UBND TP. Hồ Chí Minh chậm trễ thi hành các bản án liên quan đến lô đất tại số 2 Trần Não!

Thứ năm, 28/05/2020 10:58 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2017, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với việc thi hành án 3 bản án liên quan đến các hộ dân bị mất đất tại số 2 Trần Não, phường Bình An, quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

Các bản án đã tuyên, nêu rõ Chủ tịch UBND TP.HCM có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên đến nay, các bản án đã có hiệu lực pháp luật được gần 3 năm, nhưng UBND TP. Hồ Chí Minh vẫn “loay hoay” không giải quyết dứt điểm khiến cuộc sống người dân khó khăn, khốn khổ.

“Mỏi mòn” chờ thi hành án dù thắng kiện nhiều năm

Theo các hộ dân bị mất đất tại số 2 Trần Não, khu đất rộng khoảng 11.000m2 tại phường Bình An và phường An Phú được các hộ ông Trần Văn Hùng, Trần Văn Ba, Trương Văn Liếp và bà Lê Thị Năm (cùng ngụ ở phường Bình An, Q.2, TP.HCM) khai hoang từ những năm 1970-1971.

Năm 1975, họ được chính quyền địa phương giao phần đất trên để sử dụng và xây nhà ở. Năm 1982, theo Chỉ thị 299 của Chính phủ, họ đã đăng ký quyền sử dụng đất.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.

Khu đất trên được người dân tiếp tục sử dụng ổn định cho đến năm 1985, Xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây lắp (nay là Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng 4) bất ngờ đưa người đến chiếm nhà, lấy đất với lý do khu đất được UBND TP.HCM giao cho công ty làm dự án công ích.

Bỗng dưng bị chiếm đất, chiếm nhà vô cớ, người dân làm đơn khiếu nại gửi lên chính quyền địa phương, nhưng cũng không được giải quyết thỏa đáng. Sau đó, họ tiếp tục khiếu nại lên UBND TP.HCM và đề nghị Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng 4 trả lại đất. Thế nhưng, sự việc tiếp tục kéo dài nhiều năm và không được giải quyết triệt để.

Năm 2005, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vào cuộc. Sau nhiều năm kiểm tra, xác minh, Thanh tra Bộ TN&MT kết luận, đất của người dân sử dụng trước đây là hợp pháp, chưa có đủ cơ sở cho thấy Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật tư xây dựng 4 đã đền bù cho người dân, và đề nghị UBND TP.HCM kiểm tra lại vụ việc giải quyết cho người dân. Tuy nhiên, dù đã có kết luận của Thanh tra Bộ TN&MT và Công an TP.HCM nhưng các cấp chính quyền thành phố không giải quyết vụ việc, trả đất lại cho người dân. Chính vì thế, người dân đã khởi kiện UBND TP.HCM ra tòa.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã ký ban hành văn bản số 837/BTP-TCTHADS trả lời Đại biểu Quốc hội Lê Thành Vân.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã ký ban hành văn bản số 837/BTP-TCTHADS trả lời Đại biểu Quốc hội Lê Thành Vân.

Tòa sơ thẩm TAND TP.HCM nhận định việc UBND TP.HCM bác đơn khiếu nại của người dân là không có cơ sở và tuyên hủy toàn bộ Quyết định số 4890/QĐ-UB ngày 10/11/2003, Quyết định số 4889/QĐ-UB ngày 10/11/2003 và Quyết định số 4891/QĐ-UB ngày 10/11/2003 của Chủ tịch UBND TP.HCM. Không đồng ý với quyết định trên, UBND TP.HCM kháng cáo, đến khoảng giữa năm 2017, tại 3 phiên tòa xét xử phúc thẩm, TAND Cấp cao tại TP.HCM đều tuyên y án sơ thẩm.

Theo các hộ dân, hiện nay, cuộc sống của họ lao đao hơn bao giờ hết và không biết có thể trụ vững được bao lâu nữa nếu việc thi hành án cứ mãi kéo dài.

Trách nhiệm lớn nhất thuộc về Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Liên quan đến sự việc trên, ngày 11/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã ký ban hành văn bản số 837/BTP-TCTHADS trả lời Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân  (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau) đối với các đơn thư các hộ ông Trần Văn Hùng, Trần Văn Ba, Trương Văn Liếp và bà Lê Thị Năm (cùng ngụ ở phường Bình An, Q.2, TP.HCM).

Theo văn bản số 837, về việc thi hành án của Chủ tịch UBND TP.HCM, tại các bản án số: 81/2017/HC-PT ngày 16/5/2017, 190/2017/HC-PT ngày 17/8/2017 và số 213/2017/HC-PT ngày 24/8/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM có nội dung hủy toàn bộ Quyết định số 4890/QĐ-UB ngày 10/11/2003, Quyết định số 4889/QĐ-UB ngày 10/11/2003 và Quyết định số 4891/QĐ-UB ngày 10/11/2003 của Chủ tịch UBND TP.HCM. Theo đó, các quyết định này đương nhiên hết hiệu lực kể từ ngày các bản án nêu trên có hiệu lực thi hành.

3 bản án liên quan đến các hộ dân bị mất đất tại số 2 Trần Não, phường Bình An, quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

3 bản án liên quan đến các hộ dân bị mất đất tại số 2 Trần Não, phường Bình An, quận 2, TP. Hồ Chí Minh.

Theo Bộ Tư pháp, đối với nội dung giải quyết lại đơn khiếu nại của ông Huỳnh Văn Ba và ông Trương Văn Liếp, các bản án nêu trên đã tuyên rõ: Chủ tịch UBND TP.HCM có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cũng theo Bộ Tư pháp, “Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) yêu cầu Cục THADS TP.HCM tiếp tục theo dõi thi hành án đối với các bản án hành chính nêu trên, phối hợp với Sở Tư pháp làm việc với các Sở được UBND TP.HCM giao nhiệm vụ để nắm bắt thông tin về kết quả thi hành án.

Trường hợp có đầy đủ cơ sở về việc Chủ tịch UBND TP.HCM chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung các bản án nêu trên, Bộ Tư pháp sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét, xử lý trách nhiệm phù hợp theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 32 Nghị định số 71/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và tiếp tục thông báo kết quả giải quyết đến Đại biểu”.

Cũng Liên quan đến vụ việc trên, bên lề kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, phóng viên báo chí đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội xung quanh vụ việc Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh chậm trễ thi hành các bản án của Tòa án liên quan đến lô đất tại số 2 Trần Não.

Theo ĐBQH Lê Thanh Vân, không chỉ riêng vụ việc này mà bất cứ vụ việc nào cứ kéo dài, không công khai, minh bạch là sẽ dẫn tới phức tạp, gây tổn hại cho người dân, uy tín của bộ máy hành chính. Nếu việc thi hành án cứ chậm trễ, kéo dài hoặc không được thi hành, thi hành không đầy đủ thì người dân là chủ thể chịu thiệt hại lớn nhất, nặng nề nhất.

Cũng theo ĐBQH Lê Thanh Vân, trách nhiệm lớn nhất thuộc về Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh - là người chịu trách nhiệm thi hành các bản án. “Quả thực, tôi rất bất ngờ trước cách xử lý vụ việc có phần chậm trễ, ì ạch của UBND thành phố Hồ Chí Minh, địa phương được coi là “đầu tàu” kinh tế của cả nước. Tại sao sau nhiều năm, các bản án có hiệu lực pháp luật mà chính quyền các của Thành phố không thể xử lý dứt điểm, có lý, có tình đối với nguyện vọng và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân bị mất đất, trong khi cuộc sống của họ rất khó khăn, khốn khổ. Điều nay là rất đau xót!”.

Đồng thời, ĐBQH Lê Thanh Vân cho biết, với tư cách Đại biểu Quốc hội, trong thời gian tới ông sẽ tiếp tục có ý kiến để cơ quan liên quan vào cuộc, xác minh và làm rõ vấn đề này.

Minh Chí

Tin khác

Bắt đối tượng mượn danh nữ tu sĩ quyên góp từ thiện, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng

Bắt đối tượng mượn danh nữ tu sĩ quyên góp từ thiện, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng

(CLO) Thường xuyên đăng tải hình ảnh những hoàn cảnh đáng thương, kèm theo bài viết kêu gọi quyên góp, ủng hộ tiền từ thiện, Lê Đình Hải đã lừa đảo chiếm đoạt của hàng chục ngàn người trên cả nước với số tiền lên tới nhiều tỷ đồng…

Vụ án
Kon Tum: Đến nhà bạn quen qua mạng chơi, bé gái 12 tuổi bị ba đối tượng hiếp dâm

Kon Tum: Đến nhà bạn quen qua mạng chơi, bé gái 12 tuổi bị ba đối tượng hiếp dâm

(CLO) Sau khi đến nhà một người bạn quen qua mạng chơi, bé gái 12 tuổi bị kéo vào trong nhà. Tại đây, nạn nhân bị 3 thiếu niên lần lượt cưỡng hiếp.

Vụ án
Tạm giữ 2 đối tượng trong vụ chém 2 anh em trọng thương ở Lâm Đồng

Tạm giữ 2 đối tượng trong vụ chém 2 anh em trọng thương ở Lâm Đồng

(CLO) Sau khi hai bên cãi nhau, Hoàng cùng bốn đối tượng đi cùng đã cầm dao rựa đuổi chém Nguyễn Quang Duy và Nguyễn Công Dân. Hậu quả làm anh Duy và Dân bị thương phải đưa đi cấp cứu.

Vụ án
Bắt giữ 'hot girl' điều hành đường dây ma túy ở Hà Nội

Bắt giữ "hot girl" điều hành đường dây ma túy ở Hà Nội

(CLO) Tuy mới 19 tuổi, nhưng Hồ Thị Thuỳ Trang có mối quan hệ phức tạp với một số đối tượng có tiền án, tiền sự để mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Ba Vì và TX Sơn Tây (Hà Nội).

Vụ án
Giám đốc doanh nghiệp lừa góp vốn rồi ôm tiền 'cao chạy xa bay'

Giám đốc doanh nghiệp lừa góp vốn rồi ôm tiền "cao chạy xa bay"

(CLO) Sau khi ký kết, ông B. đã nhiều lần chuyển số tiền hơn 10 tỷ cho Ngô Văn Bảy để đầu tư xây dựng nhà máy, mua trang thiết bị...Nhận được tiền, Bảy đã không thực hiện như hợp đồng ký kết mà cắt liên lạc và bỏ trốn khỏi địa phương.

Vụ án