Truyền kỳ Facebook và sự tôn vinh cho những hành trình đấu tranh cho sự thật

Thứ hai, 03/01/2022 14:09 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc hiếm hoi chủ nhân giải thưởng Nobel hòa bình danh giá là những ký giả và chuyện ông vua mạng xã hội Facebook vẫn là tâm điểm của những cáo buộc chẳng mấy hay ho - có lẽ là hai điểm nhấn lớn nhất của truyền thông thế giới trong năm 2021 vừa qua.

Truyền kỳ Facebook

Những rắc rối vẫn đeo bám Facebook từ năm 2018, sau vụ rò rỉ dữ liệu của 87 triệu tài khoản liên quan Công ty tư vấn chính trị Cambridge Analytica, dẫn tới án phạt 600 nghìn bảng Anh.

Kể từ đó, Facebook liên tiếp dính tới những cáo buộc không mấy dễ chịu khác như: chia sẻ thông tin cá nhân như nhịp tim, chu kỳ kinh nguyệt, cân nặng cho các app bên thứ ba; gây sức ép với các chính trị gia thế giới, để họ phản đối luật bảo vệ dữ liệu cá nhân; thông tin cá nhân của 533 triệu người dùng bị tung lên diễn đàn hacker, trong đó gồm số điện thoại, email… Mạng xã hội này đã bị các chính phủ xử phạt hàng tỷ đô la trong vài năm qua.

Cơn bão chỉ trích tiếp tục kéo đến với Facebook, với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều đáng nói, lần này nó đến từ chính nhân viên của Facebook.

Sau cảnh báo của một nhân viên của Facebook vào 5/10/2020 với các đồng nghiệp rằng, thông tin sai lệch về bầu cử đã phổ biến trong các bình luận phản hồi các bài đăng và điều tồi tệ nhất trong số những thông điệp này đang được khuếch đại lên đầu các chủ đề bình luận.

Bốn ngày sau đó, một nhà khoa học dữ liệu của Facebook thông báo với các đồng nghiệp của mình rằng, khoảng 10% tổng số lượt xem của Mỹ về nội dung chính trị trên nền tảng này là nội dung cáo buộc có gian lận bầu cử, đồng nghĩa với cứ 50 lượt xem trên Facebook thì có một lượt xem vào thời điểm đó. Ông nói thêm rằng “cũng có những nội dung chứa thông điệp kích động bạo lực”.

truyen ky facebook va su ton vinh cho nhung hanh trinh dau tranh cho su that hinh 1

Cựu nhân viên Facebook Frances Haugen điều trần trước Ủy ban Thượng viện Mỹ, tố cáo Facebook đặt lợi nhuận lên trên sự an toàn và hạnh phúc của người dùng - Ảnh: Getty

Bất chấp những cảnh báo, Facebook đã loại bỏ một số biện pháp bảo vệ mà họ áp dụng để chống lại thông tin sai lệch trước và ngay sau cuộc bầu cử năm 2020, theo các tài liệu bị rò rỉ. Ít nhất 3 cựu nhân viên Facebook hoặc công khai hoặc giấu mặt đã tố cáo mạng xã hội này dù biết rõ những nguy cơ tiềm ẩn trong nền tảng của mình nhưng vẫn “sống chết mặc bay” chỉ vì lợi nhuận.

Sau hàng loạt các cáo buộc giấu mặt mà thông tin được gửi tới ít nhất 17 tổ chức truyền thông của Mỹ, đăng tải cái gọi là Hồ sơ Facebook (Facebook Papers), cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của Facebook diễn ra vào tháng 9/2021, khi Frances Haugen, 37 tuổi, một cựu nhân viên, trở thành người mới nhất tố cáo mạng xã hội này.

Haugen công bố một loạt tài liệu nội bộ của Facebook cho thấy công ty này đã biết các nền tảng của họ có thể gây hại cho sức khỏe tâm thần người trẻ. Ngày 5/10, Haugen điều trần trước tiểu ban Thượng viện Mỹ, tố cáo Facebook đặt lợi nhuận lên trên sự an toàn và hạnh phúc của người dùng. Sau đó 3 tuần, cô tiếp tục điều trần trước Ủy ban Quốc hội Anh, cáo buộc Facebook “đang khiến thù hận trở nên nặng nề hơn” khi đẩy người theo hướng cực đoan để tăng tương tác với nền tảng của họ.

Cáo buộc của Haugen nhất quán với nhiều các buộc trước đó rằng Facebook đều biết về tác hại của các thông tin trên nền tảng của mình, nhưng các quan chức của họ đã phớt lờ những cảnh báo từ nhân viên cấp dưới.

Cùng với phong trào bài Facebook ngày càng tăng, các chuyên gia cho rằng mạng xã hội này sẽ còn hứng chịu “làn sóng” cáo buộc và chỉ trích mới, như liên quan đến kích động thù hận ở Mỹ nổi bật trong giai đoạn cựu Tổng thống Trump; kích động bạo lực ở Ethiopia và Myanmar; chỉ trích khai thác miễn nội dung từ báo chí…

Song, Facebook dù thế nào và bằng cách nào đó gã khổng lồ công nghệ này đã xử lý một cách êm xuôi như những lần trước đó. Thậm chí, ngay cả vụ Facebook sập trên toàn cầu trong 6 tiếng ngày 5/10 gây thiệt hại 6 tỷ USD, thì gã khổng lồ công nghệ này vẫn ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong số các mạng xã hội cùng Twitter, Instagram, Reddit trong năm qua, với 2,76 tỷ người dùng và thu lãi 9 tỷ USD chỉ tính riêng trong quý 3 giữa tâm bão chỉ trích.

Dẫu vậy, Facebook đã có một quyết định mang tính bước ngoặt trong năm 2021 khi quyết định đổi tên thành Meta, một động thái được xem là nhằm thay đổi ấn tượng xấu đã “gắn chặt” với cái tên Facebook hơn 17 năm qua.

truyen ky facebook va su ton vinh cho nhung hanh trinh dau tranh cho su that hinh 2

CEO Mark Zukerberg thông báo đổi tên Facebook thành Meta - Ảnh: Citeia

Ngày 29/10, người sáng lập Mark Zuckerberg trở thành Chủ tịch kiêm CEO của Meta, công ty mẹ của Facebook. Mạng xã hội Facebook từ nay chỉ còn là một ứng dụng xã hội thuộc Meta, giống như các sản phẩm khác như Instagram, WhatsApp.

Trong “tâm thư” đăng trên trang Facebook cá nhân, CEO Zuckerberg viết rằng: “Chúng tôi đang ở xuất phát điểm chương tiếp theo của Internet, và cũng là chương tiếp theo cho công ty của chúng tôi”.

Theo CEO này, công ty có tham vọng hướng từ chỗ chủ yếu là một công ty mạng xã hội thành một công ty vũ trụ ảo, mà Mark tin là tương lai của Internet. Tuy nhiên, nhiều nhà phê bình đánh giá, trong bối cảnh chịu sự giám sát gắt gao trên toàn cầu và hình ảnh đang xấu đi trong mắt giới trẻ, Facebook buộc phải thay đổi, song quyết định đổi tên chỉ là một dạng “ve sầu thoát xác”, bởi thực chất nó vẫn chỉ là “bình mới rượu cũ” mà thôi!

Phần thưởng cho cuộc đấu tranh cho sự thật

Nếu Facebook chiếm lĩnh bức tranh truyền thông 2021 bằng gam màu xám của những kích động bạo lực, thù hận và nạn tin giả tràn lan, việc hai nhà báo Nga và Philippines được vinh danh giải thưởng Nobel hòa bình có thể coi là điểm sáng cho bức tranh ấy và có thể coi là một gam màu đối lập với Facebook khi nguyện bảo vệ sự thật và tự do ngôn luận.

Những nỗ lực của họ đã ghi nhận bằng giải Nobel hòa bình năm 2021 – giải thưởng đầu tiên dành cho lĩnh vực báo chí kể từ khi nhà báo Carl von Ossietzky (Đức) được vinh danh năm 1935 vì tiết lộ Đức bí mật xây dựng lại lực lượng vũ trang sau Thế chiến 1, vi phạm hòa ước Versaille.

truyen ky facebook va su ton vinh cho nhung hanh trinh dau tranh cho su that hinh 3

Nhà báo Maria Angelita Ressa - đồng sáng lập từ Rapler giành giải Nobel hòa bình 2021. Ảnh: Science-net

Đó là Maria Angelita Ressa, sinh năm 1963, một nhà báo nổi tiếng người Philippines đồng sáng lập tờ Rappler, một nền tảng tin trức trực tuyến. Và, Dmitry Muratov, chủ bút của tờ báo tiếng Nga Novaya Gazeta, vốn nổi tiếng với những bài báo chống tham nhũng và bảo vệ nhân quyền.

Bà Berrit Reiss-Andersen - Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy chia sẻ tại buổi thông báo giải thưởng ở Oslo ngày 8/10, “Tôi tin rằng việc trao giải Nobel hòa bình cho hai nhà báo can đảm và xuất chúng này giúp định nghĩa như thế nào là nhà báo đích thực”.

Bà Maria Ressa và báo Rappler được tôn vinh khi thể hiện cách mà phương tiện truyền thông xã hội đang bị sử dụng để lan truyền tin tức giả mạo, quấy rối đối thủ và thao túng các cuộc thảo luận của công chúng. Theo Ủy ban Nobel Na Uy, Maria Ressa đã dùng báo chí để vạch trần lạm dụng quyền lực và sử dụng bạo lực ở Philippines.

truyen ky facebook va su ton vinh cho nhung hanh trinh dau tranh cho su that hinh 4

Nhà báo Dmitry Muratov - Tổng Biên tập tờ Novaya Gazeta. Ảnh: TASS

Trong khi đó, kể từ năm 1993, ông Dmitry Muratov - chủ bút của Novaya Gazeta thường đưa tin về các vấn đề nhạy cảm, từ tham nhũng, bạo lực của cảnh sát, bắt giữ trái pháp luật, gian lận bầu cử, hay hành vi lạm dụng quyền lực.

Ủy ban Nobel mô tả Muratov là người luôn “kiên định bảo vệ quyền của nhà báo được đưa tin về bất cứ thứ gì họ muốn, miễn là tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp và đạo đức báo chí”.

Cả hai nhà báo đều cảm thấy “sốc” khi được vinh danh nhưng rất tự hào, bởi vì, “khi chúng ta sống ở thế giới mà người ta còn tranh cãi về các sự thật, khi các kênh phân phối tin tức lớn nhất thế giới ưu tiên lan truyền chương trình truyền hình trực tiếp nhuốm màu giận dữ và thù ghét, và lan truyền nó nhanh hơn và xa hơn các sự thật, thì lúc đó báo chí không còn trở thành báo chí nữa mà trở thành một phong trào xã hội” - bà Ressa chia sẻ.

Với việc trao giải hòa bình cho hai nhà báo, Ủy ban Nobel Na Uy hy vọng giải thưởng năm nay sẽ khẳng định tầm quan trọng của báo chí không chỉ ở những nơi đang có xung đột, chiến tranh mà trên khắp thế giới, đồng thời nó có thể giúp tạo nguồn cảm hứng cho một thế hệ nhà báo mới trong tương lai.

Nguyễn Hoàng

Bình Luận

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế