Trường chuyên dạy chương trình đại học: Cần có hội đồng đánh giá sức khỏe tâm thần học sinh

Thứ sáu, 15/04/2022 18:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, học sinh phổ thông học chương trình đại học thế giới cũng phải khám sức khỏe tâm thần trước khi theo học. Nhưng việc này chỉ dành cho những trường hợp đặc biệt và cần khám sức khỏe tâm thần trước khi đi học, tránh "nhồi nhét".

Theo cơ chế đặc thù được Trường Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành cuối năm 2021, học sinh THPT chuyên của trường đại học này và học sinh THPT chuyên trong cả nước từ học kỳ 2 lớp 11 sẽ được đăng ký học tích lũy trước một số học phần thuộc ngành đào tạo đại học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

truong chuyen day chuong trinh dai hoc can co hoi dong danh gia suc khoe tam than hoc sinh hinh 1

Áp lực học tập nếu đưa học sinh phổ thông học trước chương trình đại học.

Học sinh theo học phải đảm bảo các điều kiện có kết quả học tập tối thiểu loại giỏi trở lên ở năm học, kỳ học trước và được hiệu trưởng trường THPT nơi học sinh đang theo học và hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đồng ý bằng văn bản.

Học sinh khi phải hoàn thành chương trình THPT vừa học chương trình của đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội quy định mỗi học sinh chuyên chỉ được đăng ký tối đa ba học phần trong một học kỳ. Và kết quả các học phần này sẽ được bảo lưu khi học sinh trúng tuyển vào bậc Đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bình luận về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch hội tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, việc cho phép học sinh bậc phổ thông học chương trình đại học, về mặt quy luật thế giới họ đã làm.

Những em đang ở tuổi ngồi ghế phổ thông mà học chương trình đại học phải là học sinh có năng lực học tập vượt trội. “Giáo dục không hạn chế, không phải đồng phục tất cả các học sinh phải như nhau” – chuyên gia này nhấn mạnh.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Tùng Lâm cho biết, phải có quy chế chặt chẽ, chứ không phải thích thì làm và làm thế nào cũng được.

“Tôi cho rằng, cần có thống nhất chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép những học sinh như thế nào mới được học sớm chương trình đại học. Có thực tế không phải trường chuyên nào cũng có nguồn lực để đào tạo chương trình đại học.

Theo quan điểm của tôi thì Trường Đại học phải chịu trách nhiệm khi dạy học chương trình đại học, không phải trường chuyên làm việc này.

Ngoài ra, chỉ cho phép đào tạo một chuyên ngành nào đó, học sinh giỏi một chuyên ngành nào đó  mới được phép học. Tất cả những điều này phải có quy chế hẳn hoi, được tính toán, được giám sát” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Chuyên gia này lo lắng, nếu mỗi trường nghĩ ra một kiểu rồi tổ chức đào tạo mà không có ai kiểm soát là không tốt.

“Nguyên tắc các nước người ta cho phép những em 13 tuổi vào đại học. Tuy nhiên đây là điều đặc biệt, cần có quy chế, công thức để tuyển chọn.

Muốn đưa một học sinh nhỏ tuổi lên học chương trình đại học cần phải có tiêu chuẩn rõ ràng, có hội đồng đánh giá khách quan chứ không phải bắt ép tất cả học sinh chuyên đi học” – ông Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

Ngoài ra TS. Nguyễn Tùng Lâm còn cho rằng, trước khi đào tạo ai đó cần phải có hội đồng đánh giá sức khỏe tâm thần học sinh.

Phải đánh giá được học sinh có năng lực theo học được hay không chứ không phải ép buộc, đẩy học sinh vào áp lực học tập quá sức dẫn đến tự tử là không được.

Hiện nay, thế giới nhiều nước cho phép một số trường hợp đặc biệt là học sinh ở bậc THPT hoặc chương trình đại học và nước ta có thể làm nhưng phải có quy chế, có tiêu chuẩn chứ không phải học sinh nào cũng được theo học.

TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, học đại học ở phổ thông là trường hợp ngoại lệ và phải do trường đại học dạy trực tiếp học sinh.

"Không thể giao về cho trường chuyên đào tạo chương trình đại học. Trường đại học chấp nhận thì học sinh mới được học và học sinh phải học bù những bộ môn khác chưa học đến. Tất cả phải theo quy chế” - một lần nữa TS. Tùng Lâm nhấn mạnh.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục