Tỷ lệ ca ‘nhiễm đột phá’ tại Philippines chỉ là 0,0025%

Thứ bảy, 09/10/2021 07:27 AM - 0 Trả lời

(CLO) Philippines chỉ ghi nhận 516 ca “nhiễm đột phá” trong tổng số 20,3 triệu người đã tiêm đủ liều vaccine, chiếm tỷ lệ 0,0025%.

Sự kiện: COVID-19

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính đến hết ngày 8/10, các nước ASEAN ghi nhận thêm 40.161 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca bệnh tăng lên trên 12,4 triệu ca.

Toàn khối cũng ghi nhận 671 ca tử vong trong ngày 8/10, như vậy, tới nay virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 267.524 người dân ở khu vực. Bên cạnh đó, các nước ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là hơn 11,6 triệu trường hợp.

ty le ca nhiem dot pha tai philippines chi la 00025 hinh 1

Nhân viên y tế đưa bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện dã chiến tại Manila, Philippines. Ảnh: THX

Trong 24 giờ qua, có 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận các ca COVID-19 mới (2 nước không công bố số liệu); 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Brunei và Việt Nam.

Ngày 8/10, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Philippines cho biết nước này chỉ ghi nhận 516 ca “nhiễm đột phá” trong tổng số 20,3 triệu người đã tiêm đủ liều vaccine.

“Nhiễm đột phá” (breakthrough infection) là các trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và đã hơn 14 ngày để tạo miễn dịch tối ưu, nhưng vẫn mắc COVID-19.

Theo đó, tính đến ngày 26/9, tỉ lệ số ca “nhiễm đột phá” COVID-19 tại Philippines chỉ là 0,0025%. Trong số 516 ca “nhiễm đột phá” này có 14 trường hợp tử vong, đa phần rơi vào đối tượng người già, mắc bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp cao.

Ông Eric Domingo, Giám đốc FDA cho biết, những dữ liệu về “nhiễm đột phá” tại Philippines cho thấy vaccine vẫn duy trì được hiệu lực khi cơ quan này không nhận thấy sự gia tăng các ca “nhiễm đột phá” theo thời gian. Vì thế, theo ông Domingo, không cần thiết phải tiêm mũi tăng cường cho đại bộ phận dân chúng.

Như nhiều vaccine trị bệnh khác, vẫn xuất hiện các ca “nhiễm đột phá” đối với người tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Đây là lý do tại sao các chuyên gia y tế khuyến cáo người đã tiêm đủ liều vaccine vẫn cần tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh.

Trên thế giới, một số nghiên cứu cho thấy hiệu lực bảo vệ của một số loại vaccine ngừa COVID-19 suy yếu theo thời gian, nhất là 6 tháng sau thời điểm hoàn tất tiêm mũi hai.

Tại Indonesia, chính phủ nước này quyết định thời gian cách ly đối với các trường hợp nhập cảnh sẽ được rút ngắn từ 8 ngày xuống còn 5 ngày.

Phát biểu tại một sự kiện được tổ chức tại Yogyakarta ngày 8/10, Bộ trưởng Du lịch và kinh tế sáng tạo Sandiaga Uno nêu rõ chính sách này được thực thi trên cơ sở chỉ đạo của Tổng thống Joko Widodo tại cuộc họp một ngày trước đó. Theo ông, Chính phủ Indonesia đã nhận được sự đảm bảo của Bộ Y tế về việc rút ngắn thời gian cách ly đối với người nhập cảnh.

Ông Sandiaga Uno giải thích quyết định trên được đưa ra dựa trên các cơ sở: thời gian ủ bệnh của các biến thể virus SARS-CoV-2 trung bình là khoảng 3,8 ngày; độ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 cũng như các kết quả đạt được trong công tác xét nghiệm và truy vết tiếp xúc.

Trước đó, Indonesia quy định du khách nhập cảnh nước này phải cách ly bắt buộc 8 ngày tại các cơ sở được chỉ định và trải qua hai lần xét nghiệm PCR có kết quả âm tính.

Tại Lào, số ca lây nhiễm COVID-19 có xu hướng tăng trở lại khi ngày 8/10, Bộ Y tế Lào thông báo nước này ghi nhận 731 ca mắc mới COVID-19 và 1 trường hợp tử vong.

Trong số các ca mắc mới có tới 726 ca trong cộng đồng. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là điểm nóng về dịch khi ghi nhận 450 trường hợp mắc mới trong một ngày, buộc các nhà chức trách đưa 7 quận vào danh sách vùng đỏ.

Cũng trong ngày hôm qua, Bộ Y tế Lào cho biết ca tử vong thứ 24 tại nước này do COVID-19 là một phụ nữ 50 tuổi ở tỉnh Viêng Chăn có bệnh nền tiểu đường và suy thận. Đáng chú ý là các ca tử vong do COVID-19 tại nước này hầu hết đều chưa được tiêm phòng vaccine và đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền.

Hiện có hơn 3 triệu người tại Lào đã được tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi có hơn 2 triệu người đã tiêm đủ liều. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 27.607 ca, trong đó có 24 người tử vong.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe
Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Sức khỏe
Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

(CLO) Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật...

Sức khỏe
Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Điện Biên

Ngày 8/3/2024 Sở y tế tỉnh Điện Biên đã ra kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên. Tại đây xảy ra nhiều vi phạm.

Sức khỏe
Bộ Y tế chỉ đạo không được từ chối người bệnh trong dịp nghỉ lễ

Bộ Y tế chỉ đạo không được từ chối người bệnh trong dịp nghỉ lễ

(CLO) Bộ Y tế vừa có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Y tế các Bộ, ngành.

Sức khỏe