(NB&CL) Chiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Hải quân Nhân dân Việt Nam vào tháng 4/1975 đã trở thành một mốc son lịch sử, là một đóng góp to lớn vào Đại thắng mùa Xuân 1975.
Nhân sự kiện lịch sử này, PV Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện cùng TS. Nguyễn Nhã - một nhà nghiên cứu nổi tiếng với những công trình nghiên cứu, và những hoạt động không biết mệt mỏi nhằm đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.
Biển đảo quê hương là tình yêu máu thịt
Một buổi sáng đầu tháng tư, tôi gọi cho TS. Nguyễn Nhã ngỏ ý muốn viết bài về chân dung ông. Thật bất ngờ, người cầm máy có giọng nói nhỏ nhẹ nhưng ấm áp và đầy nội lực, khiến tôi không nghĩ đó là TS. Nguyễn Nhã - một người đã hơn 80 tuổi. Sau khi nghe tôi trình bày, ông đồng ý và ân cần gợi mở một vài vấn đề cần cho bài viết. Cách nói dung dị, giọng nói của ông khiến người nghe cảm nhận được một năng lượng tích cực, nội dung ông đưa ra rất cụ thể, khúc chiết.
TS. Nguyễn Nhã tại sự kiện ra mắt tập 3 tuyển tập “Việt Nam huyết lệ thi thư”.
TS. Nguyễn Nhã sinh năm 1939 tại Ninh Bình, ông được coi là một chuyên gia, một người đã dành cả cuộc đời để theo đuổi, nghiên cứu và đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là một trí thức yêu nước, hồi trước năm 1975, ông rất tích cực tham gia các phong trào, hoạt động trong “Nhóm sinh viên Đại học Sư phạm Sài Gòn”. Năm 1966, ông là người sáng lập, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Tập san Sử - Địa, một ấn phẩm về khoa học xã hội uy tín nhất tại Sài Gòn.
Tình yêu quê hương, đất nước của ông càng thêm sâu sắc từ khi xảy ra sự kiện Hoàng Sa năm 1974. TS. Nguyễn Nhã nhớ lại, ngày mồng 3 Tết 1974, nghe trên đài phát thanh thông tin Hoàng Sa bị đánh chiếm, cảm giác lúc ấy là phẫn uất vô cùng. “Phải làm ngay một số đặc khảo về Hoàng Sa - Trường Sa” ý nghĩ hiện ngay trong ông khi đó. Ngay hôm sau, Nguyễn Nhã tập hợp nhóm anh em của Tập san Sử Địa, bàn việc xuất bản số đặc khảo. Mọi người đồng tình rất cao, ai nấy đều hăng hái vào cuộc.
Sau gần một năm chuẩn bị, Tập san đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa đã hoàn thành (số 29, tháng 1-3/1975) dày 350 trang. “Ngày ra mắt cuốn sách, sau khi tôi đọc lời giới thiệu, tất cả những người tham gia buổi lễ rất xúc động, ai nấy đều rưng rưng nước mắt...”, ông kể. Cũng trong thời gian làm số đặc khảo này, TS. Nguyễn Nhã đã sưu tập được tài liệu rất quý là tấm An Nam Đại Quốc họa đồ, vốn lưu ở Nha Địa dư quốc gia Sài Gòn.
Sau năm 1975, TS. Nguyễn Nhã vẫn không ngừng tìm tòi nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa. Lặn lội theo dấu tích của những gì liên quan còn sót lại, ông đã đi qua nhiều vùng đất như: Quảng Ngãi, Quảng Nam, Khánh Hòa, Kiên Giang; ra đến tận đảo Lý Sơn, cù lao Ré… để tìm dấu vết khẳng định chủ quyền hai quần đảo của Việt Nam. Sự kiên trì của ông được bạn bè, đồng nghiệp nể phục. Họ cho rằng, phải có lòng yêu nước mãnh liệt, sự tâm huyết hiếm thấy và ý chí kiên định rất cao mới có thể làm được những điều này.
Từ những nghiên cứu của mình, ở tuổi 64, Nguyễn Nhã đã đúc kết thành luận án tiến sĩ “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’’. Luận án của ông đã được hội đồng khoa học đánh giá cao khi công trình không chỉ có tính thời sự mà còn là những chứng cứ lịch sử góp phần vào việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Những năm sau đó, mặc dù tuổi đã cao, TS. Nguyễn Nhã vẫn thường xuyên bay ra nước ngoài tham gia các hội thảo, tọa đàm hay thuyết trình về chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Ông còn lặn lội tới Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Hoa Kỳ, các Trung tâm nghiên cứu chiến lược của Bộ Quốc phòng Pháp, hay Viện Nghiên cứu chính trị kinh tế của Chính phủ Nhật ở Tokyo… để đưa ra những hồ sơ, tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam bằng tiếng Anh.
“Năm 2004, tôi bắt đầu qua Mỹ. Nhờ duyên may có hơn 14 ngàn học trò trong và ngoài nước mà tôi có dịp nói chuyện với sinh viên ở các trường đại học trên thế giới như Harvard, Temple ở Mỹ, tham dự nhiều hội thảo và thuyết trình ở những trung tâm ngoại giao chính trị của Mỹ, Pháp, Anh… để họ hiểu thêm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Ở bất cứ đâu, tôi nói người ta cũng đều lắng nghe”, ông kể.
Vợ chồng TS. Nguyễn Nhã và gia đình người con nuôi.
Cho đến nay, TS. sử học Nguyễn Nhã đã có nhiều công trình nghiên cứu, xuất bản nhiều cuốn sách về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Khi Trung Quốc công bố “đường lưỡi bò” phi pháp, bản thân ông cũng có nhiều bài viết phản bác các luận điểm này.
Hơn 40 năm theo đuổi nghiên cứu lịch sử chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa, đối với TS. Nguyễn Nhã, phần lãnh thổ này đã là một phần máu thịt của mình. Ông luôn mong muốn phổ biến rộng rãi những nghiên cứu này đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế, nhất là cho giới trẻ để mọi người ý thức hơn về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
“Tôi đã từng đề nghị cần phải vinh danh những ai hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Bản thân tôi sẽ mãi mãi dõi theo Hoàng Sa. Hoàng Sa là một yết hầu, hệ trọng rất lớn đối với Việt Nam. Hoàng Sa giống như chất men khơi lên lòng yêu nước”, TS. Nguyễn Nhã xúc động nói.
Vận động giới trẻ giữ hồn văn hóa Việt
Nổi tiếng với những công trình nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa, ít người biết TS. Nguyễn Nhã còn là một nhà giáo dục, một nhà văn hóa. Nhà riêng của TS. Nguyễn Nhã ở TP.HCM như một bảo tàng mini với cơ man nào là sách vở, tài liệu, có cả mô hình thu nhỏ cột mốc chủ quyền hay ghe bầu của Đội dân binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa.
Thậm chí, ông còn dành một khoảnh chiếu với nhiều nhạc cụ để nếu muốn, khách có thể ngồi đàn hát những làn điệu âm nhạc dân tộc. Trong vườn, ông trưng bày những bức phù điêu tạc hình những người mà ông quý trọng như nhạc sĩ Văn Cao, GSTS Trần Văn Khê hay nhạc sĩ Phạm Duy…
“Tay phải của tôi thuận về giáo dục, tay trái về văn hóa. Người ta chỉ biết tôi với các vấn đề về Hoàng Sa - Trường Sa, tuy nhiên, đó chỉ là một hoạt động bên cạnh hoạt động khác”, ông nói.
TS. Nguyễn Nhã còn được biết đến là người sáng lập và quản lý Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã. Cổng thông tin hannguyennguyennha.com là một “kho tư liệu quý hiếm về lịch sử văn hóa độc đáo của Việt Nam, hiện có hàng trăm tư liệu quý chưa công bố” như ông giới thiệu. Từ năm 2009 đến nay, TS. Nguyễn Nhã cũng là Trưởng Đề án Bếp Việt; chủ biên bộ sách Ẩm thực Việt Nam.
TS. Nguyễn Nhã (bên phải) tặng bản đồ An Nam Đại quốc họa đồ cho một số tộc họ ở Lý Sơn năm 2014.
TS. Nguyễn Nhã cho biết thêm, Quỹ hiện đang thúc đẩy năm chương trình “cùng nhau”, gồm: Quảng bá về chủ quyền biển đảo; Đưa ẩm thực Việt ra thế giới; Đem hát thơ (âm nhạc dân tộc) vào trường học, vận động giới trẻ tích cực giữ hồn văn hóa Việt; Cùng nhau khởi xướng chương trình Ngàn thanh niên thế kỷ XXI và Cùng nhau xây dựng chương trình bản sắc Việt trong giáo dục. “Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã tôi chỉ là người khởi xướng, còn hoạt động chính là do các học trò, các bạn trẻ”, TS. Nguyễn Nhã chia sẻ.
Là người tâm huyết với mỗi việc mình làm, cho đến bây giờ, TS. Nguyễn Nhã vẫn bỏ tiền túi để làm các dự án về giáo dục và văn hóa, cũng như việc ông thường bỏ tiền riêng mua vé máy bay ra nước ngoài nói chuyện, thuyết trình hay tham dự các hội thảo, tọa đàm về Hoàng Sa - Trường Sa.
Đau đáu vì những vấn đề của đất nước, TS. Nguyễn Nhã cho biết, sau gần nửa thế kỷ đi vào học thuật và tham gia công tác nghiên cứu giảng dạy, nhất là nghiên cứu, phát huy truyền thống Việt Nam, hơn bao giờ hết, ông thấy cần cho giới trẻ Việt Nam nhận thức rõ giá trị quý giá của lịch sử văn hóa đáng tự hào của mình để nỗ lực góp phần xây dựng nội lực đất nước, từ đó bảo vệ được vũng chắc chủ quyền biển đảo.
“Tôi có người bạn đầu bếp người Nhật là Onuki Hiroo. Ông ấy đã có nhiều lần đến Việt Nam, nhưng hiện nay ông ấy cảm thấy thất vọng vì thấy giới trẻ Việt Nam cứ chăm chăm kiếm tiền mà không biết chính giá trị văn hóa lịch sử của đất nước mới sản sinh ra rất nhiều tiền. Tôi khởi xướng chương trình Ngàn thanh niên thế kỷ XXI với mong muốn mỗi người muốn giữ Trường Sa và lấy lại Hoàng Sa thì phải có cho mình một kế hoạch nhỏ, xây dựng đất nước giàu mạnh. Chỉ khi nào Việt Nam trở nên hùng cường mới không sợ và không phụ thuộc đến ai”, TS. Nguyễn Nhã đúc kết lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Tối 31/3 (mùng 3/3 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Lễ hội Phủ Dầy năm Ất Tỵ 2025 chính thức khai mạc, thu hút hàng nghìn du khách và tín đồ thập phương về chiêm bái và tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống.
(CLO) Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh văn phòng, người phát ngôn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, phía Bộ giao cho Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử tìm hiểu, kiểm tra thông tin liên quan đến vụ việc ồn ào của streamer, nhạc sĩ ViruSs.
(CLO) VTV3 sắp ra mắt chuỗi chương trình truyền hình thực tế "Hành Trình Kết Nối Xanh", gồm 60 tập, lan tỏa tinh thần sống xanh và kết nối con người với thiên nhiên.
(CLO) Tạp chí Heritage của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa chính thức công bố Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản 2025. Đây là một trong những giải thưởng nhiếp ảnh uy tín, có chất lượng chuyên môn cao, thu hút sự tham gia của đông đảo nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và không chuyên.
(CLO) Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương (thành phố Việt Trì), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức chiếu thử nghiệm bộ phim tài liệu “Thời đại Hùng Vương”, được sản xuất với công nghệ full HD, sử dụng kỹ xảo 3D phục vụ khách tham quan.
(CLO) Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”. Đây là một trong số các chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.