TS. Lê Đăng Doanh: Cần xem lại khái niệm kinh tế thời hậu COVID – 19 của Viện CIEM

Chủ nhật, 25/04/2021 06:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuối tuần qua,Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), tổ chức hội thảo : “Thúc đẩy phục hồi kinh tế và cải cách thể chế sau đại dịch COVID-19: Đề xuất cho Việt Nam”. Tiêu đề này đã gây ra những thắc mắc từ một số chuyên gia kinh tế.

TS. Lê Đăng Doanh: Cần xem lại khái niệm kinh tế thời hậu COVID – 19 của Viện CIEM.

TS. Lê Đăng Doanh: Cần xem lại khái niệm kinh tế thời hậu COVID – 19 của Viện CIEM.

Cuối tuần qua, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), tổ chức Hội thảo với tiêu đề: “Thúc đẩy phục hồi kinh tế và cải cách thể chế sau đại dịch COVID-19: Đề xuất cho Việt Nam”.

Tiêu đề hội thảo này đã gây ra những thắc mắc, những câu hỏi được đặt ra từ phía khách tham dự như: Sau đại dịch covid -19 là thời gian nào? trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, khi chưa một quốc gia nào có thể nói chính xác thời gian kết thúc đại dịch này? Tiêu đề của hội thảo lại mâu thuẫn với chính mục tiêu kép của chính phủ, nghĩa là vừa chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế chứ không thể chờ đến hết dịch mới tiến hành cải cách.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh phát biểu: “Trong báo cáo của Viện CIEM cũng chưa cho biết khi nào là sau đại dịch Covid -19?”.

Theo chuyên gia kinh tế này, điểm tin trong nước và quốc tế hàng ngày cho thấy, đại dịch Covid -19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Ngày hôm qua, Lào chính thức phong tỏa thủ đô Vientiane; Ấn Độ phát hiện các biến thể virus mới; hôm nay, tại Việt Nam, tỉnh Kiên Giang tiến hành khẩn trương xây dựng bệnh viện dã chiến trước nguy cơ bùng phát Covid -19. Như vậy, chưa thể nghĩ thời kỳ “hậu Covid -19” sắp đến được!

Trên thế giới, đã có những nhà nghiên cứu cho rằng cần 4-5 năm nữa mới có thể chấm dứt đại dịch Covid -19. Nhưng tất cả chỉ là dự đoán, thực tế là chưa ai có thể khẳng định được điều này.

“Tỷ lệ tái nhiễm bệnh trên thế giới sau khi tiêm vaccine vẫn rất cao”, Ts. Lê Đăng Doanh nhận xét và nói thêm: “Theo thống kê, ở Mỹ đến nay đã có 5800 người tái nhiễm sau khi được tiêm 2 liều vaccine, tuy rằng mức độ nhẹ hơn”.

Ông Lê Đăng Doanh khuyến nghị với Viện CIEM, nên xem xét đây là cuộc chiến đấu lâu dài. “Xử lý các vấn đề đại dịch không nên suy nghĩ chỉ có sau Covid-19 mà phải hiểu chính vì để ứng phó với đại dịch chúng ta cần đẩy mạnh cải cách ngay”, ông nói.

Vấn đề thứ 2 tiến sỹ Lê Đăng Doanh muốn đề cập cho các nhà nghiên cứu chính sách của Viện CIEM là cần có một quan điểm và góc nhìn tổng thể, bao quát hơn khi làm báo cáo kinh tế. Nếu những nghiên cứu chỉ diễn ra theo một góc nhìn hẹp, phiến diện, rất khó đem lại hiệu quả khi áp dụng vào đời sống kinh tế xã hội.  

“Nhiều vấn đề như: biến đổi khí hậu, khô hạn ở Nam Trung Bộ, nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, chặn nguồn nước của sông Mekong, ô nhiễm môi trường... Việt Nam cần phải đối mặt. Không nên xem Covid -19 là vấn đề duy nhất của Việt Nam trong sự phục hồi và phát triển kinh tế”, ông Doanh nói.

Theo ông Doanh, báo cáo cũng nên bổ sung những thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát đại dịch và nỗ lực hội nhập quốc tế; nên cho thêm văn kiện của Đại hội 13 thay vì chỉ có văn kiện đại hội 12; nên bổ sung thêm những thông tin mới nhất của ngân hàng thế giới, hoặc của quỹ tiền tệ quốc tế.

Ông Doanh cho rằng, “những bổ sung đánh giá về Trung Quốc cũng rất cần thiết”.

"Đây là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới vẫn đạt tăng trưởng dương 2,3 % năm Covid 2020. Tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Và những đối phó của Tập Cận Bình với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cách họ tập trung vào phát triển kinh tế nội địa”, ông Doanh nói.

“Chúng ta đã ký kết hiệp định CPTPP, liên minh châu Âu... Tất cả những yếu tố đó đã làm cho Việt Nam mở rộng được thị trường và thúc đẩy được xuất khẩu. Ngành dệt may, chúng ta đã có thêm nhiều nguồn nhập khẩu khác như Banglades, Ấn Độ, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc”, chuyên gia này nói.

Vị chuyên gia kinh tế từng giữ chức Viện trưởng của CIEM nói thêm: “Về hội nhập và tỷ giá, cần lưu ý Mỹ đã có cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ. Qua nỗ lực trao đổi và chứng minh từ phía Việt Nam ngày 16/4/2021, Mỹ đã rút Việt Nam khỏi cáo buộc đó. Đây là thành tựu đáng được chúng ta ghi nhận. Hội nhập nhưng luôn tự bảo vệ mình và chứng minh được mình đã có cải cách thể chế rất nghiêm túc”.  

Theo Ts. Lê Đăng Doanh, Báo cáo của Viện CIEM còn thiếu các sáng kiến của những địa phương đạt thành tích nổi bật như: Hải Phòng, trong thời gian khá dài luôn tăng trưởng trên mức 15% – 16%. Đồng Tháp cũng có nhiều sự phát triển mạnh, còn Quảng Ninh liên tục đứng đầu 4 năm liền trong xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và cả PAPI.

“Không thể thiếu những đánh giá về sự phát triển, ưu nhược điểm trong xuất khẩu nông sản ở một nước có thế mạnh nông nghiệp như nước ta”, ông Doanh nói: “Chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc rất nhiều nông sản nhưng chưa được 1% qua đường chính ngạch. 99% là xuất qua đường tiểu ngạch nên giá cả rất thấp. Chuyển sang kinh tế số để kết nối các chuỗi giá trị và mở rộng thêm nhiều đối tác sẽ là một bước tiến nhảy vọt trong cải cách kinh tế”.

Ngoài ra, tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, Việt Nam đang bước vào giai đoạn chiến lược 2021-2030 với những mục tiêu phát triển kinh tế  -  xã hội mới. Cải cách thể chế nên tập trung mạnh vào những điểm nghẽn như Luật đất đai để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong đó; cải cách thể chế cần gắn liền với chính phủ điện tử và kinh tế số để tạo tính liên kết hệ thống, đảm bảo tính công khai minh bạch hơn. “Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng, cùng với sáng kiến của các địa phương là bộ máy lãnh đạo điều hành mới. Chúng ta cũng kỳ vọng vào sự phát triển năng động hơn trong thời gian tới”.

“Tôi mong ý kiến này sẽ được Ban soạn thảo viện CIEM bổ sung thêm cho các báo cáo sắp tới”, ông Doanh đề nghị.  

Mạnh Cường 

Tin khác

Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

(CLO) Ngày 22/4/2024, BSI - Tổ chức chứng nhận quốc tế hàng đầu của Vương quốc Anh đã trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018 cho các dòng/mã sản phẩm đang sản xuất tại Thép Hòa Phát Dung Quất. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính của Công ty.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh số Apple “kém sắc”, Huawei “thắng đậm” tại thị trường nội địa

Doanh số Apple “kém sắc”, Huawei “thắng đậm” tại thị trường nội địa

(CLO) Huawei không chỉ đang có màn trở lại rầm rộ ở Trung Quốc mà còn trên đà vượt qua Apple tại thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng được kỳ vọng “hạ nhiệt” vàng: Vừa đấu xong, giá tăng vọt

Đấu thầu vàng được kỳ vọng “hạ nhiệt” vàng: Vừa đấu xong, giá tăng vọt

(CLO) Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên sau hơn 1 thập niên. Động thái này được kỳ vọng sẽ giúp “hạ nhiệt” thị trường. Thế nhưng, sau phiên đấu thầu, giá vàng tăng vọt.

Tài chính - Bảo hiểm
10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam

10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam

(CLO) Với mục tiêu khuyến khích cộng đồng chủ động chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình, từ ngày 22/4/2024 đến ngày 22/5/2024, Bảo hiểm Bảo Việt triển khai chương trình khuyến mại “10% ưu đãi, 100% bảo vệ” áp dụng cho khách hàng tham gia chương trình bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia và Bảo Việt Tâm Bình.

Tài chính - Bảo hiểm
Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

(CLO) Đó là một trong những khẳng định của Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hùng về việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay.

Thị trường - Doanh nghiệp