TS. Nguyễn Đình Cung: "Muốn thành công, Nghị quyết 02 phải sống"

Thứ năm, 27/01/2022 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Khi nghiên cứu về Nghị quyết 02, ông vừa có niềm vui nhưng cũng vẫn mang nỗi buồn.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02, về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Có thể thấy rằng, mục đích của Nghị quyết 02 chính là quyết tâm của Chính phủ, trong việc thu hút đầu tư ở cả trong và ngoài nước, nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

ts nguyen dinh cung muon thanh cong nghi quyet 02 phai song hinh 1

Nghị quyết 02 được kỳ vọng sẽ nâng tầm kinh tế Việt Nam.

Trong Nghị quyết, rất nhiều mục tiêu được đề ra dài hạn, như năm 2025, Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh 4.0 theo bảng xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Hoặc, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 40 nước đứng đầu về phát triển bền vững theo tiêu chí của Liên Hợp quốc (UN) và về năng lực đổi mới sáng tạo theo bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới; cũng như thuộc nhóm 60 nước đứng đầu về Chính phủ điện tử và về quyền tài sản theo các tiêu chí của Liên minh quyền tài sản. 

Bên cạnh đó, Nghị quyết 02 đặt mục tiêu Việt Nam sẽ tăng thêm ít nhất 4 bậc về hiệu quả logistics theo đánh giá của Ngân hàng thế giới và tăng ít nhất 3 bậc về an toàn, an ninh mạng; đồng thời, sẽ thuộc nhóm 50 nước đứng đầu về năng lực cạnh tranh du lịch…

Nhận định về Nghị quyết 02, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Khi nghiên cứu về Nghị quyết này, ông vừa vui nhưng cũng vừa buồn.

TS. Nguyễn Đình Cung phân tích: Về ưu điểm, Nghị quyết 02 đã kế thừa và phát triển thêm những nội dung chính của Chủ trương Đại hội Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

“Sự kế thừa này có nhiều quan điểm được mở rộng, được làm sâu thêm, đậm thêm. Đơn cử như nội dung cắt giảm đăng ký kinh doanh, trong Nghị quyết 02 đã đưa ra danh mục làm thu hẹp danh mục ngành nghề cũ. Đó là một trong những ưu điểm nổi trội của Nghị quyết này”, TS. Cung nói.

ts nguyen dinh cung muon thanh cong nghi quyet 02 phai song hinh 2

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM cho biết: Khi nghiên cứu về Nghị quyết 02, ông vừa có niềm vui nhưng cũng vẫn mang nỗi buồn.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 02 còn thay đổi nhiều nội dung khác rất tích cực, như nội dung quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã không còn trồng chéo như trước. Nghị quyết cũng mở rộng thị trường, sửa đổi lại nhiều khoản thuế, phí,...

“Đích thân Thủ tướng đứng ra chủ trì cải cách thuế, hoặc yêu cầu các bộ ngành phải khẩn trương đưa ra một luật sửa nhiều luật, một nghị định sửa nhiều luật để cởi trói các điểm nghẽn về pháp luật, tạo ra năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo quan điểm của tôi, với sự vào cuộc mạnh tay của Chính phủ, các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách không đổi được nhiều, thì cũng phải thay đổi được ít”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.

Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực, nguyên Viện trưởng CIEM rất lo lắng quá trình triển khai và thực hiện. Đơn cử như có một Hội thảo khởi động Nghị quyết 02, khi xin ý kiến để tổ chức mà cho tới nay vẫn chưa được. 

“Tôi rất mong có một hội thảo, hội nghị để các chuyên gia có thể phân tích các quy định mới trong Nghị quyết 02 này, nhưng tới nay vẫn chưa làm được”, ông Cung nói.

Bên cạnh đó, việc thực thi các chính sách mới luôn có độ trễ, nên ông Cung rất mong Chính phủ chỉ đạo sát sao.

“Nghị quyết 02 phải sống, phải có thực hiện, các vấn đề phát sinh phải được báo cáo liên tục, thì mới hiệu quả. Muốn sống thì phải làm liên tục, phải liên tục có sự kiện thông tin, phải liên tục hành động, những thiếu sót cũng phải được nghiên cứu. Nếu Nghị quyết không sống, rất khó tạo ra hiệu quả tốt nhất”, TS. Cung nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô