị, ăn uống và làm đẹp nhằm phục vụ nhu cầu của dân cư và khách ghé thăm.
Do vậy, khi các quy định về giãn cách được áp dụng, hoạt động kinh doanh của của những doanh nghiệp này sẽ bị gián đoạn đầu tiên. Điều đó gây ra gánh nặng trong việc chi trả tiền thuê cửa hàng khiến các đơn vị kinh doanh buộc phải trả lại mặt bằng.
Bà Nguyệt Minh chia sẻ: Thời gian vừa qua thị trường chứng kiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc di dời mặt bằng tại các tầng khối đế TTTM của các tòa chung cư. Bởi vậy, một số dự án buộc phải chuyển đổi công năng thành văn phòng cho thuê hoặc mô hình văn phòng làm việc chia sẻ (co-working space) để giải quyết bài toán mặt bằng trống.
Bên cạnh giải pháp đó, chủ đầu tư cần tính toán kỹ lưỡng cơ cấu mặt bằng, phân bổ khách thuê và những hoạt động thu hút khách ghé thăm thì mới có thể đảm bảo tỷ lệ lấp đầy và duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả tại dự án.
Mặt khác, nhóm khách ngành thời trang, mỹ phẩm, hoặc các sản phẩm mua sắm phổ thông thông thường sẽ chọn thuê cửa hàng tại các trục phố chính và ít bị ảnh hưởng bởi quy định về phòng chống dịch hơn.
“Họ vẫn có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh trực tiếp, hoặc triển khai hoạt động kinh doanh song song với nền tảng Thương mại điện tử. Do vậy, những doanh nghiệp này được dự báo sẽ hồi phục tốt hơn hậu COVID-19”, bà Minh nói.
Đáng chú ý, phân khúc cao cấp của bất động sản bán lẻ vẫn ghi nhận tình hình hoạt động khả quan trong năm 2021, đặc biệt xung quanh khu vực lõi trung tâm Hà Nội. Bất chấp việc giá thuê bị đẩy lên 15% so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung hạn chế.
Xu hướng của ngành bán lẻ trong năm 2022
Từ khi hoạt động thương mại được mở cửa trở lại vào đầu tháng 10, thị trường bán lẻ tại Hà Nội trong ba tháng cuối năm đã ghi nhận những tín hiệu tích cực, thúc đẩy sự hồi phục của ngành.
Quý 4/2021 chứng kiến sự quay đầu đi lên của chỉ số GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) và doanh thu bán lẻ với mức tăng trưởng lần lượt là 6,7% và 8,5%. Những con số này là dấu hiệu cho thấy sự trở lại trong nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Theo Savills, xu hướng gia tăng trong tiêu dùng và sử dụng vốn, cùng với việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng là những nhân tố được dự đoán thúc đẩy nền kinh tế trong năm 2022.
Sự bùng nổ của hình thức kinh doanh trực tuyến đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là trong bối cảnh hạn chế đi lại. Với tính linh hoạt, tiện lợi và chất lượng giao hàng cải thiện, người dân đã tự tin hơn khi mua sắm trên mạng.
Theo Vietnam Credit, năm 2021 chứng kiến tốc độ phát triển của thị trường thương mại điện tử ở mức 18% theo năm, đưa Việt Nam dẫn đầu trong số các nước Đông Nam Á về sự tăng trưởng của mô hình kinh doanh này.
Số liệu của Euromonitor International cũng chỉ ra rằng, trong khi giá trị bán lẻ ngoài cửa hàng tăng 24% mỗi năm trong giai đoạn 2017-2021, giá trị bán lẻ tại cửa hàng tăng ở mức khiêm tốn hơn là 2% mỗi năm.
Tiềm năng của mô hình kinh doanh qua mạng đã hướng các doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào kênh trực tuyến hơn và giảm dần quy mô cửa hàng vật lý của họ. Dẫn đầu xu hướng này tại thành phố Hồ Chí Minh là các thương hiệu thuộc ngành ẩm thực như Starbucks, The Coffee House và Phúc Long.
Do khách hàng ngày càng được tiếp cận nhiều kênh bán lẻ như thương mại điện tử, các TTTM không thể dừng lại ở công năng truyền thống là mua sắm đơn thuần. Thay vào đó, các trung tâm này cần đáp ứng được những nhu cầu về mua sắm, giải trí, giao tiếp xã hội và ăn uống của khách hàng. Theo đó, dù TTTM đa năng đã xuất hiện trên thị trường, nhà phát triển bất động sản vẫn cần lưu ý về cơ cấu và phân bổ mặt bằng để đáp ứng xu thế mới.
Tâm lý của người dân cũng xuất hiện nhu cầu tăng cao về các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Theo khảo sát của InFocus vào tháng 10, lĩnh vực này là một trong ba lĩnh vực duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng tiêu dùng dương vào năm 2021, và dự kiến sẽ kéo dài đà phát triển này tới năm 2022, đạt mức chi tiêu là 23 tỷ USD. Xu hướng này sẽ mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm và dịch vụ như trung tâm thể dục, spa, phòng khám hay hiệu thuốc.
Để bắt nhịp với những triển vọng phát triển của ngành bán lẻ, những nhà phát triển bất động sản cần đưa ra những giải pháp phù hợp với sự thay đổi trong mô hình kinh doanh và nhu cầu mua sắm của người dân sau đại dịch.
(CLO) Cải cách thể chế kinh tế luôn là vấn đề cốt lõi có tính sống còn cho phát triển kinh tế. Cuốn sách nổi tiếng được giải Nobel kinh tế năm 2024 “Vì sao các quốc gia thất bại” của Dron Acemogly và James A. Robinson, đã nhấn mạnh sự khác biệt quan trọng giữa các quốc gia thành công và thất bại trong phát triển nằm ở thể chế, chứ không phải là mô hình kinh tế.
(CLO) Một tài xế đã đâm xe vào đám đông đang vui chơi tại một khu chợ Giáng sinh ở miền trung nước Đức vào tối thứ Sáu, khiến ít nhất hai người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương trước khi bị bắt giữ.
(CLO) Vi nhựa đã xâm nhập vào mọi ngóc ngách trên Trái đất, từ đỉnh núi cao đến đáy đại dương sâu thẳm. Thậm chí là trong nước đóng chai, nhau thai người và sữa mẹ.
(CLO) Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan về triển khai kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
(CLO) Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông TP Hà Nội vừa báo cáo Sở GTVT tiến độ một số giải pháp nhằm giảm thiểu thương tích và hư hỏng kết cấu cầu Thanh Trì, đảm bảo an toàn cho phương tiện di chuyển.
(CLO) Biểu trưng thành phố Nha Trang gồm 4 màu chủ đạo, được thiết kế với bố cục và đường nét cân đối, hài hòa, nội dung cách điệu hình ảnh thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, hiện đại với biển xanh, cát trắng, nắng vàng.
(CLO) Theo Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai, hiện 63/63 tỉnh, thành phố đang xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, trong đó có 300/705 huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.
(CLO) Chính quyền thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc vừa ban hành một loạt chính sách trợ cấp chục triệu đô la để thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga vừa quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21%, bất chấp áp lực tăng lãi suất tiếp theo trong bối cảnh lạm phát gia tăng mạnh mẽ.
(CLO) Hàng trăm nhân viên Starbucks đình công 5 ngày từ cuối tuần này, phản đối tiến độ đàm phán hợp đồng, giữa lúc CEO mới hưởng mức thu nhập 100 triệu USD.
(CLO) Hai cô gái trẻ 18 tuổi ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nhặt được chiếc túi đựng 100 triệu đồng và nhiều giấy tờ khác rơi trên đường Trần Hưng Đạo (thành phố Lào Cai) đã tới ngay cơ quan công an trình báo tìm chủ nhân mất tiền trả lại.
(CLO) Hãng xe điện Tesla vừa thông báo triệu hồi gần 700.000 xe do lỗi liên quan đến hệ thống cảnh báo giám sát áp suất lốp. Đây là một trong chuỗi các đợt triệu hồi lớn mà hãng phải đối mặt trong năm 2023.
(CLO) Ô Quan Chưởng- cửa ô duy nhất còn lại của Thủ đô đang ngày đêm được canh giữ bởi người đàn ông đã hơn 70 tuổI. Ông tên là Tạ Văn Nhân (Quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội)
(CLO) Hôm thứ Sáu, Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật ngân sách vào thứ Sáu nhằm ngăn chặn việc Chính phủ Mỹ đóng cửa sau nửa đêm thứ Bảy theo giờ địa phương (21/12).
(CLO) Các nhân sự tham gia dây chuyền vận chuyển hàng không thực hiện nghiêm túc các quy định về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Chiều 20/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Dự án King Crown Infinity của BCG Land đang được kỳ vọng trở thành công trình mang tính biểu tượng cho hành trình phát triển lên tầm cao mới của thành phố Thủ Đức.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và an toàn cháy cho nhà ở và công trình.
(CLO) Cuối năm, không khí tại “đảo tỷ phú” Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) thêm phần sôi động khi các lễ hội Giáng sinh, chào đón năm mới đã sẵn sàng, tiến độ xây dựng và hoàn thiện của các phân khu và tiện ích được đẩy nhanh. Đặc biệt, chủ đầu tư còn đưa ra chính sách bán hàng chưa từng có khiến các BĐS siêu sang tại đây tiếp tục tạo sóng thị trường.
(CLO) The Opus One - dự án căn hộ hạng sang Top 1 và là dự án cuối cùng ra mắt tại đại đô thị Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) đang là nhân tố tạo sóng mạnh mẽ cho thị trường BĐS khu Đông TP HCM khi hội tụ nhiều giá trị vượt trội, đồng thời được cộng hưởng từ loạt yếu tố thiên thời, địa lợi hiếm có.
(CLO) UBND TP HCM vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) theo cơ chế, chính sách đặc thù của Nghị quyết 98.
Giữa thị trường bất động sản đầy biến động, dự án King Crown Infinity nổi lên như một viên ngọc sáng với những yếu tố đầy hứa hẹn. Từ vị trí đắc địa, kiến trúc độc đáo, cho đến bộ sưu tập tiện ích đẳng cấp, tất cả tạo nên một kiệt tác đương đại với khả năng sinh lời bền vững giữa lòng đô thị sáng tạo Thủ Đức.
(CLO) Chủ tịch HoREA đánh giá, giá nhà tăng liên tục trong các năm qua là do nguồn cung dự án nhà ở thương mại quá ít dẫn đến nguồn cung sản phẩm nhà ở thương mại tiếp tục khan hiếm. Với tình trạng này, giá nhà tại TP HCM trong năm 2025 có thể tăng 15% - 20%.
(CLO) Ông Trần Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng OneHousing đã có một số nhận định về thị trường căn hộ Hà Nội cuối năm 2024, đầu năm 2025.
(CLO) Bên cạnh “tố” Hà Nội chậm phê duyệt chủ trương dự án nhà ở xã hội 393 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hòa Bình còn chia sẻ: Sẵn sàng ứng tiền trước để xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.
(CLO) Mặc dù TP Hà Nội đã chỉ rõ tương đối đầy đủ nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai các dự án nhà ở xã hội, thế nhưng, trong cuộc gặp gỡ báo chí mới đây, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình đã đưa ra lý do khác dẫn đến hiện tượng này.