Truyền thông thế giới 2019: Nhọc nhằn cuộc chiến bản quyền!

Thứ sáu, 03/01/2020 10:38 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2019 với làng truyền thông thế giới tiếp tục là một năm không có nhiều thành quả tích cực. Báo in vẫn vật vã với bài toán tồn tại; không phải tờ báo điện tử nào cũng thành công với câu chuyện thu phí; truyền hình ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh khủng khiếp từ mạng xã hội…

Nhưng không gục ngã và nản chí, báo chí truyền thống vẫn đang tìm mọi cách giữ cho mình chỗ đứng trong lòng công chúng. Năm 2019, bên cạnh cuộc đua tranh bằng nội dung chất lượng cao, báo chí đã, đang trong cuộc chiến bản quyền đầy thách thức với các “đại gia” công nghệ.

Khi báo chí bị “hút máu” quá lâu

Nếu đánh hai cái tên Rupert Murdoch và Google cùng một lúc trên thanh công cụ tìm kiếm, sẽ hiện ra trước mắt bạn một cụm từ rất đặc biệt: Rupert Murdoch vs Google - nghĩa là Rupert Murdoch đối đầu với Google. Cuộc đối đầu giữa ông chủ của Tập đoàn News Corp và “đại gia” công nghệ Google có lẽ bắt đầu từ 10, 11 năm trước khi trùm truyền thông này lớn tiếng cáo buộc Google là “kẻ hút máu báo chí”, “kẻ ăn cắp trơ trẽn” khi sử dụng cũng như thụ hưởng nguồn doanh thu quảng cáo khổng lồ từ những nội dung chất lượng mà báo chí đã tạo dựng ra nhưng lại không trả một đồng phí dịch vụ nào. Một thập kỷ sau, năm 2019, ông trùm truyền thông lừng danh vẫn giữ nguyên quan điểm về những nền tảng công nghệ như Google, Facebook rằng sự áp đảo thị phần truyền thông của Google, Facebook… đã, đang giết chết dần các nhà xuất bản và muốn bảo vệ sự tồn tại của các loại hình báo chí truyền thống, Google, Facebook phải chấp nhận chia sẻ lợi nhuận với báo chí.

anh1

Sự nổi giận của Rupert Murdoch là có cơ sở. Những số liệu mới được đưa ra bởi các tổ chức nghiên cứu báo chí: 63% doanh thu quảng cáo kỹ thuật số do Google và Facebook kiểm soát. Riêng Google, chỉ trong năm 2018, ước tính đã kiếm được tới 4,7 tỷ USD doanh thu quảng cáo. Trong khi đó, tổng doanh thu quảng cáo trên báo chí giảm mạnh từ năm 2006. Thực tế này là nguyên nhân chính dẫn tới con số 1.800 trong tổng số 9.000 tờ báo phá sản hoặc phải sáp nhập từ năm 2004.

Phải chua chát mà thừa nhận, báo chí truyền thống, đúng như Rupert Murdoch đã tuyên ngôn, đã bị Google, Facebook… “hút máu” quá lâu. Bao nhiêu năm tháng, giới báo chí phải ngậm ngùi chấp nhận thực tế các nền tảng số hóa thu bộn tiền trong khi những người tham gia sản xuất nội dung lại không được hưởng lợi khi nội dung của mình bị sử dụng lại.

Hơn 2 năm để tìm kiếm đồng thuận cho dự luật bản quyền

Ngày 26/3/2019, Nghị viện châu Âu (EP) đã đi đến đồng thuận cuối cùng với Chỉ thị bản quyền (Copyright Directive).  Động thái này cộng với việc nếu vượt qua được công đoạn phê chuẩn tại từng quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU), dự luật bản quyền này sẽ trở thành luật chính thức và được đánh giá sẽ làm thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của mạng Internet hiện nay. Trong đó, “tâm điểm” của mọi sự chú ý là việc các công cụ tìm kiếm và các nền tảng tích hợp tin tức sẽ phải trả tiền nếu muốn sử dụng đường link từ các trang tin tức. Nói một cách khác, các đơn vị xuất bản tin tức báo chí sẽ được pháp lý hóa quyền thu phí các công cụ tìm kiếm và các nền tảng tích hợp tin tức khi dẫn lại các đường dẫn kết nối tới tin tức của họ.

anh3

Việc Chỉ thị bản quyền được thông qua thực sự là một thành công lớn, dù mới chỉ mang tính chất bước đầu và đối tượng tác động chủ yếu mới chỉ là báo chí châu Âu. Nói là thành công lớn bởi để Chỉ thị này hoàn thiện và được EP bỏ phiếu đồng thuận, dư luật này đã phải trải qua hành trình hơn 2 năm có lẻ (chính xác là 2 năm 6 tháng) với rất nhiều tranh luận trái chiều giữa các “đại gia” công nghệ, các đơn vị quản lý bản quyền cũng như các nhà hoạt động bản quyền, thậm chí là một số chính phủ. Bản thân con số 348 phiếu thuận nhưng cũng có tới 274 phiếu chống và 36 phiếu trắng khi EP bỏ phiếu cũng đã cho thấy độ căng thẳng hiếm có trong các quan điểm nhìn nhận về dự luật này.

Trong dự luật bản quyền, được chú ý nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất là điều 11, hay còn gọi là “thuế dẫn link” (link tax) và điều 13 (sau đổi thành điều 17), hay còn gọi là “bộ lọc tải lên” (upload filter). Điều 11 quy định các công cụ tìm kiếm và các nền tảng tích hợp tin tức phải trả tiền cho các đơn vị báo chí sản xuất tin tức để được quyền sử dụng đường dẫn từ các trang tin tức của họ. Điều 13 yêu cầu các nền tảng phải có trách nhiệm ngăn chặn người dùng tải lên những nội dung có bản quyền (trước đây, trách nhiệm này thuộc về người dùng).

Cũng bởi hai tâm điểm tranh cãi này nên dự luật bản quyền (ban đầu còn được gọi đơn giản tới cụm từ “cải cách bản quyền”) được khởi động thảo luật từ năm 2016, đến tháng 7/2018, các nghị sĩ châu Âu vẫn từ chối thông qua và đến tận ngày 12/9, dự luật này lại một lần nữa được đem ra bàn thảo và may mắn thu được 438 phiếu thuận (bên cạnh đó còn có tới 226 phiếu chống và 39 phiếu trắng), qua được “cửa ải” đầu tiên và đến kỳ họp tháng 3, may mắn lại mỉm cười khi EP cuối cùng cũng đã đạt được sự đồng thuận trong câu chuyện buộc các công ty công nghệ trả phí.

Hành trình “nổi dậy” lắm gian nan

Cuộc “nổi dậy” của báo chí truyền thống trong công cuộc đòi quyền lợi tài chính về cho mình, tới thời điểm này có thể tạm coi đã có kết quả bước đầu. Từ hiệu ứng của việc Chỉ thị bản quyền được thông qua, ngày 23/10/2019, “đại gia” công nghệ Google được phen giật mình bối rối trước việc khoảng 800 nhà báo cùng đặt bút ký vào bức thư ngỏ đăng trên các báo kêu gọi các chính phủ đảm bảo rằng Google và các công ty công nghệ khác phải tuân thủ đạo luật Bản quyền mới của EU. Lá thư nêu rõ: “Tình hình hiện nay, khi Google đang được hưởng hầu hết thu nhập từ quảng cáo nhờ việc đăng phát các tin tức mà họ không phải trả tiền, là không thể chấp nhận được, và đã đẩy truyền thông vào cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng”. Đây có thể nói là “động thái vùng dậy” ấn tượng thứ hai của giới báo chí sau lần cách đó 2 năm, năm 2017, khi 9 cơ quan báo chí lớn nhất châu Âu cùng kêu gọi EU phê chuẩn luật buộc các hãng dịch vụ Internet như Facebook, Google trả phí cho nội dung tin tức.

anh4

Tuy nhiên, nhìn nhận từ thực tế, để có thể buộc những công ty công nghệ như Google móc hầu bao trả phí, còn quá nhiều rào cản. Trước mắt, như đã nói, Chỉ thị bản quyền này phải vượt qua được công đoạn phê chuẩn tại từng quốc gia thành viên của EU mà công đoạn này không hề dễ dàng bởi quan điểm khá khác biệt của từng quốc gia. Thứ nữa, rào cản lớn nhất đến từ chính “người trong cuộc” là các công ty công nghệ - điều khiến “Chỉ thị có nguy cơ mất hoàn toàn ý nghĩa ngay trước khi có hiệu lực” như cảnh báo trong lá thư nói trên của 800 nhà báo. Bởi với việc tuân thủ bản quyền như “ngăn chặn người dùng tải lên những nội dung có bản quyền”, các công ty công nghệ sẽ cần phát triển công nghệ nhận diện nội dung, hay các bộ lọc, để ngăn người dùng đăng và chia sẻ những thông tin có bản quyền. Tuy nhiên, theo một số nền tảng trực tuyến như Wikipedia, Facebook, Google, quy định này sẽ dẫn tới sự kiểm duyệt thông tin gắt gao hơn, ảnh hưởng tới sự tự do trên Internet. Bên cạnh đó, nhiều nền tảng trực tuyến khác lại cho rằng quy định này sẽ càng làm tăng sự thống trị của các “ông lớn” trong mảng cung cấp tin tức bởi việc xây dựng bộ lọc nội dung là rất tốn kém. Trước đây, Google từng tuyên bố tiêu tốn khoảng 100 triệu USD cho việc xây dựng hệ thống bộ lọc của YouTube.

Câu chuyện trả phí cũng không đơn giản. Google đã từng… dám từ chối thẳng thừng việc trả phí sử dụng tin tức cho các hãng tin đồng thời tuyên bố nếu các hãng tin không đồng ý cho sử dụng miễn phí thì Google sẽ chỉ cho phép các bài viết, hình ảnh, và video hiển thị dưới dạng đường dẫn (link) chứ không phải một phần nội dung, và rằng họ không cần thiết phải trả phí khi đã đem lại lợi ích cho các hãng tin bằng việc mang đến cho họ lượng người truy cập. Phó Chủ tịch Google phụ trách mảng tin tức Richard Gingras còn khăng khăng: “Chúng tôi không chi trả cho các đường dẫn được hiển thị trong các kết quả tìm kiếm, vì điều đó sẽ hủy hoại lòng tin của người sử dụng”.

Nhìn lại những động thái trước đây, có thể thấy dường như những công ty công nghệ như Google khá nhất quán và cứng rắn với quan điểm của mình. Bằng chứng là trước đây, Tây Ban Nha và Đức từng thử nghiệm việc thu phí bản quyền tin tức của các nền tảng công nghệ nhưng đều thất bại. Công ty Axel Springer, chủ sở hữu những tờ báo Đức nổi tiếng như Die Welt và Bild cũng đã từng yêu cầu Google trả phí khi dẫn lại nội dung của họ. Tuy nhiên, Google đã phản ứng bằng việc không dẫn lại trích đoạn các bài báo của Axel Springer trong kết quả tìm kiếm. Còn tại Tây Ban Nha, tờ Cinco Días của Tây Ban Nha nhắc lại chuyện năm 2014, khi  các tờ báo nước này yêu cầu Google phải thanh toán bản quyền, tuy nhiên, Google không những lắc đầu mà còn tuyên bố chấm dứt luôn hoạt động dịch vụ tin tức của họ tại đây.

Như vậy, rõ một điều là cuộc chiến trả phí sản phẩm báo chí chưa biết bao giờ mới ngã ngũ và phía trước các đơn vị xuất bản tin tức báo chí, hành trình “nổi dậy” ấy là con đường dài lắm gian nan, thử thách.

Nâng cao chất lượng nội dung - hướng đi không đơn giản

Năm 2019 với báo chí truyền thống tiếp tục là năm phải chứng kiến những con số doanh thu và tin tức buồn bã. Từ tháng 11/2019, tờ Marie Claire UK ngừng sản xuất phiên bản in tại Anh để trở thành sản phẩm chỉ cung cấp kỹ thuật số, chấm dứt 31 năm gặt hái không ít thành công với bản in. “Người tiêu dùng và nhà quảng cáo đã đẩy nhanh việc chuyển sang các lựa chọn thay thế kỹ thuật số” - phát ngôn viên của Marie Claire lý giải về nguyên nhân đã khiến tờ Marie Claire UK phải đưa ra quyết định từ bỏ báo in. Cũng theo đại diện của tờ Marie Claire, “một chiến lược tập trung vào kinh doanh kỹ thuật số là giải pháp tốt nhất hiện nay để đảm bảo lợi nhuận và sự phát triển bền vững cho Marie Claire”. Tờ Esquire cũng từng rậm rịch câu chuyện tiếp tục cắt giảm các số báo giấy, được đồn thổi là xuống còn 6 hoặc 4 số mỗi năm để tập trung vào mảng điện tử. Nói là tiếp tục bởi trước đó, tờ báo giấy Esquire đã giảm từ 12 số xuống còn 8 số.

eu-taskforce-nepnieuws-fors-uitgebreid

Marie Claire UK hay Esquire chỉ là hai trong số nhiều câu chuyện buồn tương tự của làng báo năm 2019 và không ai đảm bảo những câu chuyện này sẽ không tiếp tục xảy đến. Nhưng không thể ngồi im chờ cái chết đến với mình. Các cơ quan báo chí truyền thông, trong đó quyết liệt nhất, bức thiết nhất là báo in, đã phải tìm mọi phương cách để tồn tại. Hai trong số những phương cách đang được bàn thảo nhiều nhất hiện nay là thu lợi nhuận từ tác quyền báo chí mà cụ thể, như đã nói ở trên, là buộc các công cụ tìm kiếm và các nền tảng tích hợp tin tức trả tiền nếu muốn sử dụng đường link từ các trang tin tức. Còn phương cách còn lại, lại là câu chuyện không hề mới: nâng cao chất lượng nội dung.

Xung quanh mục tiêu nâng cao chất lượng nội dung, thời gian qua, làng báo thế giới nói nhiều tới hai khái niệm: slow journalism (báo chí chậm) và niche markets - Thị trường ngách.  Slow journalism không khó hiểu ở khái niệm bởi đúng như tên gọi của nó - slow - chậm, loại hình báo chí này buộc độc giả phải “giảm tốc độ” đọc - đọc chậm tới mức tối đa. Mục đích để làm gì: để độc giả cảm nhận, “thấm” được ý nghĩa tối đa của bài báo chứ không phải là tiếp nhận được bao nhiêu thông tin từ bài báo ấy. Nói một cách khác, với những tờ đi theo “trường phái” slow journalism (báo chí chậm), thà để độc giả cảm nhận sâu sắc một bài báo còn hơn đọc tới 5 bài báo mà mức độ đọng lại bằng không. Mà để độc giả chịu “đọc - chậm” thì chất lượng, độ chính xác, khách quan của bài báo đương nhiên phải đạt mức cao tối đa có thể. Điều này có thể tạo nên sự đồng nghĩa ở một mức độ nào đó giữa báo chí chậm và báo chí  sâu, chất lượng. Quan điểm slow journalism dĩ nhiên không nhận được sự đồng tình của tất cả độc giả cũng như chính làng báo. Tuy nhiên, phải ghi nhận đó là một hướng đi rất đáng trân trọng.

Còn niche markets - Thị trường ngách - theo quan điểm của nhật báo tài chính Anh Financial Times - là việc đáp ứng nhu cầu thông tin của một bộ phận độc giả riêng biệt với nội dung đặc biệt và khác biệt - Financial Times gọi đó bằng cụm từ “distinctive, differentiated content” hướng tới đối tượng độc giả mục tiêu nhất định hay còn gọi là độc giả thị trường ngách - niche audience. Để tạo được cái gọi là nội dung khác biệt, đặc biệt thì bản chất sâu xa vẫn là chất lượng nội dung cao. Thế mới có chuyện, với “bà đầm tóc bạc” The New York Times, thị trường ngách hiểu luôn báo chí chất lượng và “A Plea for Newspaper Quality - lời cầu xin cho báo chí chất lượng” đã được họ nói ra cách đây hơn 50 năm.

Tuy nhiên, nói bao giờ cũng dễ hơn làm và làm được đến đâu, thành công đến đâu thì lại còn là câu chuyện dài khác nữa. Dù vậy, mọi ý tưởng để mang đến cho độc giả những tin tức chính xác, khách quan, trung thực, chất lượng - dù được chuyển tải tới độc giả thông qua dạng thức báo chí nào - cũng đều hết sức đáng trân trọng.

Cuộc chiến chống tin giả ngày càng gian nan

Sự bành trướng của các trang mạng xã hội, trang tin tổng hợp đã “tiếp tay” cho tin giả, biến tin giả nhiều năm qua đã trở thành vấn nạn toàn cầu và cho đến nay, cuộc chiến chống lại vấn nạn này vẫn đang là cuộc chiến đầy gian nan. Năm 2019, ngày càng nhiều quốc gia có những động thái “mạnh tay” hơn với vấn nạn tin giả. Đơn cử như ngày 21/4/2019, Chính phủ Sri Lanka tạm thời đóng cửa Facebook cùng hàng loạt trang mạng xã hội khác đang hoạt động tại quốc gia này với mục tiêu ngăn chặn sự lan rộng của các thông tin sai lệch, tin tức giả mạo (fake news). Tháng 10/2019, Luật chống tin giả ở Singapore chính thức có hiệu lực, theo đó các cá nhân tung tin giả có thể chịu mức phạt lên tới 100.000 SGD (hơn 72.000 USD) hoặc ngồi tù tới 10 năm hoặc cả hai. Tháng 11/2019, Thái Lan mở trung tâm chống tin giả đầu tiên của nước này để xác minh những thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên mạng xã hội…  Các nền tảng trực tuyến sau những né tránh, trong năm 2019 cũng đã có những động thái khá tích cực trong chống tin giả. Tháng 6/2019, mạng xã hội Twitter đã xóa bỏ hàng nghìn tài khoản trên toàn thế giới có hành vi lan truyền thông tin giả mạo. Tháng 8/2019, Facebook gỡ bỏ nhiều tài khoản tại Ai Cập, Saudi Arabia và các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vì đăng tải những thông tin sai sự thật… Bản thân báo chí chính thống cũng trực tiếp bắt tay vào công cuộc chống lại vấn nạn tin giả. Đơn cử như nhật báo Mỹ New York Times chống lại tin tức giả bằng công nghệ blockchain…  Điểm nhấn trong năm 2019 là việc ngày 26/9, trong khuôn khổ kỳ họp 74 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ở New York (Mỹ), 20 quốc gia, trong đó có Pháp, Anh và Ấn Độ, đã ký kết thỏa thuận chống tin giả. Theo đó, 20 quốc gia cam kết đẩy mạnh thông tin “độc lập, đa dạng và xác thực” trên mạng Internet, ngăn chặn hành vi lan truyền tin tức giả mạo trực tuyến.

Nhiều động thái là vậy, quyết liệt là vậy… nhưng đáng tiếc là đến nay hiệu quả đạt được của cuộc chiến chống tin giả vẫn chẳng mấy ấn tượng. Bởi, nguyên nhân sâu xa của mọi nguyên nhân, khiến tin giả vẫn hoành hành, như lý giải của ký giả Callum Borchers tờ The Washington Post: “Sự lừa dối tạo ra tin giả, sự cả tin làm lan truyền nó”. Một khi tin giả còn “độc giả”, chừng nào những người tiếp nhận thông tin còn chưa tự nâng cao cho mình khả năng “miễn dịch”, không tỉnh táo và thẩm định trước mọi nguồn tin thì chừng ấy, tin giả còn đất sống, còn tạo ra những nỗi đau có thật. Mọi cơ chế chống tin giả, dù “mạnh tay” đến mấy, chỉ mang tính chất kỹ thuật và cơ học.

Thư Trang

Tin mới

Hà Tĩnh: Bắt 6 đối tượng buôn bán, vận chuyển trên 2,2 tấn pháo

Hà Tĩnh: Bắt 6 đối tượng buôn bán, vận chuyển trên 2,2 tấn pháo

(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.

Đời sống
Khởi tố 4 đối tượng tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép tại Quảng Ninh

Khởi tố 4 đối tượng tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép tại Quảng Ninh

(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.

Vụ án
Quảng Nam đăng cai Hội nghị Quốc tế về du lịch nông thôn 2024

Quảng Nam đăng cai Hội nghị Quốc tế về du lịch nông thôn 2024

(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.

Du lịch
Cựu Thủ tướng Đức Merkel nói gì về Ukraine, Putin và Trump trong cuốn hồi ký mới?

Cựu Thủ tướng Đức Merkel nói gì về Ukraine, Putin và Trump trong cuốn hồi ký mới?

(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Thế giới 24h
Thủ tướng Israel được mời đến Hungary sau lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế

Thủ tướng Israel được mời đến Hungary sau lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế

(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".

Thế giới 24h
Oreshnik, 'siêu tên lửa' mà Nga vừa phóng vào Ukraine là gì?

Oreshnik, 'siêu tên lửa' mà Nga vừa phóng vào Ukraine là gì?

(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.

Thế giới 24h
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII với nhiều điểm mới nổi bật

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII với nhiều điểm mới nổi bật

(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Elon Musk chỉ trích việc Úc cấm trẻ em dùng mạng xã hội

Elon Musk chỉ trích việc Úc cấm trẻ em dùng mạng xã hội

(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.

Báo chí - Công nghệ
Doanh thu sụt giảm 95%, gần 50 triệu cổ phiếu Thiên Nam (TNA) bị đình chỉ giao dịch, phải chuyển sàn UpCom

Doanh thu sụt giảm 95%, gần 50 triệu cổ phiếu Thiên Nam (TNA) bị đình chỉ giao dịch, phải chuyển sàn UpCom

(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.

Kinh doanh - Tài chính
Địa ốc Hoàng Quân (HQC) nợ tăng vọt tăng 71%, dòng tiền kinh doanh âm 1.185 tỷ đồng

Địa ốc Hoàng Quân (HQC) nợ tăng vọt tăng 71%, dòng tiền kinh doanh âm 1.185 tỷ đồng

(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Kinh doanh - Tài chính
Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.

Nghề báo
VFF hướng tới việc xây dựng, phát huy tốt các hoạt động tập thể cho bóng đá Việt Nam

VFF hướng tới việc xây dựng, phát huy tốt các hoạt động tập thể cho bóng đá Việt Nam

(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.

Thể thao
Hà Nội bãi bỏ các quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất

Hà Nội bãi bỏ các quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất

(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bất động sản
Vụ rơi máy bay Yak-130: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

Vụ rơi máy bay Yak-130: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."

Tin tức
Hải Phòng: Cháy nhà dân lúc rạng sáng

Hải Phòng: Cháy nhà dân lúc rạng sáng

(CLO) Thông tin ban đầu, khoảng 6 giờ sáng ngày 22/11/2024, căn nhà số 7 Hồ An Biên, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng bất ngờ bốc cháy.

Đời sống
Tiền đạo Tiến Linh: 'Indonesia là ứng viên sáng giá cho ngôi vô địch ở AFF Cup 2024'

Tiền đạo Tiến Linh: 'Indonesia là ứng viên sáng giá cho ngôi vô địch ở AFF Cup 2024'

(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.

Thể thao
Bình Luận

Tin khác

Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.

Nghề báo
Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.

Nghề báo
Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá cho phóng viên

Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá cho phóng viên

(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.

Nghề báo
Nâng cao kỹ năng viết bài về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên

Nâng cao kỹ năng viết bài về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên

(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.

Nghề báo
Báo Nhà báo & Công luận tổ chức 'Về nguồn và Trao thẻ hội viên' tại Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Báo Nhà báo & Công luận tổ chức "Về nguồn và Trao thẻ hội viên" tại Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Nghề báo
Chúng tôi mong muốn góp phần đưa chính sách nhân văn thực sự đi vào cuộc sống…

Chúng tôi mong muốn góp phần đưa chính sách nhân văn thực sự đi vào cuộc sống…

(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.

Nghề báo
Quảng Bình trao Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh lần thứ VI

Quảng Bình trao Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh lần thứ VI

(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải. 

Nghề báo
Hai hãng Thông tấn quốc gia Việt Nam - Lào tiếp tục tăng cường hợp tác

Hai hãng Thông tấn quốc gia Việt Nam - Lào tiếp tục tăng cường hợp tác

(CLO) Ngày 20/11 tại trụ sở Thông tấn xã Pathet Lào ở thủ đô Vientiane, đoàn đại biểu TTXVN do Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu KPL do Tổng Giám đốc Vannasin Simmavong làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm.

Nghề báo
Đảm bảo đội ngũ phóng viên, biên tập viên có đầy đủ thông tin

Đảm bảo đội ngũ phóng viên, biên tập viên có đầy đủ thông tin

(CLO) Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản TP tổ chức vào ngày 20/11.

Nghề báo
Người làm báo đồng hành cùng thầy cô giáo trong sự nghiệp 'trồng người'

Người làm báo đồng hành cùng thầy cô giáo trong sự nghiệp 'trồng người'

(CLO) Ngày 20/11 hàng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người thầy, người cô những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Để thể hiện tình cảm này, không ít nhà báo đã sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm báo chí được đầu tư công phu, đồng thời bằng tình cảm trân trọng, người làm báo còn luôn đồng hành chia sẻ khó khăn cùng ngành giáo dục vùng cao.

Nghề báo