Tự tin cho cuộc sống bình thường mới!

Thứ năm, 14/10/2021 10:26 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nghị quyết 128 đã cho thấy rõ tinh thần “linh hoạt” và “thích ứng an toàn” trong chủ trương “sống chung an toàn với COVID-19” mà chúng ta đang đeo đuổi.

“Có giải pháp phù hợp thì chúng ta yên tâm, tự tin chuyển đổi trạng thái, không quá lo lắng” - “lời hứa” được người đứng đầu Chính phủ đưa ra tại một cuộc họp cách đây không lâu, nay với sự ra đời của Nghị quyết 128 quy định tạm thời việc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, đang có cơ hội trở thành hiện thực. Thêm một ngọn lửa hy vọng lại được thắp lên, để tin rằng, một chương mới, tốt đẹp hơn của cuộc sống bình thường mới, đã được bắt đầu.

1. Sau rất nhiều những chờ đợi, ngày 12/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành Nghị quyết 128 của Chính phủ về việc Ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, áp dụng thống nhất trong toàn quốc.

Nghị quyết 128, khi cả nước áp dụng Nghị quyết này, sẽ tạm thời không áp dụng các quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 6/8/2021, Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 2686 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn các biện pháp tại Quy định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.

tu tin cho cuoc song binh thuong moi hinh 1

Kiểm tra giấy chứng nhận tiêm vắc-xin và xét nghiệm COVID-19 trên quốc lộ 1 tại chốt cầu Đồng Nai. Ảnh: Quang Định.

Điều khiến dư luận, báo giới quan tâm nhất chính là việc Nghị quyết 128 quy định lại các cấp độ dịch cũng như các biện pháp phòng chống dịch, phân định rõ các hoạt động được phép “đóng”/“mở” tùy theo cấp độ dịch từng cấp, từ cấp xã trở lên. 

Theo quy định, ở cấp độ 1, 2 và 3, việc đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau sẽ không bị hạn chế, riêng ở cấp độ 3 thì cần tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Nếu dịch ở cấp độ 4, việc đi lại sẽ bị hạn chế, người dân cần tuân thủ các điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng địa phương có địa điểm cách ly tập trung đảm bảo an toàn và được cá nhân người thuộc diện cách ly đồng ý thì có thể tổ chức cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà.

Đáng chú ý, theo quy định, việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh được phép hoạt động ở cả bốn cấp độ dịch. Riêng cấp độ 4, trong trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh có thể quy định về số lượng người vận chuyển hàng bằng xe máy sử dụng công nghệ cùng tham gia lưu thông trong một thời điểm.

Đối với vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải (đảm bảo phòng chống dịch COVID-19), được phép hoạt động bình thường ở cấp độ 1; cấp độ 2 vẫn được hoạt động nhưng kèm theo điều kiện; cấp độ 3 và 4 thì dừng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế và có điều kiện.

Ngoài ra, ở cấp độ 1, 2 và 3, các cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống được hoạt động nếu đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Khi dịch ở cấp độ 4, các hoạt động này sẽ phải hạn chế.        

Đáng chú ý, ở cả bốn cấp độ dịch, việc điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 đều được áp dụng. Việc điều trị được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế và quyết định của chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện thu dung, điều trị tại địa phương và điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nguyện vọng của người bị nhiễm.

tu tin cho cuoc song binh thuong moi hinh 2

Nghị quyết 128 sẽ chấm dứt những câu chuyện “cát cứ", “ngăn sông cấm chợ”. Ảnh: Quang Hùng.

Đặc biệt, quy định ghi rất rõ: Quy định này được áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Ngoài các biện pháp được nêu trong quy định, các tỉnh/TP có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp bổ sung cụ thể nhưng không trái với quy định của Trung ương, không gây ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất, kinh doanh và đi lại, sinh hoạt của nhân dân.

Trường hợp các quy định, hướng dẫn của Trung ương không phù hợp, khả thi thì kịp thời báo cáo cơ quan ban hành quy định, hướng dẫn. Cơ quan ban hành quy định, hướng dẫn phải có chỉ đạo ngay để tháo gỡ vướng mắc đồng thời nghiên cứu sửa đổi quy định, hướng dẫn.

2. Theo báo chí và các chuyên gia, Nghị quyết 128 đã cho thấy rõ tinh thần “linh hoạt” và “thích ứng an toàn” trong chủ trương “sống chung an toàn với COVID-19” mà chúng ta đang đeo đuổi.

Điều đó cho thấy, Chính phủ đã hết sức lắng nghe, hết sức cầu thị và hết sức quyết liệt, không ngại, không sợ sai để điều chỉnh những quyết sách chống dịch sao cho phù hợp nhất, có tính khả thi cao nhất.

Cũng như các nước trên thế giới, chúng ta cũng có lúc bị động, lúng túng vì biến chủng Delta cực kỳ nguy hiểm. Việc phòng chống dịch là chưa có tiền lệ, phải vừa làm vừa điều chỉnh. Tuy nhiên, Chính phủ đã liên tục chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khoa học, toàn diện, xuất phát từ thực tế để có các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh, tránh khuynh hướng lơ là, mất cảnh giác và chủ quan, nóng vội. Từ tháng 8/2021, việc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 được kiện toàn do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, việc lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chuyên sâu, việc tổ chức thực hiện có hiệu quả đã giúp tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác phòng chống dịch trên cả nước, nhất là tại các tỉnh, thành phố phía nam.

Quan trọng nhất là những thành quả gặt hái được trong công cuộc chống dịch. Đến nay, tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn quốc. Tại tâm dịch ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An tình hình dịch bệnh đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ ca nhiễm và tử vong giảm sâu. Trên cả nước, tới ngày 12/10, hơn 91% bệnh nhân COVID-19 đã được điều trị thành công, có 10/62 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 9 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn. Cả nước cũng đã tiêm được khoảng 51,4 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó khoảng 23,8 triệu người đã tiêm 1 liều và 13,8 triệu người tiêm đủ 2 liều. Tỷ lệ tiêm ít nhất 01 liều vaccine là 52,3% dân số từ 18 tuổi trở lên. 

3. Thành quả bước đầu đã có, chiến lược chống dịch đã được Trung ương kịp thời điều chỉnh và bước đầu được đánh giá là “hướng dẫn cụ thể rõ ràng, phù hợp với tình hình mới”, phần còn lại, làm nên sự thành công của tiến trình “trở lại cuộc sống bình thường mới” có lẽ chỉ nằm ở hai yếu tố cốt lõi: ý thức phòng dịch của người dân và sự linh hoạt thực sự của các địa phương.

Nghị quyết 128 quy định: “quy định phạm vi đánh giá cấp độ dịch từ quy mô cấp xã”... “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chuyển đổi cấp độ dịch”... “quyết định các biện pháp hành chính phù hợp và có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp bổ sung cụ thể nhưng không trái với quy định của Trung ương”

Nghị quyết 128 một lần nữa cho thấy Chính phủ đã trao quyền và trách nhiệm chống dịch cho các cấp cơ sở, địa phương. Phần còn lại chỉ còn là việc các cơ sở, các địa phương “ứng xử” như thế nào cho phù hợp, hiệu quả  để vừa bảo đảm câu chuyện phòng chống dịch, vừa không ảnh hưởng tới công cuộc tái mở cửa trở lại, khôi phục lại nền kinh tế, tránh đứt gãy chuỗi lưu thông phân phối, bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp và sinh kế cho người dân.

“Hết cát cứ, hết cục bộ, hết giấy phép con, hết những sợ hãi”… đó như những tiếng reo ca nho nhỏ trên mặt báo cũng như trên trang cá nhân của rất nhiều người dân, trong đó không ít là các chủ doanh nghiệp. Đó vừa là niềm vui, sự tin tưởng vào Nghị quyết 128 nhưng cũng là cơ hội để chính các địa phương - nơi đang được giao phần trách nhiệm lớn trong công cuộc đưa cuộc sống trở lại bình thường mới - phải “soi mình” rằng thực sự  đã làm tròn trách nhiệm đó hay chưa, hay bấy lâu vẫn viện tới một rừng thủ tục để làm tấm khiên che đỡ, “giảm chấn” cho chính mình? Trả lời được câu hỏi đó, nói như người đứng đầu Chính phủ, “chúng ta mới có thể yên tâm, tự tin chuyển đổi trạng thái, không quá lo lắng” khi bước sang chương mới của cuộc sống bình thường mới.

Hồng Hà

Bình Luận

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn