Từ Nhật Bản đến Mỹ, ‘kế hoạch thoát hiểm’ đã hình thành

Thứ sáu, 15/05/2020 11:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhật Bản, các nước láng giềng châu Á, châu Âu và Mỹ đều đang tìm kiếm những con đường độc đáo của riêng mình để tới cùng một đích – Thoát khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19 đang cản trở nền kinh tế.

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu gỡ lệnh phong tỏa 39 trong số 47 tỉnh và hướng tới trạng thái bình thường mới - Ảnh: Kei Higuchi

Chính phủ Nhật Bản bắt đầu gỡ lệnh phong tỏa 39 trong số 47 tỉnh và hướng tới trạng thái bình thường mới - Ảnh: Kei Higuchi

Thủ tướng Nhật Bản vào tối thứ Năm đã tuyên bố sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại 39 trong số 47 tỉnh trên cả nước. Tokyo, một trong những khu đô thị đông dân cư bậc nhất thế giới và một số thành phố vẫn còn trong diện cảnh báo, nhưng tình trạng của họ sẽ được đánh giá lại sau 1 tuần nữa.

Không giống như lệnh phong tỏa thường thấy ở các quốc gia như Ấn Độ hay Pháp, các biện pháp phòng ngừa mà Nhật Bản đưa ra vào ngày 7/4 vẫn cho phép người dân sử dụng phương tiện giao thông và ăn trong nhà hàng.

Nhưng ngay cả biện pháp yêu cầu ở nhà “lỏng lẻo”, các doanh nghiệp và người dân vẫn bày tỏ sự phản đối. Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe buộc phải thực hiện nới lỏng các hạn chế, đồng thời giải thích lý do cho quyết định này.

"Với tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ ở nhiều địa điểm, hôm nay là ngày bắt đầu một cuộc sống hàng ngày mới trong kỷ nguyên virus Corona", Abe nói. Tuy nhiên, ông cảnh báo, "virus chắc chắn sẽ có mặt xung quanh chúng ta”.

Giống như Nhật Bản, phần lớn thế giới đang cố gắng thử các biện pháp hỗn hợp nhằm tránh sự sụp đổ kinh tế toàn diện, đồng thời ngăn chặn một đợt lây nhiễm mới có thể xảy ra, gây áp lực cho hệ thống y tế vốn đang trong tình trạng quá tải.

Nhiều quốc gia cũng áp dụng chính sách như chính phủ của ông Abe, khi đưa ra các giai đoạn cho việc mở cửa trở lại nền kinh tế một cách hoàn toàn, với những tiêu chí cụ thể. Một số cũng đặt ra các điều kiện để khôi phục các hạn chế trong trường hợp dịch bệnh có thể trở lại.

Một số nền kinh tế ở Đông Nam Á đang hoạt động trở lại một cách mạnh mẽ sau khi trấn áp được đại dịch bằng những biện pháp quyết liệt ngay từ đầu. Việt Nam đã cho phép mọi thành phần kinh tế trở lại hoạt động bình thường vào cuối tháng 4, trừ tuyên bố “chiến thắng Covid-19”. Nhiều tuần nay, Việt Nam cũng tuyên bố có thêm ca nhiễm mới.

Thái Lan cũng gia nhập “CLB số 0” vào thứ Tư vừa qua khi báo cáo không có ca nhiễm Covid-19 mới lần đầu tiên trong hơn hai tháng.

Lệnh hạn chế di chuyển của Malaysia vẫn có hiệu lực đến ngày 9/6, nhưng chính phủ đã cho phép hầu hết các lĩnh vực mở cửa trở lại vào 4/5.

Lệnh phong tỏa tại Singapore sẽ kết thúc vào 1/6, nhưng nước này trong tuần qua đã cho phép các tiệm hớt tóc, dịch vụ giặt ủi và các doanh nghiệp khác tái hoạt động, kèm với yêu cầu áp dụng hệ thống đăng ký trực tuyến mới cho khách hàng và nhân viện. Điều này giúp Singapore nhanh chóng theo dõi và kiểm soát bất cứ ca nhiễm virus mới nào xuất hiện.

Một quán ăn tại Bangkok vào ngày 3/5 - Ảnh: Akira Kodaka

Một quán ăn tại Bangkok vào ngày 3/5 - Ảnh: Akira Kodaka

Tại Mỹ, chính quyền địa phương là những người ra quyết định về việc mở cửa kinh tế hay duy trì các lệnh hạn chế, dù chính phủ Liên bang đã đưa ra một số hướng dẫn cho lộ trình này.

Tại New York, nơi có số lượng các trường hợp dương tính với virus Corona được xác nhận cao nhất trong cả nước, lệnh “ở nhà bắt buộc” sẽ hết hạn vào thứ Sáu (15/5).

Kế hoạch dành cho việc mở lại thực hiện theo từng giai đoạn, theo khu vực, dựa trên các điều kiện tiên quyết như các ca nhiễm mới giảm trong 14 ngày. Các ngành công nghiệp sẽ khởi động lại từng bước và các công ty được yêu cầu lập kế hoạch để giữ an toàn cho công nhân của họ.

"Đóng cửa mọi thứ, đóng cửa nền kinh tế, tự nhốt mình trong nhà. Bạn có thể làm điều đó trong một khoảng thời gian ngắn nhưng bạn không thể sẽ làm điều đó mãi mãi”, thống đốc bang New York Andrew Cuomo nói về lệnh phong tỏa ngày 8/5.

Các công ty xây dựng và sản xuất sẽ quay trở lại làm việc trước tiên, với một số nhà bán lẻ nhất định chỉ được phép cung cấp xe bán tải, tương tự như California.

Nếu giai đoạn một diễn ra suôn sẻ, các dịch vụ chuyên nghiệp, các công ty bất động sản và một số lĩnh vực khác sẽ mở ra tiếp theo. Họ sẽ được phép hoạt động cùng các nhà hàng, quán bar và khách sạn. Sau đó là nhà hát và các địa điểm giải trí khác. Các trường học sẽ là nơi cuối cùng mở cửa trở lại.

Tại Anh, quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất châu Âu với gần 34 nghìn người chết, chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đã công bố lộ trình gỡ phong tỏa vào thứ Hai và lần đầu tiên nới lỏng các hạn chế từ ngày 23/3.

Những người lao động không thể làm việc tại nhà, chẳng hạn như những người làm việc trong ngành sản xuất, được khuyến khích quay trở lại bắt đầu từ tuần này.

Dân chúng cũng sẽ được phép có nhiều hơn một buổi tập thể dục hoặc đi chơi giải trí mỗi ngày, nhưng mọi người vẫn sẽ được yêu cầu giữ khoảng cách 2 mét với những người khác bên ngoài gia đình của họ.

Lo sợ sự gia tăng các ca nhiễm, như sự bùng phát bên trong một hộp đêm ở Hàn Quốc sau khi các hạn chế được nới lỏng vào tuần trước, Mỹ và các quốc gia khác đã sẵn sàng áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt trở lại nếu cần thiết.

Vương quốc Anh sẽ thành lập Trung tâm An toàn sinh học chung và sử dụng Hệ thống cảnh báo Covid-19 năm cấp để xác định mối đe dọa virus Corona và khoảng cách xã hội thích hợp. Các mức độ sẽ được dựa trên số trường hợp và hệ số lây nhiễm, chẳng hạn như có bao nhiêu người mà người mang mầm bệnh trung bình lây nhiễm.

Nước Đức khởi động lại phần lớn nền kinh tế vào tuần trước, nhưng họ cũng đang giữ sự cảnh giác. Thủ tướng Angela Merkel nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ hệ số lây nhiễm dưới 1.

Quyền hạn và trách nhiệm đáng kể cũng đã được chuyển từ chính quyền trung ương sang các tiểu bang, với một quy định rằng các quận và thành phố có nghĩa vụ phải gỡ bớt các hạn chế nếu họ chỉ có hơn 50 ca nhiễm virus trên 100.000 người trong thời gian 7 ngày.

Tại Nhật Bản, hội đồng cố vấn của chính phủ vào thứ Năm đã phê duyệt hướng dẫn nâng tình trạng khẩn cấp cho biết, các trường hợp nhiễm mới phải duy trì dưới 0,5 trên 100.000 người trong một tuần. Trong khi con số toàn quốc đứng ở mức 0,4 vào thứ Tư, thì tại thủ đô Tokyo con số vẫn là 1,3.

Ngân hàng Goldman Sachs đã tính toán một chỉ số để đánh giá mức độ của quy định giãn cách xã hội và những nỗ lực của chính phủ, dưa trên dữ liệu di động của Google và các nguồn khác. Những phát hiện của Goldman Sachs cho thấy, Ấn Độ và Ý chịu tổn thất nặng nề nhất. Singapore, Hoa Kỳ, Đức và Hoa Kỳ nằm trong nhóm giữa, trong khi Nhật Bản ở nhóm tương đối nhẹ.

Một góc quang cảnh đường phố vắng lặng ở New York trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp - Ảnh: Reuters

Một góc quang cảnh đường phố vắng lặng ở New York trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp - Ảnh: Reuters

Theo Trung tâm giám sát kinh tế Ấn Độ, một cơ quan độc lập có trụ sở tại Mumbai, tình hình của Ấn Độ thực sự rất khắc nghiệt: Khoảng 120 triệu việc làm đã bị mất cho đến nay.

Khi Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố lệnh phong tỏa trên toàn quốc vào tối ngày 24/3, thông báo chỉ được đưa ra trước bốn giờ. Hàng triệu công nhân nhập cư, những người đang sống với tiền lương hàng ngày ở các thành phố, nhanh chóng mất việc và bị đuổi khỏi nhà.

Hiện tại, chính phủ của ông Modi đã giảm bớt hạn chế ở một số khu vực an toàn nhất định. Trong một bài phát biểu trên truyền hình vào tối thứ Tư, ông tuyên bố sẽ nới lỏng hạn chế thêm ngoài việc hết hạn phong tỏa vào Chủ nhật này.

Tuy nhiên, ông Modi cho biết "giai đoạn thứ tư của lệnh phong tỏa sẽ được điều chỉnh lại hoàn toàn, với các quy tắc mới”, có điều các quy định mới chưa được tiết lộ.

Tình thế của Nhật Bản hiện tại còn các xác mức độ nguy hiểm, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Cho đến nay, việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp được xem là cách tiếp cận thận trọng và kỹ lưỡng của chính phủ giúp Nhật Bản hạn chế được số người chết ở mức tối đa, nếu nhìn vào số ca tử vong tại Italia, Mỹ và các nơi khác. Thủ tướng Abe và các cố vấn vì thế vẫn muốn duy trì thái độ thận trọng khi đại dịch vẫn chưa chấm dứt.

Bên cạnh quyết định mới, chính quyền của Thủ tướng Abe và các chuyên gia ủng hộ người dân thích nghi với “trạng thái bình thường mới”, bao gồm giãn cách xã hội có mức độ ít nhất cho đến khi tìm được vắc-xin điều trị Covid-19, hoặc phương pháp chữa bệnh mới.

Trước thực trạng kinh tế khó khăn khi tỷ lệ các công ty phá sản tăng lên 15% trong 4 tháng so với cùng kỳ năm trước (theo Tokyo Shoko Research), chính phủ của ông Abe có kế hoạch bổ sung ngân sách với gói kích thích lên tới 108 nghìn tỷ Yên (1 nghìn tỷ USD), mà Nội các đã phê duyệt vào tháng trước.

“Tôi muốn tạo ra cuộc sống bình thường mới, từng bước một với mọi người”, ông Abe nói và dường như muốn nhấn mạnh vào một cuộc chiến dài hơi. “Đó là trách nhiệm của tôi”.

Hơn 5 tháng kể từ khi virus Corona xuất hiện, toàn cầu đang bắt đầu thích nghi với trạng-thái-bình-thường-mới như một kế hoạch thoát khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19. 

Hoài Đức

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế