Tung tin thất thiệt sẽ đẩy nhà đầu tư vào đường cùng

Thứ hai, 14/06/2021 20:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chủ trương xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021-2025, định hướng tới năm 2030. Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm các dự án cao tốc phải triển khai theo hình thức PPP là chính, trên nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người dân...

Tuy vậy, mới đây một số bài viết lại thông tin ngược dòng với Chính phủ xuất hiện đúng vào lúc Nhà nước, doanh nghiệp đang đồng lòng quyết tâm hoàn thành mục tiêu 5000km đường cao tốc trong lộ trình đến năm 2030. Chính cách hiểu và tiếp cận vấn đề ngược đã làm cản trở, nản lòng các nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.

Việc cả nước hiện mới chỉ có 1.163 km đường cao tốc - loại hình giao thông hiện đại, linh hoạt có khả năng kết nối rất cao là một trong những lý do khiến hạ tầng giao thông chưa có sự bứt phá đủ lớn, thậm chí còn tiếp tục là điểm nghẽn của nền kinh tế.

Cùng với quyết tâm “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, việc đổi mới tư duy trong việc phân bổ nguồn lực, lựa chọn công trình có tính lan tỏa cao và xây dựng được cơ chế thu hút vốn đầu tư tư nhân có tính đột phá chính là chìa khóa giúp những người làm giao thông sớm nối thông cao tốc Bắc - Nam vào năm 2025, tạo tiền đề đưa đất nước sở hữu 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030 như mục tiêu được đề ra. 

Trong bối cảnh nguồn ngân sách rất hạn chế, vẫn phải căng ra chi cho nhiều việc thì mục tiêu hoàn thành 3.800 km cho không đầy 10 năm tới có thể gặp phải trở ngại rất lớn từ những lời lẽ thiếu trách nhiệm, xuyên tạc trong thông tin về tín dụng ở những dự án đã thực hiện.

Tập đoàn Đèo Cả cho biết, đến thời điểm hiện tại, dự án hầm đường bộ Hải Vân 2 vẫn tồn tại những bất cập về tài chính vốn đã kéo dài chưa được tháo gỡ dứt điểm, đó là việc vốn ngân sách nhà nước cam kết tham gia còn 1.180 tỷ đồng chưa được giải ngân.

Tập đoàn Đèo Cả cho biết, đến thời điểm hiện tại, dự án hầm đường bộ Hải Vân 2 vẫn tồn tại những bất cập về tài chính vốn đã kéo dài chưa được tháo gỡ dứt điểm, đó là việc vốn ngân sách nhà nước cam kết tham gia còn 1.180 tỷ đồng chưa được giải ngân.

Phải thừa nhận, giai đoạn 2016 - 2020, công cuộc nối dài mạch máu cao tốc bắt đầu xuất hiện thêm những nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư dưới hình thức BOT, như Tập đoàn Đèo Cả (Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận); Sun Group (Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn) do địa phương trực tiếp đóng vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với tư cách công trình cấp cao nhất trong hệ thống đường bộ, có năng lực vận tải lớn, tốc độ cao và an toàn, có khả năng kết nối các loại hình giao thông, nên các tuyến đường cao tốc gần như ngay lập tức phát huy được hiệu quả đầu tư.

Điều đáng nói là, việc các tuyến cao tốc càng phát huy hiệu quả, thì lại càng dày thêm nỗi tiếc nuối của cả Bộ GTVT, chính quyền các địa phương và người tham gia giao thông do việc triển khai đầu tư hệ thống đường cao tốc quá chậm so với mục tiêu quy hoạch và so với tốc độ xây dựng của các nước trong khu vực.

“Đây là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm và vinh dự của chúng ta trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chúng ta quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ được giao, với sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, của nhân dân, của các tổ chức tín dụng và cả hệ thống chính trị”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Ai nợ ai …

Trong hơn 10 năm qua, Tập đoàn Đèo Cả có đóng góp rất lớn cho sự phát triển hạ tầng giao thông nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những ghi nhận đó, mới đây một số bài viết đã cố tình tạo nặn cho doanh nghiệp Đèo Cả “mang tiếng” bởi vấn đề “nợ” mà theo họ là mấu chốt của hình thức triển khai hình thức BOT và cơ chế chưa được giải quyết cho khoản 1.180 tỷ đồng Nhà nước cam kết tham gia Dự án, mặc dù Đèo Cả, Bộ GTVT và đoàn ĐBQH của các tỉnh đã nhiều phen báo cáo ra Quốc hội nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Với mục tiêu vươn lên trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2030 và trở thành nước phát triển cao vào năm 2045, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam đã được Đảng và Chính phủ xác định: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển hạ tầng giao thông là điều kiện cần thiết để phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực nhà nước còn hạn chế thì việc kêu gọi các các đối tác tư nhân tham gia cùng nhà nước theo hình thức PPP là giải pháp hoàn toàn đúng đắn, xã hội hóa hạ tầng giao thông. Khi đó, vai trò của ngân hàng là vô cùng quan trọng trong việc khơi thông nguồn vốn cho các dự án.

Bám sát chiến lược phát triển của đất nước, Đèo Cả đã không ngừng nghiên cứu, học tập các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực hạ tầng giao thông để triển khai thi công nhiều dự án hầm, đường bộ phức tạp với mục tiêu góp phần phát triển kinh tế các tỉnh thành có dự án đi qua. Quá trình đó nhận được sự đồng hành của Vietinbank đều là các dự án trọng điểm Quốc gia, được Chính phủ quan tâm và thúc đẩy để nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, tăng khả năng phát triển kinh tế các vùng miền.

Việc vay vốn tại Vietinbank đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của Pháp luật và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, không phát sinh việc cấp tín dụng vượt mức cho phép. Các Dự án do VietinBank cho vay đều là các dự án trọng điểm của Quốc Gia: tuyến hầm đường bộ qua Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân tăng năng lực giao thông qua các tỉnh duyên hải Miền Trung, giảm tai nạn qua cung đường đèo nguy hiểm, tốc độ lưu thông của các phương tiện vận tải nhanh chóng hơn..., tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn tiếp nối tuyến Hà Nội - Bắc Giang từng bước khép kín tuyến đường cao tốc đến Hữu Nghị quan, là cung đường vận tải hàng hóa quan trọng Bắc - Nam.

Các dự án đã huy động nguồn vốn của Nhà đầu tư theo đúng quy định của luật pháp, và Hợp đồng BOT đã ký kết với Bộ GTVT; nguồn vốn vay được giải ngân vào các hạng mục của công trình. Đến nay các Dự án đã hoàn thành và đi vào vận hành, phát huy giá trị đúng theo mục tiêu đầu tư ban đầu.

Chưa cần xét đến, theo quy định tại Điều 3 Quyết định 13/2018/QĐ-TTg về điều kiện xem xét khoản cấp tín dụng vượt giới hạn, Đèo Cả và VietinBank thỏa mãn tiêu chí: “Triển khai các dự án, phương án có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng, cấp thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân thuộc các ngành, lĩnh vực: điện, than, dầu khí, xăng dầu, giao thông, vận tải công cộng và các lĩnh vực khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ”.

Nguồn vốn tín dụng là một phần tối quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ rất lớn mà Chính phủ giao cho ngành giao thông. Cùng với việc những thông tin ngược dòng, “vay ngập đầu”, “nợ vượt trần” sẽ làm nản lòng các ngân hàng tín dụng, nhà đầu tư và mục tiêu có thêm gần 4000km như chỉ đạo của Chính phủ khó lòng mà hoàn thành.

Khi cả nước chung tay chống bệnh dịch covid-19, doanh nghiệp vật lộn chống chọi với khó khăn kinh tế thì bệnh tung tin thất thiệt, đi ngược lại với tôn chỉ mục đích cần phải xem xét xử lý thích đáng.

Tiến Nguyễn

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp