TS. Nguyễn Đình Cung: "Với Covid-19, có những quyết định chỉ chậm chút, nền kinh tế sẽ rất khó khăn"

Thứ hai, 15/02/2021 06:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trao đổi với báo chí nhân dịp đầu năm mới, tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, trong năm qua, những quyết định nhanh của Chính phủ đã giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

TS Nguyễn Đình Cung:

TS Nguyễn Đình Cung: "Với đại dịch Covid-19, có những quyết định chỉ chậm vài ngày, nền kinh tế sẽ rất khó khăn".

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, với kết quả phòng chống dịch bệnh, và kết quả phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được, phải khẳng định  tính  “kịp thời, nhất quán, quyết liệt” trong việc ra các quyết sách kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân là một điểm sáng nổi bật trong điều hành của Chính phủ tạo nên thành công của năm 2020.

"Ngay từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 ập đến và lan rộng lan nhanh. Chính phủ đã phản ứng rất nhanh, đã nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch và đã nhanh chóng đánh giá khả năng tác động của dịch bệnh, chuyển hướng ngay, thay đổi các kịch bản điều hành. Các giải pháp để hỗ trợ sản xuất kinh doanh và người dân cũng được khẩn trương nghiên cứu và ban hành", ông Cung nói.

TS. Nguyễn Đình Cung: "Có những quyết định nếu chỉ chậm vài ngày, thì có thể chúng ta đã không có cơ hội để kiểm soát được dịch bệnh như hiện nay nữa. Như việc dừng toàn bộ các chuyến bay thương mại với Trung Quốc và sau đó là với châu Âu. Thực hiện giãn cách. Không dễ dàng để đưa ra những quyết định “cân não” như thế".

"Đó là những quyết định đúng lúc dù lúc đó có nhiều ý kiến chưa đồng thuận với biện pháp mạnh và kiên quyết như thế. Mục tiêu kiểm soát dịch bệnh và mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn có những mâu thuẫn. Đóng cửa để kiểm soát dịch bệnh tuy làm một số ngành có tê liệt nhưng cơ bản là nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh nền kinh tế vẫn vận hành và phục hồi nhanh hơn", ông Cung nhấn mạnh.

Cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, "thực tiễn cho thấy, ở đâu kiểm soát được dịch bệnh thì ở đó có thể duy trì được tăng trưởng và tốc độ phục hồi kinh tế sau dịch bệnh cũng nhanh hơn".

Chuyên gia kinh tế này cũng cho rằng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân cũng được ban hành kịp thời. Đầu tư công được thúc đẩy với sự chỉ đạo quyết liệt, trực tiếp và sát sao của Chính phủ và hành động của các bộ. Giải ngân đầu tư công tốt hơn nhiều so với các năm trước, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng của năm nay và nhiều năm sau.

TS. Nguyễn Đình Cung:

TS. Nguyễn Đình Cung: "Vẫn còn những khiếm khuyết trong điều hành nền kinh tế".

Mặc dù vậy, TS Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, nhìn lại năm 2020, ông vẫn thấy vẫn còn những hạn chế  như cải cách doanh nghiệp nhà nước chưa đạt kết quả đột phá. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước chưa phát huy vai trò. Đầu tư công được đẩy nhanh nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ cải thiện hiệu quả mạnh mẽ hơn, trong thời gian qua chưa có công trình, dự án đầu tư công lớn nào được triển khai.

"Đáng tiếc là tinh thần thời chiến trong chống dịch lại chưa được áp dụng trong phục hồi kinh tế. Gói hỗ trợ được ban hành nhanh chóng nhưng ở nhiều nơi hành động tương xứng với sự kịp thời, nhanh nhạy của Chính phủ, khiến hiệu quả, hiệu lực của việc hỗ trợ giảm đi phần nào", chuyên gia kinh tế này nhận xét.

Theo ông Cung, Việt Nam có Ban chỉ đạo quốc gia về chống dịch nên các quyết định quyết sách ra rất nhanh. Còn trong phục hồi kinh tế thì vẫn theo quy trình ra quyết định truyền thống.

"Quyền hạn của Chính phủ lại bị giới hạn nên các gói hỗ trợ chưa đủ lớn về quy mô, chưa đủ dài về thời gian nên sự hỗ trợ không thấm vào đâu so với những thiệt hại mà sản xuất, kinh doanh đã phải hứng chịu", ông nói thêm.

Sự nhanh chóng trong việc ra các quyết sách trong bối cảnh đặc thù của đại dịch, theo ông Cung, lẽ ra cần được áp dụng thường xuyên hơn trong phát triển kinh tế - xã hội ở trạng thái bình thường mới.

Dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021, cựu Viện trưởng CIEM cho rằng, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế đổ gãy, tăng trưởng âm với  quy mô GDP và thu nhập của người dân giảm sút, nhiều người dự báo thế giới phải mất 2 năm mới phục hồi về mức trước đại dịch, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đi lên, GDP 2020 vẫn đạt được con số 2,91% và tốc độ phục hồi kinh tế đã nhanh hơn.

"Đây là cơ sở để kỳ vọng năm 2021 Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mục tiêu đề ra. Tôi tin rằng nếu làm tốt tiếp tục cải cách mạnh mẽ và có kế hoạch phục hồi kinh tế tốt thì có thể đạt mức tăng trưởng tới 8%.

Nhưng nếu những thứ cải cách hết sức căn bản vẫn không thay đổi thì đạt được mức tăng trưởng 5%-6% cũng khó", ông Cung nhấn mạnh.

Mạnh Quân (ghi)

Tin khác

Nam A Bank tiên phong sáng tạo số trong ngành ngân hàng

Nam A Bank tiên phong sáng tạo số trong ngành ngân hàng

(CLO) Ngày 8/5, đồng hành sự kiện “Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024”, Nam A Bank đã mang đến những trải nghiệm độc đáo, nhiều công nghệ mới được tích hợp trong Hệ sinh thái số Nam A Bank.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank tiên phong chuyển đổi tài chính số, nâng tầm trải nghiệm liền mạch và bảo mật của người dân

Techcombank tiên phong chuyển đổi tài chính số, nâng tầm trải nghiệm liền mạch và bảo mật của người dân

(CLO) Tại sự kiện “Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng” 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”, Techcombank tiếp tục tiên phong mang đến những giải pháp tiêu biểu trên ứng dụng ngân hàng số, nhằm nâng tầm trải nghiệm giao dịch thanh toán liền mạch, bảo mật và an toàn cho khách hàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mách bạn bí kíp chọn quà 8/3 tinh tế ghi trọn điểm với phái đẹp

Mách bạn bí kíp chọn quà 8/3 tinh tế ghi trọn điểm với phái đẹp

(CLO) Chương trình "Món quà thành ý, trao người trân quý" chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ với ưu đãi lên đến 20% cho các chương trình bảo hiểm du lịch, sức khỏe và ô tô.

Tài chính - Bảo hiểm
Hàn Quốc: Vàng miếng bán chạy 'như tôm tươi' tại cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động

Hàn Quốc: Vàng miếng bán chạy "như tôm tươi" tại cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động

(CLO) Ngoài mì ramen và xúc xích, các cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc còn có một món mới phổ biến trong thực đơn: vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ninh Bình: Thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Tam Điệp

Ninh Bình: Thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Tam Điệp

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Nguyễn Cao Sơn khẳng định Dự án Trạm biến áp 220kV Tam Điệp và đấu nối trên địa bàn thành phố Tam Điệp và huyện Hoa Lư có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như quốc gia.

Kinh tế vĩ mô