Từ chuyện rà soát Giáo sư, Phó Giáo sư: Đã đến lúc phá bỏ những rào cản vô lý?

Thứ năm, 01/03/2018 06:58 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dư luận đang nóng lòng chờ kết quả rà soát việc công nhận ứng viên đạt tiêu chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2017 theo yêu cầu của Thủ tướng. Tuy nhiên, kết quả như thế nào có lẽ không quan trọng bằng việc, từ câu chuyện lẽ ra không đáng “nóng” này, chúng ta rút ra được gì?

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu thực tâm muốn tạo nên một đội ngũ GS đại học đích thực, các cơ quan hữu trách không thể rà soát hồ sơ của cá nhân các ứng viên theo tiêu chuẩn và quy trình hiện hành, mà phải rà soát toàn bộ hệ thống nhận thức - tiêu chuẩn - quy trình đã qua, để đạt đến nhận thức đúng đắn về chức trách GS đại học, từ đó tạo nên tiêu chuẩn mới và quy trình xét duyệt mới cho tương xứng với chuẩn mực quốc tế.

Quy trình, tiêu chuẩn công nhận chức danh có vấn đề

Sau khi Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2017, có nhiều thông tin (kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng) phản ánh số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư tăng đột biến so với các năm trước, cùng nhiều lo ngại về chất lượng (như không có đủ sách hoặc bài báo khoa học, không có đủ thời gian giảng dạy, nghiên cứu khoa học...); một số thành viên Hội đồng có rất ít (thậm chí không có) công bố nghiên cứu khoa học quốc tế so với các ứng viên.

Không ít thông tin cho rằng đã có những dấu hiệu không bình thường khi thời gian nộp hồ sơ được kéo dài như một “đợt vét” trước khi có quy định mới về tiêu chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư và có ứng viên phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Chiều 27/2, tại Hội trường Tạ Quang Bửu, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) đã có phiên họp để tổng kết kết quả rà soát Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS) năm 2017 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/2.

GS-TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch HĐCDGS ngành Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học, cho biết trước đó, các HĐCDGS ngành đã báo cáo kết quả rà soát lên Chủ tịch HĐCDGSNN, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Tại cuộc họp, các thành viên HĐCDGS ngành thảo luận nhiều vấn đề có tính nguyên tắc cũng như việc xử lý sau rà soát. Theo GS Giang, nội dung kết quả rà soát sẽ được Chủ tịch HĐCDGSNN trực tiếp báo cáo Thủ tướng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 vào ngày 1/3. Trước đó, qua rà soát đã phát hiện sai sót trong việc công nhận chức danh PGS đối với một ứng viên thuộc HĐCDGS liên ngành hóa học - công nghệ thực phẩm.

Trước những ồn ào xung quanh việc công nhận chức danh GS, PGS hiện nay, GS Đào Trọng Thi, nguyên Giám đốc ĐHQG Hà Nội, cho rằng quy trình, tiêu chuẩn công nhận chức danh hiện nay có vấn đề. GS này lấy làm lạ là những điều thế giới cần thì Việt Nam lại không quan tâm mà chỉ quan tâm đến hình thức, số lượng, thủ tục. Đối chiếu những tiêu chuẩn của Việt Nam thì nhiều nhà khoa học lớn của Việt Nam đang làm việc trên thế giới đều… trượt. Chức danh GS, PGS nhiều khi được phong không đúng người, có những người rất bình thường thì lại được phong, trong khi những người giỏi thì lại không đáp ứng được yêu cầu “không giống ai” của mình.

PGS Vũ Hào Quang, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học - Giáo dục và Môi trường Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cũng chia sẻ nhiều người rất giỏi chuyên môn, điểm nghiên cứu khoa học rất cao, các tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức không có vi phạm gì nhưng vẫn bị trượt nhiều lần. Tình hình này đã diễn ra nhiều năm và ảnh hưởng tiêu cực đến những người làm khoa học và giáo dục.

Theo một GS uy tín, nhiều học trò của ông trượt PGS không phải vì không đủ các điều kiện tiêu chuẩn về chuyên môn, khoa học mà vì lý do rất cảm tính là… không đủ số phiếu bầu của hội đồng. “Có những người rất giỏi mà nộp hồ sơ vài lần vẫn trượt. Họ nản, bảo khi nào các thành viên hội đồng kia nghỉ thì họ mới làm hồ sơ xin xét. Nhưng được vài năm, thấy lớp đàn em có khi không bằng mình mà lại được công nhận PGS, được nhận rất nhiều ưu ái về lương bổng, phụ cấp, họ lại đi làm hồ sơ rồi “chạy” nhiều cửa” - GS này chua xót.


Báo Công luận
 

Tiêu chuẩn xét chức danh GS/PGS không theo kịp thời cuộc

Thực ra đợt xét GS/PGS năm 2016, nhiều người vẫn tưởng đây là “Chuyến tàu chót mang số hiệu 174”. Năm 2017, mọi ứng viên chức danh GS/PGS đều chuẩn bị hồ sơ theo quy định mới.

Đáng lẽ ra nếu không áp dụng tiêu chuẩn mới thì nên dừng lại một năm không xét chức danh GS/PGS để chuẩn bị chu đáo cho bản dự thảo mới thì Bộ Giáo dục vẫn duy trì cách xét theo quy định 174, với những tiêu chuẩn cũ quá dễ đối với ứng viên.

Chúng ta đều biết, thời đại Công nghệ thông tin, thời của cách mạng công nghiệp 4.0 là thời đại của cách mạng khoa học và sáng tạo. Khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng ngày một thu hẹp, các thành tựu khoa học nhanh chóng đến tay người sử dụng. Ví dụ, Công nghệ điện thoại từ thạch (telephone) phải mất 75 năm mới đạt 50 triệu người sử dụng,… đến facebook là 3,5 năm, nhưng công nghệ Angry Birds chỉ sau 35 ngày đã đạt số 50 triệu người sử dụng.

Ngày nay Quốc tế đã sử dụng tạp chí online trong danh mục ISI để các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu nên thời gian xuất bản rất nhanh. Theo quy chế cũ, phải có 2 bài báo khoa học đăng trên tạp chí, NCS đủ điều kiện bảo vệ luận án, thì hiện nay học viên Cao học sau khi hoàn thành luận văn cũng có thể có 2 bài báo khoa học như NCS.

Các ngành khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Công nghệ thông tin… hầu hết các NCS đều có công bố Quốc tế trên tạp chí ISI trước khi bảo vệ luận án TS. Trong khi theo bản dự thảo Tiêu chuẩn chức danh GS/PGS, đến năm 2019 mới yêu cầu ứng viên PGS phải có công bố Quốc tế.

GS Hoàng Xuân Phú, Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN, nhận định: “Vấn đề không phải là tiêu chuẩn quá thấp. Cái sai của cách chọn lọc hiện giờ là nó dựng lên hàng rào thấp để cho những trường hợp không xứng đáng qua được, nhưng lại chứa đựng những sự phi lý để những người xứng đáng không thể nào qua nổi. Cái tệ hại là chỗ đó”.

Tuy nhiên, GS Phú cho rằng ông không quan tâm kết quả rà soát, bởi đó là chuyện vặt vãnh. “Cái tôi và nhiều đồng nghiệp quan tâm là vấn đề chính sách. Chúng tôi góp ý để có một bộ tiêu chuẩn PGS, GS tốt, không nhằm cản những người không xứng đáng vào, mà là để phá những rào cản phi lý để những người xứng đáng phải được vào. Muốn thế phải bỏ những cái mà nước ngoài không bao giờ đòi hỏi khi phong GS, mà một ví dụ tiêu biểu là tiêu chuẩn viết sách. Thậm chí, vì quyền lợi khoa học nước nhà phải cấm nhiều người viết sách, vì sách họ viết ra không chỉ phần lớn có nguy cơ vi phạm đạo đức (đạo văn) mà còn là chất lượng cực thấp. Dùng sách đó để dạy học trò thì làm hại các thế hệ học trò. Nhưng người ta dựng tiêu chuẩn đó lên để cản những người xứng đáng”, GS Phú nói.❏

Khánh An

Tin mới

Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó

Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó

(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Nghề báo
Năng lượng châu Âu lại sắp đối mặt với mùa đông khắc nghiệt?

Năng lượng châu Âu lại sắp đối mặt với mùa đông khắc nghiệt?

(CLO) Giá khí đốt tự nhiên tăng và sự bất ổn chính trị leo thang sẽ chi phối triển vọng năng lượng của châu Âu trong mùa đông sắp tới, theo Euro News.

Thị trường - Doanh nghiệp
COP29: Những phản ứng sau khi thỏa thuận tài chính khí hậu đạt được

COP29: Những phản ứng sau khi thỏa thuận tài chính khí hậu đạt được

(CLO) Vào sáng Chủ nhật, các quốc gia tại hội nghị COP29 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng, cam kết cung cấp 300 tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm đến năm 2035.

Biến đổi khí hậu
Cắt cabin, giải cứu phụ xe ra ngoài sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Cắt cabin, giải cứu phụ xe ra ngoài sau tai nạn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

(CLO) Vụ va chạm mạnh giữa hai xe tải trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, khiến 3 người bị thương trong đó có 1 tài xế phụ bị mắc kẹt trong cabin.

Giao thông
Canada xin lỗi vì giết chó kéo xe, tước sinh kế của cộng đồng người bản địa

Canada xin lỗi vì giết chó kéo xe, tước sinh kế của cộng đồng người bản địa

(CLO) Chính phủ Canada hôm thứ Bảy đã xin lỗi người thổ dân Inuit ở phía bắc Quebec vì vụ giết hàng loạt chó kéo xe trong những năm 1950 và 1960, khiến cộng đồng bị tàn phá khi tước đi khả năng săn bắn, sinh kế và khả năng đi lại của họ.

Thế giới 24h
Năm 2025, dự kiến xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không Đà Nẵng

Năm 2025, dự kiến xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không Đà Nẵng

(CLO) Đại diện cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng cho biết, trong năm 2025 sẽ triển khai xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng hạ tầng khu đất còn lại phía Bắc sân bay và mở rộng nhà ga T1.

Giao thông
Hoa Kỳ sắp công bố các hạn chế xuất khẩu mới đối với Trung Quốc

Hoa Kỳ sắp công bố các hạn chế xuất khẩu mới đối với Trung Quốc

(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden chuẩn bị công bố các hạn chế xuất khẩu mới đối với Trung Quốc sớm nhất là vào tuần tới, Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo với các thành viên trong một email tuần này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cháy lớn tại ở Khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng

Cháy lớn tại ở Khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng

(CLO) Vụ cháy xảy ra lúc nửa đêm đã thiêu rụi toàn bộ hàng hóa, thiết bị của Công ty TNHH Dong A.

Đời sống
Khóa 2 số điện thoại có cuộc gọi lừa đảo 'con cấp cứu tại Chợ Rẫy'

Khóa 2 số điện thoại có cuộc gọi lừa đảo "con cấp cứu tại Chợ Rẫy"

(CLO) Đại diện Cục Viễn thông cho biết, nhà mạng đã khóa 2 số điện thoại có cuộc gọi lừa đảo, gọi đến cho phụ huynh thông báo con đang cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy, cần tiền để mổ gấp.

Công luận 24H
COP29: Thị trường mua bán tín chỉ carbon toàn cầu sẽ hoạt động như thế nào?

COP29: Thị trường mua bán tín chỉ carbon toàn cầu sẽ hoạt động như thế nào?

(CLO) Vào thứ Bảy tại hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các quy định cho một thị trường toàn cầu nhằm mua bán tín chỉ carbon.

Thế giới 24h
Những chiếc xe đến từ Mỹ yêu thích của bạn sắp tới sẽ đắt hơn rất nhiều!

Những chiếc xe đến từ Mỹ yêu thích của bạn sắp tới sẽ đắt hơn rất nhiều!

(CLO) Nhiều người yêu thích các dòng xe đến từ Mỹ sẽ phải đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu: nhiều mẫu xe “đậm chất Mỹ” lại không thực sự được sản xuất tại Mỹ.

Xe
Sang Hàn Quốc tập huấn, tuyển Việt Nam rơi vào cảnh 'dở khóc dở cười' vì quân xanh

Sang Hàn Quốc tập huấn, tuyển Việt Nam rơi vào cảnh "dở khóc dở cười" vì quân xanh

(CLO) Tuyển Việt Nam đã có mặt tại Hàn Quốc để tập huấn chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Tại xứ sở Kim chi, đoàn quân áo đỏ có 3 trận giao hữu với CLB Ulsan Citizen (K-League 3), Deagu FC và Jeonbuk Hyundai Motors FC (K-League 1). Nhưng cả hai đội bóng đang chơi ở K-League 1 nhiều khả năng sẽ không thể tung ra sân đội hình mạnh nhất để đấu tuyển Việt Nam.

Video - Giải trí
Nghiên cứu cho thấy xe Tesla có tỷ lệ tử vong do tai nạn gấp đôi so với mức trung bình của Hoa Kỳ

Nghiên cứu cho thấy xe Tesla có tỷ lệ tử vong do tai nạn gấp đôi so với mức trung bình của Hoa Kỳ

(CLO) Một nghiên cứu mới đây về dữ liệu tai nạn giao thông tại Mỹ giai đoạn 2018-2022 đã tiết lộ tỷ lệ tai nạn chết người cao bất thường của Tesla, trong đó Model Y được xếp vào nhóm xe nguy hiểm nhất, làm dấy lên lo ngại về hệ thống tự lái của hãng.

Xe
Sóng tăng giá chung cư lan sang một số nơi ở miền Trung

Sóng tăng giá chung cư lan sang một số nơi ở miền Trung

(CLO) Theo dữ liệu của trang batdongsan.com.vn, thị trường bất động sản tại hầu hết các tỉnh miền Trung có xu hướng tăng mức độ quan tâm trong quý 3-2024 so với quý 1-2024.

Công luận 24H
Tây Ban Nha: Giáo viên và học sinh biểu tình đòi đến trường sau trận lũ ở Valencia

Tây Ban Nha: Giáo viên và học sinh biểu tình đòi đến trường sau trận lũ ở Valencia

(CLO) Các gia đình, giáo viên và cả học sinh đã biểu tình tại Valencia của Tây Ban Nha vào thứ Bảy, để yêu cầu hành động đối với các trường học bị hư hại do trận lũ lụt khiến hơn 220 người thiệt mạng và hàng nghìn học sinh không thể đi học.

Thế giới 24h
Hưng Yên: Phát hiện nhiều vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Hưng Yên: Phát hiện nhiều vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

(CLO) Ngày 24/11, thông tin từ Cục Quản lý thị trường Hưng Yên cho biết, từ đầu năm đến nay đơn vị đã xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách nhà nước hơn 400 triệu đồng.

Đời sống
Bình Luận

Tin khác

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.

Góc nhìn
Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.

Góc nhìn
Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.

Góc nhìn
Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.

Góc nhìn
Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.

Góc nhìn
Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.

Góc nhìn
Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Góc nhìn
Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Góc nhìn
Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.

Góc nhìn