(CLO) Cuộc Chiến tranh Lạnh khép lại cách đây 30 năm khởi nguồn từ một “Bức điện dài” sau Thế chiến thứ hai, giúp nước Mỹ hạ bệ Liên Xô. Lúc này, một luận thuyết mới đang được hình thành từ ý tưởng của “bức điện dài” trong quá khứ, khi Trung Quốc nổi lên là một thách thức mới đối với Mỹ.
Cái tên bí ẩn George Kennan và xuất xứ “Bức điện dài”
Vào ngày 22 tháng 2 năm 1946, một nhân viên Sở Ngoại giao cấp thấp ngồi trong Đại sứ quán Mỹ ở Moscow đã gửi về nước một công văn. George Kennan, nhà ngoại giao Hoa Kỳ, khi đó chắc chắn không biết rằng “Bức điện dài” với 8.000 từ của ông gửi tới Washington 75 năm sau vẫn được coi là văn bản nền tảng của Chiến tranh Lạnh.
Kennan viết trong bối cảnh lo lắng sau Thế chiến thứ hai, vào thời điểm mà châu Âu nằm trong đống đổ nát, khi các khu vực khác trên thế giới đang thoát khỏi ách thống trị của các đế quốc châu Âu và khi chính Hoa Kỳ đang cân nhắc vai trò tương lai của mình trong các vấn đề quốc tế.
Một số đồng nghiệp của Kennan trong Bộ Ngoại giao Mỹ coi việc ăn ở và chung sống với Liên Xô, một đồng minh thời chiến, là con đường cần thiết để tiến tới tương lai. Tuy nhiên, Kennan đã nhìn nhận mọi thứ theo cách khác.
Trong bức điện tín của mình, Kennan đã đưa ra một cái nhìn rõ ràng về các mục tiêu và hoạt động của Liên Xô và cho rằng cuối cùng nó sẽ sụp đổ dưới sức nặng từ những mâu thuẫn của chính nó.
Ông cho rằng chế độ Stalin cần phải nhìn thế giới bên ngoài theo những điều kiện thù địch là một cái cớ quan trọng “cho chế độ độc tài mà họ không biết cách cai trị, vì những sự tàn ác mà họ không dám gây ra, vì sự hy sinh mà họ cảm thấy bị ràng buộc phải đòi hỏi”.
Theo lời của nhà sử học Chiến tranh Lạnh, John Lewis Gaddis, bức điện tín đã trở thành “cơ sở cho chiến lược của Hoa Kỳ đối với Liên Xô trong suốt phần còn lại của Chiến tranh Lạnh”.
Chưa đầy một tháng sau, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã có bài phát biểu tại Fulton, Missouri, Hoa Kỳ, chỉ ra nhiều nước châu Âu lúc bấy giờ thuộc “khu vực Liên Xô” và tuyên bố rằng “một bức màn sắt đã phủ xuống khắp lục địa”, ám chỉ một sự chia cắt châu Âu thành hai khu vực riêng rẽ, giữa Tây Âu và Đông Âu.
Quan điểm của Kennan đưa ra trong bức điện tín nói về “sự ngăn chặn” cái mà Mỹ gọi là chủ nghĩa bành chướng của Liên Xô, bằng cách triển khai quân đội Mỹ trên khắp toàn cầu thay cho chính sách gây áp lực chủ yếu bằng kinh tế và chính trị. Điều này dẫn đến học thuyết Truman nhằm ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản được thông qua năm 1947 mà thế giới biến đến sau đó.
Di sản của Kennan đã phủ bóng lên chính sách đối ngoại của Mỹ. Điều đó luôn đúng ở bất kỳ thời điểm nào trong ba phần tư thế kỷ qua. Nhiều thế hệ các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã nghiên cứu về “Bức điện dài” để rút ra các bài học cho thời điểm cụ thể của họ.
Ý tưởng của “Bức điện dài hơn”
Tháng trước, Hội đồng Đại Tây Dương đã xuất bản cái mà họ gọi là “Bức điện dài hơn”, một luận thuyết do một cựu quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ, kêu gọi một chiến lược toàn diện để chống lại Trung Quốc và để các nhà hoạch định chính sách tiếp tục “tập trung vào Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình”, nhắm đến "nội bộ xung quanh ông ấy và bối cảnh chính trị Trung Quốc mà họ chỉ đạo”.
Báo cáo kết luận, mục tiêu của Hoa Kỳ phải là một kịch bản mà Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận của họ “tiếp tục thống trị cán cân quyền lực khu vực và toàn cầu trên tất cả các chỉ số quyền lực chính” vào giữa thế kỷ này.
Hơn nữa, báo cáo nhận định, sau kỷ nguyên ông Tập theo đường lối cứng rắn Trung Quốc có thể sẽ được “thay thế bằng một ban lãnh đạo đảng ôn hòa hơn”, và sẽ có những dấu hiệu cho thấy công chúng Trung Quốc đã sẵn sàng cho một xã hội tự do hơn trong tương lai.
Đây là một nhiệm vụ quá nặng nề và “Bức điện dài hơn” đã nhận được phản hồi có thể dự đoán được từ nhiều phía khác nhau. Các quan chức và phương tiện truyền thông Trung Quốc coi nghiên cứu này là một "cuộc tấn công ác ý", trong khi một số chuyên gia ở Washington chỉ ra những sai sót trong phân tích của họ, bao gồm cả việc cường điệu hóa mối đe dọa ý thức hệ mà Bắc Kinh gây ra cho trật tự toàn cầu, và quá chú trọng vào hồ sơ cụ thể của ông Tập để thần thánh hóa hoạt động của hệ thống chính trị của Trung Quốc.
Tác giả ẩn danh của báo cáo nhận thức rằng thời gian đã thay đổi. “Khi George Kennan viết ‘bức điện dài’... với phân tích của ông ấy tập trung vào điều gì cuối cùng sẽ khiến Liên Xô thất bại, ông ấy cho rằng mô hình kinh tế của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thành công theo cách riêng của mình”, tác giả viết.
“Sự khác biệt giữa lúc đó và bây giờ là giả định không còn có thể được thực hiện. Nhiệm vụ trước mắt không chỉ dừng lại ở việc giải quyết các lỗ hổng nội bộ của Trung Quốc, mà còn mở rộng sang các lỗ hổng của Hoa Kỳ. Nếu không làm cả hai, Hoa Kỳ sẽ thất bại”.
Tổng thống Biden và các đồng minh của ông đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, chính sách đối ngoại của họ bắt đầu từ trong nước. Nhưng họ cũng phải đối mặt với bầu không khí chính trị nóng bỏng ở Washington, nơi các cuộc nói chuyện về sự cạnh tranh siêu quyền lực với Trung Quốc diễn ra thường xuyên và ngày càng mang tính lưỡng đảng, tức là thu hút sự quan tâm của cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.
Chiến tranh lạnh phiên bản 2.0 có thể xảy ra?
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia bao gồm cả các học giả về di sản của Kennan tỏ ra thận trọng với việc áp dụng cùng một logic Chiến tranh Lạnh cho thách thức hiện tại.
Thomas Graham, cựu cố vấn của Nhà Trắng về các vấn đề Nga trong chính quyền George W. Bush, cho rằng, Trung Quốc đại diện cho “một loại thách thức chiến lược mà Mỹ chưa từng đối mặt trước đây, một đối thủ ngang hàng cạnh tranh trên mọi khía cạnh quyền lực”.
Ông Graham đã phát biểu tại một sự kiện trực tuyến nhân kỷ niệm 75 năm “Bức điện dài” hôm thứ Năm (25/2), được tổ chức bởi Viện Kennan tại Trung tâm Wilson.
“Thế giới không còn lưỡng cực nữa”, Graham nói với Today’s WorldView khi đề cập đến động lực của Chiến tranh Lạnh đã choán phần lớn thế kỷ 20. "Và những lựa chọn thay thế cho quyền bá chủ của Mỹ - hay vai trò lãnh đạo, như ông Biden sẽ có - rõ ràng không tệ hơn".
Trong khi đó, Daniel H. Nexon, một giáo sư về chính phủ tại Đại học Georgetown đánh giá, các cuộc khủng hoảng toàn cầu như đại dịch virus Corona và biến đổi khí hậu buộc Washington và Bắc Kinh phải đối mặt với những mối đe dọa tương tự nhau.
“Tất cả những vấn đề này đòi hỏi phải có các giải pháp hợp tác, chứ không phải làm sâu sắc thêm sự cạnh tranh một cách không cần thiết”, ông viết. “Khi được áp dụng như một mô hình nền tảng của quan hệ đối ngoại, sự cạnh tranh giữa các cường quốc khiến từ bỏ hoặc tệ nhất là ném đi những nỗ lực sau cùng của hợp tác là sự ngây thơ”.
Bình luận về vấn đề này, nhà phân tích cấp cao của Eurasia Group, Ali Wyne cho rằng: “Một cuộc sống chung lâu bền giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đòi hỏi mỗi bên phải chấp nhận thực tế về khả năng phục hồi của bên kia. Do đó, chính quyền Biden có cơ hội hấp dẫn để nâng cao tầm nhìn tự tin, hướng tới tương lai về vai trò của Mỹ trên thế giới - một trong số đó, cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định bao trùm”.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc quả là điều khiến nước Mỹ vô cùng lo ngại. Bởi vị thế siêu cường số một thế giới của họ hoàn toàn có thể bị lật đổ. Tuy nhiên, Mỹ cũng phải tự vấn về chính sách đối ngoại của chính mình kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ không còn đối thủ. Vì lẽ đó, họ dường như trở nên mông lung, không xác định rõ ràng đâu là kẻ thù, đâu là đối thủ cạnh tranh. Sức mạnh siêu cường của Trung Quốc hiện tại chính nhờ một tay họ giúp sức.
Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói “không có bạn bè vĩnh cửu, không có kẻ địch vĩnh hằng, chỉ có lợi ích là trường sinh bất lão”. Trước kia Trung Quốc từng được xem là “bạn bè”, giờ đây họ lại bị coi là “kẻ địch”. Thế nên, không có gì đảm bảo rằng, trong tương lai Trung Quốc sẽ không trở lại là bạn bè của Mỹ.
"Bức điện dài" đã đánh sập một tượng đài và làm đau hàng triệu con tin. "Bức điện dài hơn" có thể sẽ khiến gấp nhiều lần con người hơn thế rơi vào cơn bĩ cực... Đó là cái giá của những học thuyết chiến tranh!
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.