Biển Đông - Khát vọng hòa bình!

Từ “Đường lưỡi bò” đến âm mưu độc chiếm biển Đông

Thứ năm, 17/10/2019 10:42 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với vị trí địa chiến lược trọng yếu, không quá ngạc nhiên khi Biển Đông từ lâu đã là vùng biển rơi vào tầm ngắm số 1 trong mục tiêu tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia. Tham vọng và âm mưu độc chiếm Biển Đông cũng từ đó mà thành.

Từ sự hiện diện của cái gọi là “Đường lưỡi bò”

“Đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” (Trung Quốc gọi là “cửu đoạn tuyến”) thực ra chỉ là những cách gọi khác nhau về một tấm bản đồ mà ngay khi lần đầu được Trung Quốc công bố cách đây 1 thập kỷ đã khiến cả thế giới, kể cả một số nhà nghiên cứu Trung Quốc ngạc nhiên và “không thể hiểu nổi”. Tròn 10 năm về trước, ngày 7/5/2009, Trung Quốc gửi công hàm lên Tổng Thư ký Liên Hợp quốc (LHQ) phản đối việc Việt Nam và Malaysia nộp Báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa của mình cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của LHQ theo quy định của Công ước LHQ về Luật Biển 1982, kèm theo công hàm này là một bản đồ thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông.

Tàu hải cảnh Trung Quốc (màu trắng) bảo vệ tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở bãi cạn Scarborough của Philippines vào tháng 4/2017. Ảnh: REUTERS

Tàu hải cảnh Trung Quốc (màu trắng) bảo vệ tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở bãi cạn Scarborough của Philippines vào tháng 4/2017. Ảnh: REUTERS

Theo yêu sách này, Trung Quốc chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scaborough. Cụ thể, “Đường lưỡi bò” (sở dĩ gọi là “đường lưỡi bò” bởi nó nhìn giống một cái lưỡi bò liếm xuống Biển Đông) hay “đường chữ U” hay “đường chín đoạn”...  chạy sát bờ biển của các nước có chung Biển Đông, có đoạn chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 50 đến 100 km. Đường này còn chạy sát bãi James Shoal của Malaysia và đảo Natuna của Indonesia, đảo Luzong thuộc quần đảo Philippines và chiếm đến 80% diện tích Biển Đông.

“Đường lưỡi bò” ban đầu gồm 11 đoạn, được thể hiện bao trùm xung quanh các nhóm đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông; trong đó, có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1953 đường 11 đoạn đã được điều chỉnh thành 9 đoạn, bỏ 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ. Đầu năm 2013, cơ quan Đo đạc bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc cho công bố bản đồ “đường lưỡi bò” gồm 10 đoạn và khẳng định lần đầu tiên Trung Quốc đã thể hiện rõ các đảo ở Biển Đông trên tấm bản đồ này, nhưng không hề giải thích lý do tại sao “đường lưỡi bò” từ 9 đoạn thành 10 đoạn.

Với công hàm năm 2009, Trung Quốc yêu sách cộng đồng quốc tế phải thừa nhận tính chất “lịch sử của đường lưỡi bò”, coi Biển Đông như một “vịnh lịch sử” của Trung Quốc; “đường lưỡi bò” được hiểu như đường biên giới trên biển của Trung Quốc và như thế Trung Quốc sẽ độc chiếm 80% diện tích của Biển Đông và Biển Đông trở thành vùng nước “nội thủy” của Trung Quốc.

Đến chiến thuật tinh vi để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm biển Đông

Tuy nhiên, điều đáng nói là tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc  không dừng ở đó. Những năm qua, Trung Quốc đã liên tục có động thái nhằm gia tăng tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình. Trung Quốc áp dụng kịch bản Dân sự hóa Biển Đông bằng cách đơn phương tuyên bố thiết lập “Thành phố Tam Sa” (năm 2012) và mở rộng thành “Tứ Sa” (năm 2017). Theo đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Pratas, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và bãi ngầm Macclesfield với tên gọi lần lượt là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa. Thay vì được xem là một nhóm các thực thể tranh chấp, Trung Quốc coi mỗi nhóm đảo và đá ngầm này là một quần đảo gồm nhiều thực thể khác nhau, với ranh giới biển cụ thể, có chủ quyền và quyền được xác lập xung quanh đó một vùng đặc quyền kinh tế, xây dựng các sân bay, cảng biển bố trí tên lửa, radar cùng nhiều vũ khí hạng nặng khác và không loại trừ triển khai thêm các hoạt động kinh tế, thậm chí đưa cả người ra sinh sống trên những thực thể chiếm đóng và bồi đắp trái phép này.

Việc thời gian gần đây Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép trở lại trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam (sau vụ hạ đặt dàn khoan 981 trong vùng EEZ của Việt Nam hồi năm 2014) được xem là bước đi mới nhất nhằm áp đặt trên thực tế “Đường lưỡi bò” bất hợp pháp trên Biển Đông. Tàu khảo sát thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc được hộ tống bằng một số lượng lớn tàu hải cảnh, hải giám trang bị vũ khí hạng nặng, tàu dân quân biển giả dạng tàu cá và đôi khi cả tàu chở hàng đã liên tục xâm phạm vùng biển Việt Nam để thực hiện thăm dò địa chất.

Báo Giao thông, dẫn lời PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ TN&MT) dự báo, không loại trừ khả năng Trung Quốc tiếp tục tôn tạo, mở rộng đảo nhân tạo trên bãi Hoàng Nham (chiếm giữ của Philippines từ 2012) và bãi Trung Sa (tuyên bố 2017). Nếu cộng đồng quốc tế và các bên liên quan không hành động kịp thời, Trung Quốc sẽ hoàn thành phương án “chống tiếp cận”, đủ khả năng độc quyền kiểm soát Biển Đông. Trung Quốc cũng được cho là đã và sẽ đặt các thiết bị giám sát ngầm dưới đáy biển phục vụ cho việc xây dựng một hệ thống “phòng tuyến điện tử” ngầm quanh đường lưỡi bò để kiểm soát không gian 3 chiều của Biển Đông và khống chế các hoạt động của các bên liên quan. Việc Trung Quốc khảo sát địa chất, địa vật lý rất kỹ lưỡng trong một vùng biển không lớn với thời gian kéo dài, lặp lại và mở rộng dần ở khu vực biển bãi Tư Chính, có khả năng Bắc Kinh đang chuẩn bị thiết lập trái phép một số trạm kiểm soát biển lâu dài ở đây.

Với chiến thuật mà theo nhìn nhận của PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi là  “gặm nhấm”, “tạo sự đã rồi”, Trung Quốc đang ngụy tạo ra một “Biển Đông yên mà không ổn”, có lợi cho Bắc Kinh. Còn theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia khác, Trung Quốc còn sử dụng nhiều chiến thuật tinh vi khác để độc chiếm biển Đông như chiến thuật “tằm ăn lá dâu” giúp họ từng bước chiếm trọn biển Đông; trong khi chiến thuật “cây bắp cải” và “vùng xám” sử dụng rất nhiều lực lượng khác nhau, trong đó chủ yếu là lực lượng dân quân biển ngụy trang dưới dạng các tàu cá được trang bị vũ khí để sẵn sàng phối hợp với các tàu chấp pháp dân sự trên biển như tàu hải cảnh và các loại tàu khác, thậm chí tàu chở hàng để quấy nhiễu vùng biển các nước khác. Tất cả các chiến thuật tinh vi ấy, chỉ nhằm một mục đích cuối cùng: hiện thực hóa tham vọng xâm chiếm mục tiêu lâu dài của Trung Quốc: “Độc chiếm Biển Đông”. Và điều quan ngại, theo dự báo của các chuyên gia, không dừng ở Biển Đông, âm mưu này có thể được áp dụng cho biển ASEAN và biển Hoa Đông ngày mai.

Trung Quốc trong vòng 5 năm qua kể từ khi đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn” cùng học thuyết “Tứ Sa” đã ráo riết đầu tư, tăng cường hoạt động bồi đắp 7 thực thể mà họ chiếm đóng trái phép trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các đảo nhân tạo với tổng diện tích lên tới hơn 13 km2, chiếm khoảng 95% tổng diện tích các đảo tự nhiên và đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa hiện nay. Trong đó, Trung Quốc bồi đắp thành 3 đảo nhân tạo lớn, có đường băng dài 3.000m, đủ để cho các máy bay chiến đấu hạng nặng có thể cất/hạ cánh. Cụ thể, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo mở rộng diện tích quy mô lớn 6 bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, gồm đá Chữ Thập, Ga Ven, Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa và Vành Khăn trong tổng số 7 bãi đá ngầm do nước này chiếm đóng trái phép thành các đảo nhân tạo. Trong đó lớn nhất là đá Chữ Thập với diện tích đảo nhân tạo lên tới khoảng 2,77km2, đứng thứ 3 về diện tích trong các đảo hoàn toàn nhân tạo trên Biển Đông và cũng lớn thứ 4 trong tất cả các đảo nhân tạo lẫn đảo đá tự nhiên thuộc 2 quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Trên đá Chữ Thập có cả sân bay với đường băng rộng khoảng 55 m, dài 3.000 m cùng cảng biển có thể tiếp nhận các tàu cỡ lớn. Trung Quốc cũng đã biến đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo lớn thứ hai về diện tích và lớn nhất về quy mô xây dựng công trình trên Biển Đông. Đến nay, tổng diện tích của đảo nhân tạo Xu Bi lên tới khoảng 4,14km2. Trên đảo nhân tạo mà chiếm đóng và bồi đắp trái phép này, Trung Quốc đã xây dựng tổng cộng gần 400 tòa nhà, với nhận định của các chuyên gia quốc tế là đều có khả năng là các công trình quân sự, có năng lực phục vụ từ 1.500 đến 2.400 binh lính đồn trú. Tính tới thời điểm này, Trung Quốc đã chiếm đóng và bồi đắp trái phép đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo hoàn toàn nhân tạo có diện tích lớn nhất trên Biển Đông, kể cả với tất cả các đảo và đá tự nhiên khác, với diện tích trên 5,66 km2. Trên đảo nhân tạo này, Trung Quốc cũng đã hoàn thành xây dựng sân bay và cảng nước sâu nhằm biến nơi đây thành một căn cứ quân sự lớn.

Hà Anh

Tin khác

Hội đồng Bảo an sắp bỏ phiếu về tư cách thành viên của Palestine, Mỹ có thể sẽ phủ quyết

Hội đồng Bảo an sắp bỏ phiếu về tư cách thành viên của Palestine, Mỹ có thể sẽ phủ quyết

(CLO) Các nhà ngoại giao cho biết, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu vào thứ Sáu về yêu cầu của Palestine để trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc, điều mà đồng minh của Israel là Mỹ dự kiến sẽ ngăn chặn.

Thế giới 24h
Hezbollah phóng tên lửa và máy bay không người lái vào Israel

Hezbollah phóng tên lửa và máy bay không người lái vào Israel

(CLO) Nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào một cơ sở quân sự ở phía bắc Israel khiến ít nhất 14 binh sĩ bị thương, nói rằng hành động này để trả đũa các cuộc tấn công của Israel khiến các thành viên Hezbollah thiệt mạng.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Anh nói Israel sắp tấn công Iran

Ngoại trưởng Anh nói Israel sắp tấn công Iran

(CLO) Israel rõ ràng đã quyết định tấn công trả đũa Iran, theo Ngoại trưởng Anh David Cameron cho biết trong chuyến thăm nước này vào thứ Tư (17/4).

Thế giới 24h
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden hứa tăng thuế người giàu, giảm thuế người nghèo

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden hứa tăng thuế người giàu, giảm thuế người nghèo

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công du vận động tranh cử tại bang Pennsylvania vào thứ Ba (16/4), với điểm dừng đầu tiên tại quê hương Scranton của mình. Tại đây, ông đã tái khẳng định lời hứa tăng thuế đối với những người giàu và các tập đoàn lớn.

Thế giới 24h
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc lần đầu điện đàm sau hơn 2 năm

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc lần đầu điện đàm sau hơn 2 năm

(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Đô đốc Đổng Quân, vào hôm thứ Ba (16/4), để cải thiện mối quan hệ giữa hai nước và bàn về nhiều vấn đề quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Thế giới 24h