“Tuổi thơ dữ dội” của “Bố già” Marlon Brando
Thế giới không xa lạ với nam tài tử điện ảnh lừng danh Marlon Brando. Với những vai diễn đã trở thành kinh điển trong những siêu phẩm điện ảnh như Chuyến tàu mang tên dục vọng, Bố già..., 8 lần được đề cử và hai lần đoạt giải Oscar danh giá, Marlon Brando đã được cả thế giới tung hô như một trong những nhân vật điện ảnh xuất chúng nhất thế giới thế kỷ 20. Tuy nhiên, tuổi thơ dữ dội của người diễn viên được mệnh danh là “dị nhân” điện ảnh này lại không mấy người biết tới.
(NBCL) Thế giới không xa lạ với nam tài tử điện ảnh lừng danh Marlon Brando. Với những vai diễn đã trở thành kinh điển trong những siêu phẩm điện ảnh như Chuyến tàu mang tên dục vọng, Bố già..., 8 lần được đề cử và hai lần đoạt giải Oscar danh giá, Marlon Brando đã được cả thế giới tung hô như một trong những nhân vật điện ảnh xuất chúng nhất thế giới thế kỷ 20. Tuy nhiên, tuổi thơ dữ dội của người diễn viên được mệnh danh là “dị nhân” điện ảnh này lại không mấy người biết tới.
Tuổi lên 4 và những tình cảm “lạ”
Trong cuốn Brando’s Smile, tác giả Susan Mizruchi, chuyên gia về văn học Anh tại Đại học Boston, Mỹ, người được phép đọc các tư liệu cá nhân, thư từ, băng thu âm, sổ ghi chép của Brando, cho rằng chính Brando đã từng khẳng định trong một cuốn tự truyện của mình rằng ông biết yêu, biết cảm nhận được một cách rõ ràng những xúc cảm của sự đụng chạm da thịt với người khác giới từ năm ông mới chỉ là cậu bé... 4 tuổi. Cả cha lẫn... mẹ đều là những “con ma men”, suốt ngày loáng choáng trong những cơn xay xỉn bất tận.
Họ bỏ mặc 3 đứa con, trong đó có cậu bé Brando, cho nữ quản gia Ermi, một cô gái 18 tuổi người Hà Lan gốc Indonesia. “Ban ngày, chúng tôi thường chơi đùa với nhau. Ban đêm, chúng tôi ngủ cùng nhau”- Brando nhớ lại. Bản thân ông cũng không thể nào lý giải thứ cảm xúc mà ông dành cho Ermi- người con gái đã cho một cậu bé sinh ra đã thiếu thốn tình cảm như ông- người chị, người mẹ hay... người tình.
Chỉ biết rằng, với một cậu bé cô độc như Brando, thứ tình cảm, cả những sự đụng chạm da thịt đơn sơ ngày thơ bé, là những điều thật vô giá và đáng trân trọng. Nó khiến cậu bé Brando, ngoài sự căm ghét và thù hận, đã biết thế nào là... tình yêu. Và có lẽ chính điều đó đã góp phần làm nên một tâm hồn nghệ sĩ đa cảm nhưng cũng rất khác người của Brando sau này.
Sau 3 năm làm quản gia trong gia đình Brando, Ermi đi lấy chồng và để lại cho cậu bé Brando một khoảng trống tình cảm không thể nào lấp đầy. Sau này, Brando kể lại ông không bao giờ bù đắp được nỗi mất mát đó và tiết lộ rằng ông... nghiện sex là do mang tâm trạng bị Ermi bỏ rơi. Dường như cả cuộc đời mình, dù đã chạm mặt, đã chung đụng với vô số những mỹ nhân tiếng tăm như Marilyn Monroe, Marlene Dietrich, Grace Kelly, Elizabeth Taylor, Jackie Kennedy... cùng hàng trăm người đàn bà khác, trong tận đáy sâu tâm hồn mình, Brando đã không thể tìm được một ai đó, có thể gợi lại cho ông, dù chỉ là một chút thôi, hình bóng của người phụ nữ da ngăm đen, người châu Á ngày xa xưa ấy.
Càng trống vắng, Brando càng ra sức kiếm tìm. Đó cũng chính là nguyên nhân lý giải vì sao lúc sinh thời siêu sao điện ảnh quyến rũ nhất Hollywood những năm 1950 này lại có sở thích kì quái là... yêu đến 4, 5 người một lúc, trong đó thậm chí có cả những mối tình đồng giới. Theo “thống kê không chính thức”, trong suốt cuộc đời mình Brando có tới 3 đời vợ, 9 nhân tình, 12 người con.
Cuối năm 1957, Brando kết hôn với Anna Kashfi - nữ diễn viên gốc Ấn Độ. Ngày 11/5/1958, họ chào đón đứa con trai Christian David. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình không được như ý muốn, năm 1959, hai người ly hôn. Chỉ một năm sau, Marlo Brando tái hôn với tình cũ Movita Castaneda – nữ diễn viên mang hai dòng máu Mexico – Mỹ. Tuy nhiên, việc có với nhau hai cô con gái Miko Castaneda Brando (1961) và Rebecca Brando (1966) cũng không thể giúp cuộc hôn nhân của họ kéo dài được lâu (2 năm sau khi kết hôn), Marlon Bradon ly dị vợ sau đó, Marlon lại lao vào cuộc tình với nữ diễn viên người Tahiti tên là Tarita Teriipaia.
Không lâu sau, hai người kết hôn, khi ấy, Tarita mới 20 tuổi, kém chồng tới 18 tuổi. Hai người có hai đứa con chung là Simon Teihotu Brando (1963) và Tarita Cheyenne Bran (1970). Đây là cuộc hôn nhân "dài hơi" nhất của Marlon Brando, ông và vợ ba chia tay tháng 6/1972, sau 10 năm chung sống. Đó cũng là cuộc hôn nhân chính thức cuối cùng của Marlon, sau đó, ông có một mối quan hệ kéo dài với nữ quản gia của mình Maria Christina Ruiz, người phụ nữ này đã sinh cho nam diễn viên 3 người con Ninna Priscilla Brando (13/5/1989), Myles Jonathan Brando (16/1/1992) và Timothy Gahan Brando (6/1/1994). Ngoài 3 bà vợ chính thức và những cô bạn gái trẻ đẹp, Brando còn bị cho là có quan hệ đồng giới với nhiều nam tài tử khác, trong đó cái tên đáng chú ý nhất là James Dane.
Đầu năm 2006, văn sỹ người Anh Darwin Porter đã xuất bản một cuốn cách mang tên Brando Unzipped, tiết lộ những chuyện thâm cung bí sử của người đàn ông đa tình bậc nhất Hollywood. Đó cũng là nguyên do khiến cả cuộc đời mình, dù có tới 3 người vợ, nhưng Brando không có nổi một mái ấm gia đình hạnh phúc. 3 cuộc hôn nhân của Brando, cuộc hôn nhân nào cũng chỉ kéo dài nhiều nhất... 2 năm.
Chính Brando sau này đã phải thừa nhận rằng: “Bi kịch của đời tôi là miệt mài chạy theo hết người phụ nữ này đến người phụ nữ khác và cứ có ảo tưởng là hạnh phúc, hay ít ra đã tin rằng họ cũng giúp tôi vượt qua nỗi cô đơn hoặc đau khổ của tôi. Thật ra, tôi đã thất bại trước khi cuộc tìm kiếm bắt đầu”. Còn nhà văn Mizruchi thì lý giải: “Cảm giác bị người mẹ bỏ mặc vì nghiện rượu đã khiến Brando không thể yêu phụ nữ đến tận cùng. Ông rất cần những người phụ nữ muốn mình, nhưng sau đó ông lại cảm thấy ngột ngạt và từ bỏ họ”.
3 lần bị đuổi học
Tuổi thơ dữ dội không chỉ khiến Marlon Brando suốt đời vật vã trong nỗi cô đơn (dù có tới 12 đứa con, cả con đẻ lẫn con nuôi) mà còn khiến ông trở thành một “con ngựa bất kham”, không thầy cô nào có thể “cầm cương” nổi cậu. Suốt thời đi học, án kỷ luật đến với cậu học trò Marlon Brando như cơm bữa. Học trung học, Brando bị đúp tới năm cuối thì bị hội đồng kỷ luật của trường đuổi vì tội dám đặt một trái bom tự chế trong phòng giáo sư. Tới theo học tại Học viện Quân sự Shattuck, “con ngựa bất kham” Brando không những không “thuần” đi tẹo nào mà còn càng tỏ ra khó bảo. Không tuân lệnh cấp trên, không tuân theo hình phạt quản chế... là chuyện “thường ngày ở huyện” của cậu học trò Brando.
Hai lần bị bắt vì cố tình lẻn khỏi trường đã khiến Marlon Brando bị đuổi học. Một năm sau đó, lãnh đạo Học viện Quân sự Shattuck cho rằng họ đã hơi mạnh tay với chàng học sinh này. Brando được gọi nhập học lại nhưng cậu đã quyết dịnh dừng con đường học tập tại đây và quyết định lên New York tìm kiếm tương lai mới. Marlon Brando đã tham gia khoa học diễn xuất tại trường New School và được coi là một trong những sinh viên tài năng của trường khi ông sớm nhận được mời tham gia các vở kịch ở nhà hát mùa hè.
Tuy nhiên, với cách cư xử kỳ quặc, không lâu sau đó, ông lại một lần nữa bị đuổi ra khỏi trường. Điều vô cùng kỳ lạ là dù không được học hành đến đầu đến đũa, rốt cuộc, Marlon Brando lại được xem là một trong những bậc thầy về nghệ thuật diễn xuất tại Hollywood. Trong những năm 1950, diễn xuất trong điện ảnh bị ảnh hưởng và mang đậm tính khoa trương của sân khấu. Cả dàn diễn viên trong phim Chuyến tàu mang tên dục vọng, cho dù đều là những tên tuổi lớn Vivien Leigh, Kim Hunter, Karl Malden... đều diễn như đứng trên sân khấu: lên gân, cường điệu, khoa trương. Chỉ riêng Marlon Brando là khác biệt. Ông diễn vô cùng chân thật, tự nhiên và sống động. Xem Marlon Brando thủ vai Stanley Kowalski, khán giả không thấy Marlon Brando diễn viên đâu mà chỉ thấy đó là một gã nghiện rượu, cộc cằn, thô lỗ.
Sự chân thật và khả năng hóa thân trong diễn xuất của Brando xuất sắc đến mức người ta gọi trường phái diễn xuất của ông là Method Acting (Nghệ thuật diễn xuất). Những tượng đài lừng danh của Hollywood như Jack Nicholson, Robert De Niro, Al Pacino… đều thừa nhận diễn xuất của họ ảnh hưởng rất lớn từ Marlon Brando. Đạo diễn tài danh Martin Scorsese thậm chí còn khẳng định: “Nghệ thuật diễn xuất có hai cột mốc: trước và sau Brando”.❏
Thư Hà