Từ các cú sốc đến những niềm hy vọng!

Thứ bảy, 31/12/2022 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Khi mọi ánh mắt vẫn đang đổ dồn về cuộc chiến ở Ukraine và biến đổi khí hậu, chúng ta vẫn có thể nhớ về năm 2022 với rất nhiều những sự kiện nổi bật khác.

1. Nữ hoàng Elizabeth II băng hà

Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh đã qua đời một cách yên bình tại điền trang Balmoral ở Scotland vào đêm ngày 8/9 ở tuổi 96. Nữ hoàng Elizabeth II là vị vua lâu đời nhất và trị vì lâu nhất trong lịch sử Vương quốc Anh (70 năm). Vào tháng 9/2015, bà đã vượt qua cố của mình là Nữ hoàng Victoria, người đã trị vì 63 năm 7 tháng.

tu cac cu soc den nhung niem hy vong hinh 1

Nữ hoàng Elizabeth II qua đời sau 63 năm 7 tháng trị vì Vương quốc Anh.

Năm 2016, bà cũng trở thành quốc vương trị vì lâu nhất trên thế giới sau khi vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan băng hà. Năm 2022, bà trở thành vị vua trị vì lâu thứ hai trong lịch sử thế giới, sau Vua Pháp Louis XIV ở thế kỷ 17, người lên ngôi khi mới 4 tuổi.

Lễ tang của bà diễn ra vào ngày 19/9 với sự đưa tiễn từ hàng chục nghìn người, bao gồm cả các nguyên thủ quốc gia. Thái tử Charles cũng đã tuyên bố kế vị, lên ngôi ở tuổi 73 với niên hiệu Vua Charles III.

2. Cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang vận động cho đảng cầm quyền của mình thì bị một tay súng sát hại vào ngày 8/7. Vụ xả súng đã gây ra làn sóng chấn động ở một quốc gia nổi tiếng với tội phạm sử dụng súng thấp. Hung thủ tin rằng ông Abe có quan hệ với Giáo hội Thống nhất từng khiến hắn phẫn nộ vì những khoản quyên góp lớn mà mẹ mình đã gửi cho giáo phái.

tu cac cu soc den nhung niem hy vong hinh 2

Cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị hung thủ ám sát bằng một khẩu súng tự chế khi đang vận động tranh cử.

Trong lễ tang của ông Abe, hàng nghìn người Nhật Bản đã đến bày tỏ sự kính trọng, và nhiều người dự kiến sẽ xếp hàng vào sáng thứ Ba để dâng hoa gần nơi tổ chức tang lễ tại địa điểm Budokan của Tokyo. Chính phủ Nhật Bản cũng đã chi hàng triệu USD cho một lễ tang cấp nhà nước cho ông Abe, với sự tham dự của hàng trăm khách mời quốc tế, bao gồm nhiều nhà lãnh đạo các nước.

3. Vương quốc Anh: 3 Thủ tướng trong 3 tháng

Năm 2022 đánh dấu một trong những biến cố lớn nhất của nền dân chủ lâu đời nhất thế giới. Ngày 7/7, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền. Động thái này diễn ra sau hàng loạt diễn biến bất lợi cho chính phủ của Thủ tướng Johnson khi có tới hơn 50 bộ trưởng, quốc vụ khanh và các quan chức cấp cao trong chính phủ của ông Johnson đệ đơn từ chức. Sau đó, ông quyết định từ chức trước sự phản đối ngày càng gia tăng.

tu cac cu soc den nhung niem hy vong hinh 3

Bà Liz Truss chỉ làm Thủ tướng Anh trong vỏn vẹn 44 ngày.

Bà Liz Truss sau đó đắc cử, được bổ nhiệm làm Thủ tướng tiếp theo của Vương quốc Anh chỉ 2 ngày trước khi Nữ hoàng Anh qua đời. Nhưng sự nghiệp của bà cũng nhanh chóng đi đến hồi kết. Sau khi làm xáo trộn nền kinh tế với một gói tài chính siêu khổng lồ, bà đã gặp phải nhiều sức ép từ phía quốc hội cũng như sự chỉ trích gia tăng từ các cử tri.

Bà tuyên bố từ chức ngày 20/10 và trở thành nhà lãnh đạo có nhiệm kỳ ngắn ngủi nhất lịch sử nước Anh với chỉ 44 ngày tại nhiệm. Trước đó, “kỷ lục” này thuộc về cựu Thủ tướng George Canning ở thế kỷ 19 khi ông qua đời vì bệnh viêm phổi sau 119 ngày nắm quyền. Ngày 25/10, cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak đắc cử, trở thành Thủ tướng gốc Á đầu tiên của Vương quốc Anh.

4. Thảm kịch giẫm đạp ở Indonesia và Hàn Quốc

Vụ giẫm đạp ở Itaewon, Seoul vào đêm Halloween có thể được coi là một trong những thảm kịch ám ảnh nhất trong năm 2022. Khi hàng chục nghìn người đổ về khu phố này để ăn mừng ngày lễ, các con phố dần trở nên đông đúc và khó di chuyển. Hàng nghìn người đã bị đẩy xuống một con hẻm nhỏ trong khu phố, gây nên tình cảnh thương tâm khiến 159 người bị chèn ép tới chết, đa phần là những thanh thiếu niên ở độ tuổi 20. Hàng trăm người khác cũng bị thương và khó thở.

tu cac cu soc den nhung niem hy vong hinh 4

Vụ giẫm đạp trong sự kiện Halloween tại Soeul, Hàn Quốc đã gây chấn động thế giới.

tu cac cu soc den nhung niem hy vong hinh 5

Bóng đá năm 2022 đã chứng kiến vụ giẫm đạp chết chóc nhất lịch sử tại một SVĐ ở Indonesia.

Tại Indonesia, ít nhất 129 người thiệt mạng và khoảng 180 người bị thương tại một trận đấu bóng đá sau khi đám đông giẫm đạp lên nhau vào ngày 2/10. Sau khi trận đấu ở tỉnh Đông Java giữa Arema FC và Persebaya Surabaya kết thúc vào tối thứ Bảy, các CĐV đội thua cuộc đã xông vào sân và cảnh sát đã bắn hơi cay, gây ra một vụ giẫm đạp kinh hoàng và khiến nhiều người ngạt thở. Đây là bạo loạn tại SVĐ bóng đá có thương vong cao nhất lịch sử thế giới.

5. Xả súng trường mẫu giáo Thái Lan

Chiều 6/10, một vụ xả súng nghiêm trọng đã xảy ra tại tỉnh Nong Bua Lamphu, Đông Bắc Thái Lan khiến 32 người thiệt mạng trong đó phần lớn là trẻ em. Vụ việc xảy ra vào khoảng 12h30 tại một trung tâm trẻ em ở xã Uthai Sawan, huyện Na Klang tỉnh Nong Bua Lamphu, cách Thủ đô Bangkok khoảng 700km về phía Đông Bắc. Sau khi gây ra tội ác, tay súng đã lên xe ô-tô chạy trốn. Nghi phạm Panya Khamrap, 34 tuổi, là cựu cảnh sát bị sa thải năm ngoái vì nghiện ma túy.

tu cac cu soc den nhung niem hy vong hinh 6

Vụ xả súng khiến hàng chục trẻ em mẫu giáo thiệt mạng tại Thái Lan gây ra sự thương tâm trên toàn thế giới.

6. Khủng hoảng xả súng ở Mỹ

2022 đánh dấu một năm khủng hoảng súng đạn ở Mỹ khi số lượng các vụ xả súng tăng vọt. Đã có hàng trăm vụ xả súng diễn ra trong năm 2022, nhiều nhất kể từ khi Mỹ bắt đầu thống kê và theo dõi các vụ xả súng. Đa phần nhằm vào các khu trường học và thủ phạm cũng đang trẻ hoá.

tu cac cu soc den nhung niem hy vong hinh 7

Nỗi đau của một bà mẹ có con bị thiệt mạng trong vụ xả súng trường tiểu học Mỹ.

Một vụ xả súng đã xảy ra tại khu học xá chính của Đại học Virginia ở thành phố Charlottesville thuộc bang Virginia vào tối 13/11 khiến 3 người chết và 2 người bị thương. Hung thủ là 1 sinh viên của trường.

Một tay súng đã xông vào trường trung học ở St. Louis, bang Missouri của Mỹ ngày 24/10, bắn chết 2 người và làm bị thương 6 người khác trước khi bị cảnh sát tiêu diệt. Hung thủ là một học sinh 19 tuổi từng theo học tại trường.

Đặc biệt, ngày 24/5, một vụ xả súng giết người hàng loạt đã xảy ra tại một trường tiểu học ở Uvalde, bang Texas, Mỹ. Thủ phạm mới 18 tuổi, đã bắn chết 19 học sinh và 2 giáo viên. Trước đó một tuần, cũng đã có một vụ xả súng giết chết 10 người tại một cửa hàng tạp hóa ở Buffalo, New York.

7. Elon Musk tiếp quản Twitter

Sau nhiều tuần tranh chấp, Elon Musk cuối cùng đã chịu “xuống tiền” và tiếp quản Twitter theo thoả thuận mua lại mạng xã hội này với giá 44 tỷ USD. Tuy nhiên, các vụ kiện trước đó giữa Twitter và Musk đã khiến danh tiếng của cả hai bị tổn thất không nhỏ.

tu cac cu soc den nhung niem hy vong hinh 8

Tỷ phú Elon Musk mua lại mạng xã hội Twitter vào cuối năm 2022.

Sau khi tiếp quản, Musk đã sa thải hàng loạt các nhà lãnh đạo cấp cao, gần một nửa nhân viên cũng bị cắt giảm, bán tích xanh với giá 8 USD, thay đổi tư duy làm việc vốn được yêu thích của công ty khi yêu cầu nhân viên dừng làm việc tại nhà và phải tới công ty. Điều này đã khiến doanh thu quảng cáo của Twitter bị tổn hại nghiêm trọng và khiến nhiều nhà quảng cáo rút đi.

8. Ðường ống Nord Stream bị tấn công

Hai đường ống Nord Stream đã bị hư hại do các vụ nổ dưới biển Baltic vào cuối tháng 9, gây ra 4 vụ rò rỉ. Hai trong số đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch và hai vụ rò rỉ còn lại nằm trong vùng của Thụy Điển.

tu cac cu soc den nhung niem hy vong hinh 9

Hình ảnh rò rỉ khí gas sau khi đường ống Nord Stream bị phá hoại ở Biển Baltic.

Các hình ảnh dưới nước được công bố cho thấy rằng ít nhất 50m của đường ống Nord Stream 1 đã bị phá hủy dưới đáy biển, sau một vụ nổ được cho là có chủ đích. Các vụ nổ làm rò rỉ các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream I và II dưới biển Baltic, có khả năng trở thành vụ giải phóng khí mêtan gây hại khí hậu lớn nhất từng được ghi nhận.

9. DART, sứ mệnh thay đổi số phận loài người

Con người đã có thể không còn phải lo bị diệt vong bởi các tiểu hành tinh đâm vào Trái đất như trong các bộ phim viễn tưởng - điều cũng đã từng khiến loài khủng long bị tiệt chủng cách đây hàng triệu năm. NASA ngày 11/10 cho biết sứ mệnh DART đã thành công trong việc thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh Dimorphos sau vụ va chạm có chủ đích của tàu vũ trụ với khối đá vũ trụ này.

tu cac cu soc den nhung niem hy vong hinh 10

Tàu vũ trụ DART đã chuyển hướng thành công một tiểu hành tinh.

Theo NASA, đây là lần đầu tiên nhân loại thay đổi có chủ đích được chuyển động của một vật thể ngoài vũ trụ. NASA khẳng định sứ mệnh DART nhằm thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh thông qua tác động về động học, để thử nghiệm và xác nhận phương thức bảo vệ Trái đất trong trường hợp có mối đe dọa va chạm từ tiểu hành tinh.

10. Trở lại mặt trăng và khám phá vũ trụ

Nửa thế kỷ sau khi con người lần đầu tiên đặt chân trên mặt trăng, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) của Mỹ đã khởi động tham vọng đưa con người trở lại mặt trăng một lần nữa với chương trình Artemis.

Chương trình Artemis sẽ bao gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đã được triển khai với vụ phóng thành công tên lửa SLS để đưa tàu vũ trụ Orion không người lái lên trên một chuyến bay thử nghiệm kéo dài 3 tuần quanh mặt trăng và trở về Trái đất.

tu cac cu soc den nhung niem hy vong hinh 11

Tên lửa SLS được phóng thành công để đưa tàu vũ trụ con thoi Orion lên mặt trăng.

Nhiệm vụ Artemis II sẽ chở 4 phi hành gia vòng quanh mặt trăng và quay trở lại Trái đất, nhưng sẽ không hạ cánh xuống bề mặt mặt trăng. Artemis III sẽ sử dụng tàu SpaceX Starship để đáp xuống gần cực Nam của mặt trăng.

Về phía Trung Quốc, Cơ quan Không gian của nước này cho biết, mô-đun Mengtian (Mộng Thiên) đã đến trạm vũ trụ Thiên Cung vào sáng 1/11, qua đó hoàn thành trạm vũ trụ của riêng mình. Chương trình không gian đầy tham vọng này của Trung Quốc đã đi vào hoạt động tròn ba thập kỷ, với vụ phóng Mộng Thiên là sứ mệnh thứ 25 được triển khai.

Chương trình này đạt được những dấu ấn quan trọng năm 2003, khi giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sau Mỹ và Nga đã đưa con người vào không gian bằng nguồn lực của chính mình.

Hoàng Việt

Bình Luận

Tin khác

Israel cấp tập điều binh về biên giới Lebanon, cuộc chiến toàn diện sắp xảy ra?

Israel cấp tập điều binh về biên giới Lebanon, cuộc chiến toàn diện sắp xảy ra?

(CLO) Bóng ma của cuộc chiến toàn diện giữa Israel và Hezbollah dường như đang đến gần hơn bao giờ hết. Nhưng liệu hai bên đã sẵn sàng cho cuộc chiến đó?

Tiêu điểm Quốc tế
Nga phản công ở Kursk, Ukraine yếu thế trên mặt trận phía đông

Nga phản công ở Kursk, Ukraine yếu thế trên mặt trận phía đông

(CLO) Một tháng rưỡi sau cuộc tấn công vào khu vực Kursk phía tây nước Nga, Ukraine phải đối mặt với quyết định khó khăn về việc nên triển khai lực lượng hạn chế của mình ở đâu. Bởi Nga bắt đầu phản công tại Kursk trong khi vẫn tiến quân mạnh mẽ ở mặt trận phía đông Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

Ông Trump bị ám sát hụt lần hai: Bước ngoặt mới cho cuộc đua vào Nhà Trắng?

(CLO) Chỉ trong vòng 2 tháng, nước Mỹ đã trải qua 2 sự cố và cả 2 đều nhằm vào ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Vậy liệu vụ ám sát lần này có tạo hiệu ứng tích cực như lần trước và giúp ông Trump chiếm nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng?

Tiêu điểm Quốc tế
Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Hành lang biên giới Philadelphi, rào cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

(CLO) Hành lang Philadelphi, một dải đất nhiều bụi rậm và cồn cát hẹp ở phía nam Gaza, giáp biên giới với Ai Cập đang nổi lên như trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh Israel - Hamas và giải thoát hàng loạt con tin.

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc nỗ lực tham gia giải quyết các 'điểm nóng'

Trung Quốc nỗ lực tham gia giải quyết các 'điểm nóng'

(CLO) Từ ngày 11-12/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm Nga. Cũng trong thời gian này, lần lượt Thủ tướng Tây Ban Nha và Na Uy đều có chuyến thăm tới Trung Quốc. Điều này cho thấy hình ảnh tích cực, chủ động của Trung Quốc, xét ở góc độ an ninh.

Tiêu điểm Quốc tế