(CLO) Theo TS Cấn Văn Lực, cùng với khâu phân phối sản phẩm thì việc nắn dòng tiền vào lĩnh vực chính và kích cầu tiêu dùng nội địa cũng phải ưu tiên hàng đầu. Song song với đó, bản thân doanh nghiệp cũng phải “cố thủ” với 4 trụ cột là người lao động, nguồn lực tài chính, nền khách hàng và đối tác…
Nắn dòng tiền vào những lĩnh vực có tính lan tỏa cao
Thưa ông, sự trùng hợp có thể khó ngẫu nhiên là trong những ngày gần đây, trong khi số ca nhiễm COVID-19 liên tục gia tăng thì cũng là lúc thị trường chứng khoán liên tục bứt tốc, tính đến ngày 25/5 VN-Index đã chính thức vượt 1.300 điểm, ông đánh giá như thế nào về hiện trạng này?
TS Cấn Văn Lực: Tôi cho rằng, không nên chỉ nhìn vào hiện tượng bên ngoài mà cần nhận diện nguyên nhân thực chất bên trong của “sự hưng phấn” này.
Tuy nhiên, có 4 nguyên nhân có thể "giải mã" cho chứng khoán thế giới nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng tăng mạnh trong năm 2020 và từ đầu năm 2021 đến nay.
TS Cấn Văn Lực.
Đầu tiên phải kể đến là nhờ dòng vốn rẻ từ các gói hỗ trợ của Chính phủ, từ lãi suất cho vay ở mức thấp.
Cùng với đó, vai trò hàn thử biểu nền kinh tế đang bị lung lay khi mà mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán với nền kinh tế thực trở nên lỏng lẻo (kinh tế toàn cầu vừa thoát khỏi suy thoái, vẫn còn nhiều khó khăn, song nhiều chỉ số chứng khoán năm 2020 và 5 tháng đầu năm vẫn tăng khá mạnh).
Bên cạnh đó, hiện tượng phân tán giá chứng khoán rất rõ nét (một số nhóm trong các lĩnh vực công nghệ, thương mại điện tử, sắt thép… tăng mạnh, trong khi giá chứng khoán nhiều lĩnh vực khác như vận tải, du lịch, giáo dục… vẫn giảm mạnh).
Ngoài ra, tâm lý bầy đàn và đòn bẩy tài chính luôn là mối lo thường trực, nhất là đối với thị trường chứng khoán Việt Nam thị trường được đánh giá mức độ “ưa mạo hiểm” khá cao.
Theo Uỷ ban Chứng khoán, tính đến cuối năm 2020, tổng dư nợ giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán là gần 81.000 tỷ đồng, tăng 26.000 tỷ đồng, tương đương tăng 48% so cuối năm 2019. Riêng quý 1/2021, dư nợ giao dịch ký quỹ hơn 101.000 tỷ đồng, tăng gần 54. 000 tỷ đồng, tương đương với tăng 53% so cùng kỳ năm 2020.
Cần lưu ý thêm rằng, trước những yếu tố thiếu tính bền vững này, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những động thái cảnh báo và kiểm soát dòng tiền vào thị trường chứng khoán mạnh hơn trong thời gian gần đây.Trong năm 2021, theo đánh giá ban đầu, sẽ có giai đoạn chỉ số VN-Index đạt và vượt ngưỡng 1.350 điểm; đây cũng là nhận định của một số tổ chức tài chính uy tín thế giới như Citigroup, Goldman Sachs, Nomura.
Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ nguy cơ sụt giảm, đảo chiều trước khi thực sự hồi phục bền vững. Để đạt được mức tăng trưởng dài hạn, bền vững, bên cạnh các yếu tố về kiểm soát tốt dịch bệnh, triển vọng kinh tế vĩ mô và khả năng “thu hút, giữ chân dòng vốn ngoại”, có 3 nhóm giải pháp quan trọng cần tiếp tục triển khai.
Một là, chủ động định hướng, kiểm soát sự vận động đúng hướng của dòng tiền rẻ trong nền kinh tế (ngăn chặn xử phạt các hành vi đầu cơ, thao túng giá, tạo cung - cầu ảo trên thị trường; nắn dòng tiền vào những lĩnh vực có tính lan tỏa cao, góp phần tăng trưởng kinh tế thực hơn là các lĩnh vực đầu tư rủi ro.
Hai là, tăng năng lực chống chịu của thị trường chứng khoán với các cú sốc bên ngoài (hoàn thiện thể chế, phát triển chứng khoán phái sinh, nâng cao năng lực công nghệ, năng lực dự báo và quản lý rủi ro hệ thống, rủi ro lan truyền trên thị trường tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng…).
Ba là, nâng cao chất lượng nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán, cùng với việc đa dạng hóa hàng hóa và tăng cường tính chuyên nghiệp, minh bạch thị trường.
Tiếp tục chính sách kích cầu sản xuất, tiêu dùng sản phẩm nội địa
Ngoài diễn biến của thị trường chứng khoán thì chỉ số giá tiêu dùng cũng là một mảnh ghép trong bức tranh kinh tế chung. Nhưng kể từ khi kể từ khi EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 thì miếng bánh thị trường tiêu dùng bị chia nhỏ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch ngày càng lan rộng vào từng hang cùng ngõ hẻm, liệu Chính phủ có nên định hướng một số chính sách để người Việt ưu tiên dùng hàng Việt hơn để dành lại thị trường tiêu dùng?
TS Cấn Văn Lực: Sau hơn 10 năm triển khai, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thu được một số kết quả khả quan như tỷ lệ hàng Việt Nam tại các siêu thị trong nước duy trì ở mức cao, nhiều nơi đạt trên 90%; tỷ lệ này ở các chợ, của hàng tiện lợi cũng đạt trên 60%.
Theo khảo sát của Ban Tuyên giáo Trung ương, có tới 67% người tiêu dùng trả lời sẽ ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam (2019) trong khi năm 2010 và 2014 lần lượt là 59% và 63%). Đồng thời, 36% người tiêu dùng trước đây có thói quen mua hàng có nguồn gốc từ nước ngoài đã dừng mua, thay vào đó là mua hàng Việt Nam.
Ngoài ra khoảng 1.000 Đề án xúc tiến thương mại nội địa đã được Bộ Công Thương phê duyệt triển khai; thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ hàng hóa nội địa…
Doanh nghiệp cần luôn chú trọng giữ gìn, bảo tồn và phát triển 4 thứ đó là người lao động, nguồn lực tài chính, nền khách hàng và đối tác.
Tuy nhiên, vẫn còn đó 4 khó khăn, thách thức chính như các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tạo ra cơ hội nhưng cũng mang lại nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề cạnh tranh với hàng nhập khẩu; trong bối cảnh tâm lý sính hàng ngoại vẫn tồn tại.
Cùng với đó, năng lực, công nghệ sản xuất, sản phẩm và chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế so với doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, vấn nạn hàng lậu, hàng kém chất lượng giá rẻ chưa được kiểm soát triệt gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước (theo Ban Chỉ đạo 389, hàng năm, có hàng trăm nghìn vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bị phát hiện). Ngoài ra, phân phối hàng hóa và vấn đề kết nối chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến người mua cuối cùng còn hạn chế…
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của cuộc vận động, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp và số ca nhiễm không ngừng gia tăng, Chính phủ và bộ ngành liên quan cần xem xét thực hiện 5 giải pháp trọng yếu.
Một là, triển khai các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước (đặc biệt là về mặt trình độ nguồn nhân lực, công nghệ, khuyến khích tăng cường hoạt động R&D) để từ đó tạo ra lực lượng doanh nghiệp Việt Nam dẫn dắt thị trường trong nước.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền cuộc vận động, chú trọng các giải pháp khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
Ba là, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Bốn là, xem xét triển khai gói hỗ trợ theo hướng kích cầu sản xuất, tiêu dùng sản phẩm nội địa. Chẳng hạn, hỗ trợ doanh nghiệp có thêm nguồn lực để hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.Năm là, khuyến khích doanh nghiệp tăng cường phân phối sản phẩm qua các sàn thương mại điện tử uy tín trong nước và tham gia chuỗi giá trị.
4 gợi ý cho doanh nghiệp vượt dịch COVID-19 thành công
Còn về phía doanh nghiệp sản xuất, ông có những khuyến nghị gì để giúp họ vượt qua đại dịch COVID-19 khi trong những ngày gần đây chúng ta liên tiếp chứng kiến số ca nhiễm ngay trong chính từng công xưởng?
TS Cấn Văn Lực: Việt Nam ta cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng dịch còn diễn biến khó lường, nhiều doanh nghiệp còn rất khó khăn. Vì vậy, chiến lược kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp là phòng chống dịch bệnh hiệu quả, đón đầu sự phát triển của kinh tế số và xu thế hội nhập, cạnh tranh.
Có 4 gợi ý cho doanh nghiệp tiếp cận mô hình 5R, đó là Respond (chủ động ứng phó hiệu quả với đại dịch), Recover (phục hồi nhanh càng nhanh càng tốt), Restructure (tái cơ cấu, sắp xếp lại mô hình, tổ chức hoạt động đảm bảo an toàn, hiệu quả và bền vững hơn), Re-invent (đổi mới, sáng tạo trong mô hình, chiến lược và hoạt động kinh doanh) và Resilience (tăng khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài).
Cuối cùng, trong bất kỳ tình huống nào, doanh nghiệp cần luôn chú trọng giữ gìn, bảo tồn và phát triển 4 thứ đó là người lao động, nguồn lực tài chính, nền khách hàng và đối tác.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Sau thời gian dài im ắng, tối ngày 3/4/2025, Tiktoker Phạm Thoại bất ngờ báo cáo kết quả kiểm toán độc lập về thu - chi tài khoản từ thiện ủng hộ bé Bắp đứng tên mình.
(CLO) Rạng sáng 4/4 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Chelsea giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Tottenham tại giải Ngoại hạng Anh 2024/25, qua đó đòi lại vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng từ tay Man City.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.
(CLO) Tối ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Phú Thọ - Đi để yêu”.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
Toàn bộ gói cước mới của Viettel có tốc độ từ 300Mbps trở lên và được trang bị miễn phí modem WiFi6 sẽ đánh dấu bước tiến trong việc cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao tại Việt Nam.
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
Chủ động thực thi chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tiên phong triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là minh chứng rõ nét cho sự vào cuộc khẩn trương, nghiêm túc của Agribank trong việc cụ thể hóa chủ trương lớn của Chính phủ mà còn là hành động thiết thực góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hàng nghìn lao động trẻ trên khắp cả nước.
Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025-2030) diễn ra vào ngày 1/4/2025 tại Hà Nội, với 36 đảng viên được triệu tập. Về tham dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Trần Phú Thái - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch - Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2).
Kết thúc quý 1 năm 2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HOSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Đồng thời, Ngân hàng cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy kinh tế vĩ mô.
Bước vào năm 2025, Techcombank khởi động chiến lược nâng cấp toàn diện hệ thống chi nhánh, đánh dấu một chương mới trong hành trình chuyển đổi ngành tài chính tại Việt Nam. Với mô hình giao dịch không quầy, tích hợp công nghệ số hóa, thiết kế linh hoạt và trải nghiệm cá nhân hóa, ngân hàng đang tái định hình hình ảnh chi nhánh – không chỉ là nơi thực hiện giao dịch, mà trở thành “điểm chạm chiến lược” đồng hành cùng khách hàng kiến tạo giá trị sống bền vững.