Từ chuyến phà Bến Bính đến thành phố tiêu biểu ở châu Á

Thứ ba, 03/11/2020 06:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hải Phòng đã và đang phấn đấu phát triển trở thành một thành phố tiêu biểu ở châu Á. Đây là một mục tiêu lớn cần sự đồng tâm nhất trí của cả nhân dân và hệ thống chính trị thành phố này. Và tất cả đều bắt đầu từ những đổi thay nhỏ nhất.

Cầu Hoàng Văn Thụ nhìn từ bến phà Bính. Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa.

Cầu Hoàng Văn Thụ nhìn từ bến phà Bính. Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa.

Ngày 1/10/2019, hàng nghìn người Hải Phòng đã ra bến phà Bính để tạm biệt chuyến phà cuối cùng tại bến sông này.

Đây thực sự là một sự kiện lịch sử của Thành phố Hoa phượng đỏ, bởi sau suýt soát 100 năm lịch sử, bến Bính không chỉ là một bến phà thông thường mà còn trở thành một biểu tượng về đất và người của Thành phố Cảng.

Bến Bính dừng hoạt động, nhu cầu đi lại của nhân dân hai bên bờ sông Cấm phần lớn chuyển sang cầu Hoàng Văn Thụ - được xây dựng ngay bên cạnh bến sông cũ. Đây là cây cầu quan trọng nối trung tâm TP. Hải Phòng với một không gian rộng lớn ở hướng Bắc – một trong năm hướng đột phá mà Hải Phòng dự tính phát triển đô thị từ nay tới năm 2050.

Theo dự báo, dân số đô thị ở Hải Phòng đến năm 2025 đạt khoảng 2,4 - 2,7 triệu người; đến năm 2035 đạt khoảng 3,5 - 4,5 triệu người; đến năm 2050 đạt khoảng 5 - 5,5 triệu người. Theo đó, yêu cầu về đất đai toàn đô thị cũng tăng. Cụ thể: Đất xây dựng đô thị - nông thôn đến năm 2025 khoảng 56.000 - 58.000 ha; đến năm 2035 khoảng 83.000 - 85.000 ha; sau năm 2035 (tầm nhìn 2050) khoảng 105.000-110.000ha.

Đứng trước yêu cầu phát triển của Thành phố, thực hiện Quyết định số 535/QĐ-TTg  ngày 15/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức lập Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước, có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững, kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không; trọng điểm dịch vụ logistics; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế biển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Vòng xuyến chân cầu Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa.

Vòng xuyến chân cầu Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa.

Theo đó, đô thị Hải Phòng kế thừa và phát triển mô hình “Đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh” lên thành mô hình “Đô thị đa trung tâm”, gồm hai vành đai kinh tế, ba hành lang cảnh quan, ba đô thị trọng điểm và các đô thị mới.

Cụ thể: Hai vành đai kinh tế công nghiệp từ cảng Lạch Huyện đến phía Bắc (huyện Thuỷ Nguyên), phía Tây (dọc quốc lộ 10), phía Nam (dọc sông Văn Úc) nhằm khai thác quỹ đất phát triển công nghiệp, kết nối mạng lưới khu, cụm công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng với cảng Lạch Huyện.

Vành đai kinh tế ven biển thúc đẩy phát triển đô thị hướng ra “vịnh Hải Phòng” kết hợp bảo vệ môi trường biển.

Phát triển ba dải hành lang đô thị dọc hai bên bờ sông Cấm, sông Lạch Tray và sông Văn Úc, ở giữa dải đô thị là không gian mở xanh tạo nên môi trường sống tốt nhất và tăng khả năng tiếp cận giữa khu ở với khu sản xuất.

Ba cụm đô thị trọng điểm là cụm đô thị: Trung tâm đô thị lịch sử - đô thị hành chính mới Bắc sông Cấm; Đô thị hàng hải - trung tâm thương mại, tài chính và Đô thị sân bay (Tiên Lãng). Ba cụm đô thị trọng điểm được kết nối với nhau bằng hệ thống giao thông nhanh trên vành đai kinh tế ven biển.

Từ trung tâm thành phố hiện tại, đô thị sẽ được phát triển theo năm hướng chủ đạo:

Đô thị lõi trung tâm gồm các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, là trung tâm văn hoá, khoa học kĩ thuật thành phố Hải Phòng, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch vùng duyên hải ven biển Bắc Bộ.

Phía Bắc mở rộng đô thị về hướng Thủy Nguyên, trở thành trung tâm hành chính, chính trị thành phố Hải Phòng; trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, giải trí, y tế, giáo dục vùng duyên hải ven biển Bắc Bộ; xây dựng huyện Thủy Nguyên thành Thành phố trực thuộc thành phố.

Cát Bà. Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa.

Cát Bà. Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa.

Khu vực đô thị mở rộng phía Đông là huyện Cát Hải. Nơi đây sẽ trở thành trung tâm du lịch, công nghiệp công nghệ cao, cảng cửa ngõ và dịch vụ hàng hải quốc tế.

Khu vực đô thị mở rộng phía Nam và Đông Nam (quận Hải An, Dương Kinh, Kiến An, Đồ Sơn, huyện Kiến Thụy) trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải quốc tế; trung tâm thương mại, tài chính khu vực Bắc Bộ; trung tâm công nghiệp, du lịch giải trí, thể thao, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ, hướng tới đô thị hàng hải quốc tế.

Phía Tây của TP. Hải Phòng là huyện An Dương. Đây sẽ là trung tâm công nghiệp, dịch vụ logistic, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ.

Từ sau năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, khu vực Tiên Lãng sẽ được đầu tư xây dựng đô thị gắn với sân bay và cảng biển, phát triển logistics. Nối tiếp giữa các hướng đô thị là các thị trấn sinh thái có quy mô dân số trung bình 5 vạn người.

Song song với phát triển, quy hoạch đô thị là khu vực nông thôn. Theo đó, Hải Phòng sẽ hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện, đạt 100% xã nông thôn mới kiểu mẫu; Xây dựng các tiêu chí nông thôn mới tiệm cận với tiêu chí của đô thị, tạo điều kiện để nông thôn tham gia vào quá trình đô thị hóa.

Tái cấu trúc các khu định cư nông thôn, chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao; người dân ứng dụng và chuyển giao khoa học, kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, làm đẹp cảnh quan môi trường, gìn giữ vùng sinh thái nông nghiệp và bản sắc văn hoá nông thôn.

Hồ Tam Bạc. Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa.

Hồ Tam Bạc. Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa.

Đến năm 2025, Hải Phòng sẽ có khoảng 9.653ha dành cho không gian xanh và mặt nước. Diện tích tăng lên vào năm 2035 khoảng 15.000ha. Tổng diện tích đất cây xanh tăng 11.117ha so với quy hoạch kỳ trước do được bổ sung từ không gian xanh tự nhiên trên các đồi núi, đảo Cát Bà, các dải xanh ven sông và ven biển và các không gian xanh đô thị. Cụ thể, Thành phố sẽ duy trì và phục hồi đa dạng sinh học các danh thắng, khu dự trữ sinh quyển thế giới và công viên vườn quốc gia Cát Bà - Long Châu, các công viên rừng Bắc Thuỷ Nguyên, núi Voi - Xuân Sơn, núi Thiên Văn - núi Cột Cờ - núi Đấu, Đồ Sơn; Bảo vệ nguồn nước ngọt trên sông Giá, sông Hòn Ngọc, sông Rế, sông Đa Độ, sông Chanh Dương

Phát triển dải công viên đô thị ven sông Cấm, Lạch Tray, Văn Úc theo hướng Đông - Tây, phục hồi đa dạng sinh học ven sông góp phần tạo bản sắc riêng cho thành phố.

Ngoài ra, hình thành tuyến dải xanh Bắc Nam kết nối đa dạng sinh học vùng núi Thuỷ Nguyên với vùng nông nghiệp thấp trũng Vĩnh Bảo; Chỉnh trang các công viên lớn sẵn có, phát triển mới các công viên mới, di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm trong nội đô ra các Khu, Cụm công nghiệp để dành diện tích công viên cây xanh và sân chơi, công trình công cộng và hạ tầng xã hội.

Giữ gìn, khôi phục và bổ sung thêm hệ thống sông, hồ, đầm nước để cân bằng môi trường sinh thái, tăng cường khả năng tiêu thoát nước đô thị, phát huy giao thông thủy và hoạt động du lịch và vui chơi giải trí.

Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống, Hải Phòng được định hướng phát triển theo hướng đô thị thông minh. Trong đó, xây dựng chiến lược phát triển hạ tầng thông tin băng thông rộng, tạo nền tảng cốt lõi phát triển đô thị thông minh; Xây dựng mới và cải tạo dung lượng mạng lưới cáp quang tốc độ cao phủ khắp thành phố, đặt trung tâm mạng ở tất cả các quận huyện; Xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh tại các đô thị mới, ứng dụng chương trình kĩ thuật số , trung tâm dữ liệu Bigdata khu vực Đông Nam Á; Xây dựng mới khu vực công nghiệp công nghệ thông tin (công nghiệp ICT ).

Song song với quy hoạch đô thị, Hải Phòng xác định định hướng phát triển kinh tế đến năm 2045 là ba trụ cột chiến lược: Cảng biển – Công nghiệp – Du lịch và thương mại. Phát triển hạ tầng xã hội đảm bảo đến năm 2025 đạt các tiêu chí đô thị loại I, đến năm 2035 đạt tiêu chí đô thị loại đặc biệt. Quy hoạch phát triển thành phố gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần giữ vững ổn định, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Vĩ thanh

Nhìn từ những chuyến phà cuối cùng trên sông Cấm, không chỉ Bến Bính, mà cả Cầu Rào, Chợ Sắt... cùng nhiều địa danh lịch sử khác, tất cả đã, đang và sẽ thay đổi. Đây là kết quả tất yếu của quá trình vận động phát triển. Sẽ còn nhiều đổi thay nhưng có một điều không bao giờ thay đổi là nhiệt huyết, tình yêu, là “chất Cảng” cũng rừng rực chảy trong mỗi mạch đất, con người ở Thành phố biển này.

Tử Hưng

Tin khác

EVNGENCO1 nỗ lực vận hành các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống

EVNGENCO1 nỗ lực vận hành các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống

(NB&CL) Trong tháng 3/2024, phụ tải hệ thống điện tăng 10,96% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 2,14% so với kế hoạch năm 2024 của Bộ Công Thương. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng, EVNGENCO1 đã bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương và EVN triển khai các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện mùa khô 2024, nỗ lực vận hành các nhà máy đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống điện quốc gia.

Đời sống
Đầu tháng 5, miền Bắc có thể đón không khí lạnh, mưa rào, giông lốc

Đầu tháng 5, miền Bắc có thể đón không khí lạnh, mưa rào, giông lốc

(CLO) Chuyên gia khí tượng dự báo, từ những ngày đầu tháng 5, miền Bắc sẽ có khả năng xuất hiện mưa rào và giông trở lại, còn miền Nam gió tây nam cũng có xu hướng xuất hiện, gây mưa giông.

Đời sống
Công an TP HCM cảnh báo chiêu thức lừa đảo dịp lễ 30/4-1/5 và mùa du lịch hè

Công an TP HCM cảnh báo chiêu thức lừa đảo dịp lễ 30/4-1/5 và mùa du lịch hè

(CLO) Theo Công an TP HCM, dịp lễ 30/4-1/5 và mùa du lịch hè, tội phạm sẽ dùng thủ đoạn lừa người dân mua các tour du lịch giá rẻ, vé máy bay giá rẻ để chiếm đoạt tiền.

Đời sống
Người trẻ chọn chữa lành qua trào lưu 'ngủ 5 ngày 5 đêm ' dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Người trẻ chọn chữa lành qua trào lưu 'ngủ 5 ngày 5 đêm ' dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Thay vì lên kế hoạch cho những chuyến đi dài đắt đỏ để tận hưởng kỳ nghỉ lễ 5 ngày, nhiều bạn trẻ chọn “ngủ 5 ngày 5 đêm” để vừa chữa lành, vừa tiết kiệm chi phí.

Đời sống
Xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây tại Kon Tum

Xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây tại Kon Tum

(CLO) Tại Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế với chủ đề “Ẩm thực dược liệu – tinh hoa núi rừng Ngọc Linh”, Tổ chức kỷ lục Việt Nam Vietkings đã công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn được chế biến từ sâm dây cho huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).

Đời sống