"Tự chọn" môn lịch sử : Con cháu Việt Nam có nguy cơ "mất gốc"

Thứ hai, 09/11/2015 10:33 AM - 0 Trả lời

Dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&DT) vừa ban hành lấy ý kiến,nhiều môn học sẽ bị thay đổi về vị trí theo hướng giảm môn học bắt buộc và tăng dần môn tự chọn. Điều đáng ngạc nhiên là môn Lịch sử lại được xếp vào nhóm không bắt buộc.

Sự kiện: môn Lịch sử

(CLO) Dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&DT) vừa ban hành lấy ý kiến,nhiều môn học sẽ bị thay đổi về vị trí theo hướng giảm môn học bắt buộc và tăng dần môn tự chọn. Điều đáng ngạc nhiên là môn Lịch sử lại được xếp vào nhóm không bắt buộc.

Cụ thể, cấp THPT sẽ chỉ còn 4 môn bắt buộc gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán, Công dân với Tổ quốc.

Các môn tự chọn bao gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn 2, Công nghệ, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, các chuyên đề học tập về Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và Nghiên cứu khoa học.

Điều đang gây xôn xao dư luận là môn lịch sử, một bộ môn vốn được xếp vào hạng bắt buộc đối với học sinh tiểu học lại đang được đề xuất là một môn tự chọn. Cụ thể, Lịch sử và Địa lý chỉ tách thành môn học độc lập ở cấp THPTdươis dạng môn học tự chọn, còn cấp tiểu học và trung học cơ sở thì được lồng ghép vào môn học Cuộc sống quanh ta (các lớp 1, 2, 3), Tìm hiểu xã hội (các lớp 4, 5) và Khoa học xã hội (cấp trung học cơ sở).

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học – Bộ GD&ĐT phân tích: “Nếu Lịch sử đặt ra là một môn học riêng sẽ có nội dung trùng với An ninh Quốc phòng, Giáo dục Công dân. Hơn nữa, nếu tách riêng sẽ không thực hiện được định hướng giảm môn bắt buộc và tăng cường môn tự chọn."

Ông cho hay, việc loại bỏ môn Lịch sử không đồng nghĩa với việc sử Việt hoàn toàn biến mất, nhưng nó cũng xuất hiện trong các môn Văn học, Âm nhạc, Giáo dục Công dân.

[caption id="attachment_59787" align="aligncenter" width="550"]gia su lop 12 on thi tot nghiep dai hoc "Tự chọn hoá" môn Lịch sử ẩn chứa rất nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai của đất nước (Ảnh Internet)[/caption]

Tuy nhiên, "vấn đề dạy và học Lịch sử đã được báo động cách đây 2 thập kỷ, ở thời điểm năm 1996. Báo Tuổi Trẻ đã tiến hành một điều tra độc lập về sự quan tâm đối với môn Lịch sử trong giới học sinh. Song, vấn đề thờ ơ, lạnh nhạt với môn Lịch sử vẫn ngày càng trầm trọng. Mặc dù có nhiều lý do để dẫn đến tình cảnh này nhưng lẽ ra, thay vì Bộ GD&ĐT tăng cường cải thiện tình hình, khắc phục hạn chế để thúc đẩy môn Lịch sử, thì nay lại chủ trương thay đổi bằng một phương thức hoàn toàn mới. Dù môn Lịch sử vẫn được dạy ở một số môn học tích hợp nhưng đến giai đoạn quan trọng nhất là bậc THPT thì lại tích hợp gộp 3 môn lại" - nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay.

Nhưng liệu rằng như vậy đã là đủ? Nếu như môn Lịch sử ở tiểu học dạy cho con cháu chúng ta về những trang sử hào hùng, về quá khứ dân tộc mấy nghìn năm trước, về Lạc Long Quân-Âu Cơ, thì việc "tự chọn hoá" môn học này đang có nguy cơ khiến cho thế hệ tương lai của chúng ta không có chút hiểu biết nào về hai cuộc chiến dân tộc chống Pháp và chống Mỹ, càng không dạy cho chúng biết rằng hoà bình mà chúng đang được hưởng ngay bây giờ đầy đã phải đánh đổi bằng máu của cha ông, và càng làm cho chúng không biết được rằng chúng may mắn đến nhường nào và nên trân trọng điều đó ra sao. Liệu rằng các nhà lãnh đạo tương lai của đất nước còn hiểu được ý nghĩa của ngày 2/9 hay 30/4 nữa hay không, hay đó chỉ còn đơn thuần là một ngày được nghỉ học, nghỉ làm.

[su_note note_color="#d3fee4"]Hãy nhìn ra thế giới. Ở các nước phát triển, không nước nào cho Lịch sử là môn tự chọn. Những nước quanh ta như Hàn Quốc, Nhật Bản là những nước chúng ta đang học tập về giáo dục, cũng coi lịch sử là bắt buộc. Trong một cuộc hội thảo với chúng tôi, khi nói tới tích hợp, các giáo sư Hàn Quốc cho biết họ không thể thực hiện được tích hợp môn Lịch sử với môn khác.Xét về mặt kinh tế, lịch sử không mang lại giá trị kinh tế, nhưng hậu họa của việc coi nhẹ môn lịch sử thì không thể lường trước được. Tình hình nước ta đang trong giai đoạn rất nhạy cảm khi vấn đề biển Đông, vấn đề chủ quyền quốc gia luôn luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta quan tâm. Do đó, đấu tranh giữ vững chủ quyền quốc gia là trách nhiệm hàng đầu của toàn dân, của các ngành, đặc biệt là môn lịch sử có vai trò to lớn. - GS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội[/su_note]

Vâng, điều đó không ngăn cản các em lớn lên và thành người, nhưng liệu rằng việc sống mà không cần biết nguồn cội, không biết tại sao đất nước chúng ta lại có được như ngày hôm nay có thực sự "ổn" hay không. Chúng ta nên đau đáu một điều rằng vì sao các mầm non của đất nước lại không biết chút gì về lịch sử của Việt Nam khi mà chúng có thể đọc vanh vách sử Tàu hay Hàn Quốc. Và các em sẽ dựa vào đâu để tự hào mình là người Việt Nam? Vì các em có vịnh Hạ Long ư? Hay vì các em có áo dài, nón lá?

Và trong thời kỳ mà chúng ta đang phải hứng chịu "cuộc chiến văn hoá" đến từ các nước phương Tây, các nước Châu Á như Nhật  Bản hay Hàn Quốc, thì việc không còn một bộ môn Lịch sử để níu giữ chút bản sắc dân tộc còn sót lại hiện nay. Chúng ta nên thấy đau vì những đứa trẻ hiện nay, những nhà lãnh đạo tương lai của đất nước lại không thuộc nổi một bài dân ca nào trong khi lại có thể hát thuộc lòng nhạc Hàn. Đó nên là một hồi chuông báo động cho những người đang "cầm chương" ngành Giáo dục các thế hệ tương lai của đất nước.

Hoàng Việt (T/h)

[su_note note_color="#d3fee4"]"Nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. Chúng tôi sẽ có kiến nghị về dự thảo này...", Giáo sư Phan Huy Lê nêu quan điểm.[/su_note]

Tin khác

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục