Đời sống văn hóa

Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử 'kết duyên' cùng hội họa

Bài và ảnh: Trung Nguyễn 11/05/2025 14:57

(CLO) Sáng 11/5 tại Hà Nội, NXB Kim Đồng phối hợp cùng Viện Pháp tổ chức tọa đàm “Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử ‘kết duyên’ cùng hội họa”. Sự kiện thu hút đông đảo công chúng thủ đô và du khách quốc tế, mở ra không gian giao lưu ý nghĩa giữa nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh và những trang sử.

Tọa đàm nằm trong khuôn khổ dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam, với sự góp mặt của họa sỹ Clément Baloup – tác giả bộ truyện tranh “Ký ức kiều bào”, nhà nghiên cứu văn học Lê Nguyên Long và người điều phối chương trình - dịch giả Phùng Hồng Minh.

Tại sự kiện, công chúng không chỉ được lắng nghe những câu chuyện hậu trường đầy cảm xúc mà còn có dịp thưởng lãm những hình ảnh ấn tượng từ hai tập truyện tranh lịch sử: "Ký ức kiều bào: Lính thợ – Lao động Việt Nam đến Pháp giữa Thế chiến II" và "Ký ức kiều bào: Chân đăng – Phu mỏ người Việt ở Tân Thế Giới". Hai tác phẩm đặc biệt này tái hiện một phần ký ức lịch sử bị lãng quên, khắc họa chân thực thân phận của những người Việt xa xứ trong bối cảnh đầy biến động của thế kỷ 20.

Ảnh màn hình 2025-05-11 lúc 12.17.26
Khách mời chia sẻ tại tọa đàm “Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử ‘kết duyên’ cùng hội họa”.

Trong "Lính thợ", độc giả được đưa trở lại thời kỳ Thế chiến II, khi hàng nghìn lao động Việt Nam được đưa sang Pháp để phục vụ sản xuất công nghiệp. Không chỉ đóng góp cho nền kinh tế Pháp, họ còn âm thầm ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc, thể hiện lòng yêu nước sâu sắc giữa đất khách quê người.

Trong khi đó, "Chân đăng" dẫn người đọc quay về khoảng một thế kỷ trước, khi những đoàn tàu thủy rời cảng Hải Phòng đưa hàng nghìn nông dân Việt Nam sang các đảo thuộc châu Đại Dương theo diện xuất khẩu lao động thời thuộc địa. Dù sống trong điều kiện khắc nghiệt, họ vẫn giữ vững phẩm chất cần cù, dũng cảm, lạc quan và luôn hướng về cội nguồn dân tộc.

Ảnh màn hình 2025-05-11 lúc 12.17.46
Hai cuốn sách của họa sỹ Clément Baloup trưng bày tại sự kiện.

Với dòng máu Pháp - Việt cùng tình yêu đặc biệt dành cho lịch sử và văn hóa Việt Nam, họa sỹ Clément Baloup đã thể hiện một cách sâu sắc những lát cắt quá khứ thông qua ngôn ngữ truyện tranh.

Từ các tư liệu lưu trữ, phỏng vấn nhân chứng cho đến ghi chép cá nhân, anh tái hiện hành trình tha hương và thân phận con người bằng góc nhìn vừa khách quan, vừa đầy xúc cảm.

Ký ức sẽ dần phai nhạt trong tâm trí mỗi người, bởi vậy, tôi muốn dùng truyện tranh để gắn kết những ký ức mong manh ấy với các mốc thời gian giá trị, nhằm hé lộ những lẽ tất yếu của số phận con người", hoạ sỹ Clément Baloup chia sẻ.

Với anh, vẽ truyện tranh không chỉ là kể chuyện, mà còn là cách để đối thoại với lịch sử, truyền cảm hứng tới độc giả về những hành trình sống đầy nghị lực của những con người bình thường trong dòng chảy lớn lao của thời gian.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

Ảnh màn hình 2025-05-11 lúc 12.17.36
Quang cảnh buổi toạ đàm.
579bf7c4-f2ff-4559-8eaf-98449c683b9d_1_201_a.jpeg
Công chúng thủ đô tham quan không gian trưng bày hình ảnh trong những cuốn sách của hoạ sỹ Clément Baloup – tác giả bộ truyện tranh “Ký ức kiều bào”.
0346d57d-4a9c-419a-a1f0-5b28d072632b_1_201_a.jpeg
Độc giả đọc sách truyện tranh của hoạ sỹ Clément Baloup – tác giả bộ truyện tranh “Ký ức kiều bào”.
a201f4d2-d126-47c1-86c1-efdce40b8981_1_201_a.jpeg
Hình ảnh trong bộ sách của hoạ sỹ Clément Baloup.
8fb8fac8-d402-4b5c-a7f7-4f36419817f0_1_201_a-f523d0cbfb2028af4c2a9b8f36add179.jpeg
Với dòng máu Pháp - Việt cùng tình yêu đặc biệt dành cho lịch sử và văn hóa Việt Nam, họa sỹ Clément Baloup đã thể hiện một cách sâu sắc những lát cắt quá khứ thông qua ngôn ngữ truyện tranh.
    Nổi bật
        Mới nhất
        Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử 'kết duyên' cùng hội họa
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO