TS.Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: “Cần tái cấu trúc đô thị để phòng chống dịch hiệu quả”

Chủ nhật, 02/01/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, các đô thị lớn nhất nước là đối tượng chịu thiệt hại nặng nhất. Đặc biệt, các tỉnh thành phía Nam như TP.HCM, Bình Dương hay Đồng Nai có số ca nhiễm rất cao, bắt buộc phải giãn cách trong thời gian dài để đảm bảo an toàn chống dịch.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương về những tác động của đại dịch COVID-19 đối với các đô thị lớn của Việt Nam.

tsnguyen duc hien  pho truong ban kinh te trung uong can tai cau truc do thi de phong chong dich hieu qua hinh 1

Đại dịch ảnh hưởng rất mạnh tới các đô thị

+ Thưa TS. Nguyễn Đức Hiển, có thể thấy, trong 4 đợt bùng phát đại dịch, các đô thị lớn đã chịu ảnh hưởng rất lớn, gây ra rất nhiều thiệt hại về con người và tài sản. Trong khi đó, tại các vùng nông thôn lại “sóng yên biển lặng”. Thưa ông, vì sao lại có hiện tượng này?

- Điều này là dễ hiểu. Vì khu vực đô thị là nơi tập trung đông đúc dân cư, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ,... đều xuất hiện tại các đô thị. Tốc độ lây lan dịch bệnh tại các đô thị phải xác định là rất phức tạp. Vì vậy, đô thị thường là những điểm nóng của dịch bệnh.

Ở cấp độ quốc gia, COVID-19 chủ yếu diễn ra tại các đô thị, không có sự phân biệt đô thị lớn, nhỏ. Tuy nhiên, trong các đô thị, xu thế chung cho thấy, các điểm dịch thường bùng phát mạnh tại nơi tập trung đông hơn dân cư, nhất là nhóm dân cư thu nhập thấp, công nhân và người lao động.

Không chỉ tại Việt Nam, các đô thị trên toàn cầu phải hứng chịu một sự tác động không có cảnh báo trước, mạnh đến mức hầu hết các đô thị đều phải lựa chọn biện pháp đóng cửa mọi hoạt động, giãn cách xã hội ở quy mô lớn.

+ Đại dịch COVID-19, nhất là đợt bùng phát vừa qua đã ảnh hưởng thế nào tới các đô thị tại Việt Nam nói riêng, và cả nước nói chung, thưa ông?

- Các tác động của COVID-19 với đô thị bao trùm nhiều mặt từ khả năng di chuyển, giao thông, đình trệ sản xuất, hoạt động kinh tế, giáo dục,... Tất cả những điều này dẫn đến các vấn đề mà chính quyền địa phương phải giải quyết về an sinh xã hội, công bằng, công ăn việc làm và thu nhập, dịch vụ đô thị.

Các đô thị đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP của quốc gia khi bị đình trệ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia.

Về đối tượng, đại dịch COVID-19 có tác động sâu rộng tới nhiều nhóm đối tượng ở độ tuổi trưởng thành trở lên, trong đó các nhóm đối tượng như người lang thang cơ nhỡ, lao động tự do, người khuyết tật, lao động thu nhập thấp không có tích lũy là nhóm bị ảnh hưởng lớn từ sự đình trệ hoạt động của đô thị.

tsnguyen duc hien  pho truong ban kinh te trung uong can tai cau truc do thi de phong chong dich hieu qua hinh 2

Đô thị Việt Nam được các chuyên gia khuyến cáo nên tái cơ cấu để góp phần đẩy lùi dịch bệnh, hỗ trợ phát triển kinh tế.

7 vấn đề cần phải quan tâm trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị

+ Trên thực tế, các đô thị tại Việt Nam, nhất là tại Hà Nội và TP.HCM đã trải qua một quá trình dài phát triển tự phát, thiếu kiểm soát. Điều này đã khiến công tác quản lý đô thị trở lên lúng túng. Vậy thưa ông, qua đợt bùng phát dịch bệnh lần này, chúng ta rút ra kinh nghiệm gì trong việc phát triển đô thị?

- Tôi cho rằng, có 7 vấn đề cần phải quan tâm trong quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị trong thời gian tới.

Thứ nhất, sự bùng phát COVID-19 ở khu vực đô thị đã làm dấy lên những lo ngại về việc phát triển của các đô thị lớn với mật độ dân cư cao. Thay vào đó, tôi cho rằng, Việt Nam có thể hình thành, phát triển hệ thống đô thị nhỏ và gọn hơn.

Thứ hai, sự bùng phát dịch bệnh ở khu vực đô thị cũng làm nổi lên vấn đề về bất bình đẳng xã hội tại các đô thị, đặc biệt các vấn đề về nhà ổ chuột, khu ở không chính thức, lao động phi chính thức, người vô gia cư,... Bởi đây là những khu vực và con người dễ tổn thương khi đối mặt với dịch bệnh nói chung.

Thứ ba, sự bùng phát COVID-19 ở khu vực đô thị đặt ra yêu cầu về tái tổ chức không gian đô thị. Đặc biệt là các không gian công cộng nhằm vừa đảm bảo người dân vẫn được hưởng thụ các không gian công cộng, không gian xanh tại các đô thị nhưng không tụ tập đông người, mật độ cao khi không cần thiết.

Thứ tư, về tái tổ chức hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng và các loại hình giao thông thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe của người dân, như đi bộ, đạp xe.

“Hai thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ vừa qua đã dẫn đến tình trạng mở rộng đô thị và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp bừa bãi. Điều này đã khiến các đô thị dễ bị tổn thương trước những tác động của thiên tai. Hiện tại, rất khó để “đập đi” xây lại các đô thị. Thay vào đó, các cấp lãnh đạo phải có những giải pháp thích ứng và giảm thiểu những tác động của thiên tai, dịch bệnh”, ông Hervé Conan - Giám đốc AFD Hà Nội.

Các hệ thống giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện, tàu điện ngầm..., nơi nguy cơ lây nhiễm cao do tập trung đông người chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trong khi các hình thức giao thông phi cơ giới như đi bộ, đi xe đạp hay sử dụng phương tiện cá nhân cho thấy khả năng chống chọi tốt hơn đối với đại dịch.

Thứ năm, COVID-19 đã mang đến cơ hội tốt kiểm tra khả năng của các giải pháp thông minh để giải quyết các vấn đề xã hội ở quy mô đô thị cũng như tạo thêm động lực thúc đẩy cho sự phát triển của đô thị thông minh.

Trong cuộc chiến với đại dịch, rất nhiều công nghệ thông minh đã được sử dụng thay thế cho phương thức thực hiện thông thường. Việc giám sát theo thời gian thực và phân tích dữ liệu lớn đã đem lại kết quả ấn tượng, dự báo và đưa ra các quyết định phản ứng hiệu quả với các tình huống xảy ra.

Thứ sáu, về phát triển đô thị bền vững. Dịch bệnh COVID-19 nói riêng và dịch bệnh trong tương lai nói chung đặt ra đòi hỏi cấp thiết phải phát triển các đô thị theo hướng bền vững, có khả năng chống chịu và bảo vệ môi trường.

Cuối cùng, về kinh tế khu vực đô thị, đại dịch đã làm suy giảm nguồn thu của rất nhiều đô thị, làm giảm khả năng thực hiện các kế hoạch phát triển đô thị. Đại dịch còn làm bộc lộ ra tính dễ bị tổn thương của các đô thị trên toàn cầu. Các đô thị có nền kinh tế chủ đạo dựa vào phát triển công nghiệp hay du lịch, các đô thị phụ thuộc vào chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm đều gánh chịu thiệt hại rất nặng nề.

Điều này đặt ra yêu cầu về việc chuyển đổi mô hình phát triển đô thị theo cơ cấu kinh tế đa dạng hơn và khả năng tự cung tự cấp của các đô thị phải tốt hơn.

+ Xin chân thành cảm ơn ông!

Nguyệt Hồ (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

(CLO) Trong giai đoạn quý I/2024, với các dấu hiệu ấm lên của thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng như lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động trở lại. Đánh dấu bước đệm cho một chu kỳ mới của thị trường sắp bắt đầu.

Bất động sản
Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý việc 'thổi giá' chung cư

Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý việc "thổi giá" chung cư

(CLO) Trước đà tăng nóng của chung cư, Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi đầu cơ, làm giá, thổi giá chung cư, báo cáo Bộ trước ngày 20/4.

Bất động sản
70% nhà đầu tư bất động sản đã chấp nhận 'xuống tiền'

70% nhà đầu tư bất động sản đã chấp nhận 'xuống tiền'

(CLO) Với diễn biến tích cực của thị trường bất động sản trong quý đầu năm 2024, tâm lý của nhà đầu tư đã được cải thiện và bắt đầu quyết định "xuống tiền" sau quãng thời gian dài đứng ngoài quan sát.

Bất động sản
'Cá mập' TP HCM có xu hướng Bắc tiến 'săn' bất động sản

"Cá mập" TP HCM có xu hướng Bắc tiến "săn" bất động sản

(CLO) Sự phục hồi của thị trường bất động sản Hà Nội đang diễn ra tốt và nhanh hơn thị trường TP HCM. Với nhà đầu tư họ sẽ không chờ đợi, thị trường nào tốt họ “nhảy” vào trước. Sau đó họ tính tới chuyện xoay vòng, thị trường sẽ luôn có sự luân chuyển.

Bất động sản
Quảng Nam rà soát các dự án liên quan Tập đoàn Thuận An

Quảng Nam rà soát các dự án liên quan Tập đoàn Thuận An

(CLO) Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát các công trình, dự án trên địa bàn liên quan Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An sau khi ông Nguyễn Duy Hưng bị bắt.

Bất động sản