Ukraine mất 5 -10 năm mới có thể bắt đầu sản xuất đất hiếm

14/02/2025 09:02

(CLO) Ukraine sẽ cần từ 5 đến 10 năm để chuẩn bị sản xuất kim loại đất hiếm theo kịch bản lạc quan, Yury Romanyuk, chuyên gia người Ukraine về các vấn đề quốc tế, cho biết.

"Việc thăm dò trắc địa không mất nhiều tháng mà là nhiều năm", tuyên bố của ông được kênh truyền hình Espreso (Ukraine) trích dẫn.

Hơn nữa, cần phải xem xét thành phần của kim loại đất hiếm, ví dụ như lithium, chuyên gia này nói thêm. "Cần phải xử lý chế biến riêng biệt cho nhiều loại kim loại này, đó là lý do tại sao cần từ 5 đến 10 năm để bắt đầu sản xuất lithium theo kịch bản lạc quan", ông lưu ý.

ukraine mat 5 10 nam moi co the bat dau san xuat dat hiem hinh 1

Ukraina sở hữu lượng tài nguyên đất hiếm khổng lồ. Ảnh: SCS Engineers.

Đầu tháng 2, Tổng thống Hoa Kỳ cho biết Washington quan tâm đến việc tiếp nhận kim loại đất hiếm từ Ukraine. Đổi lại, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tuyên bố sẵn sàng ký kết một thỏa thuận như vậy, đồng thời nói thêm rằng các nguồn tài nguyên khoáng sản và cơ sở lưu trữ khí đốt ngầm của Ukraine có thể được đổi lấy các đảm bảo an ninh.

Theo trang DW của Đức, Mỹ đang tìm cách tiếp cận khoáng sản đất hiếm của Ukraine - nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng cho công nghệ cao và quốc phòng. Tuy nhiên, Nga có thể đã kiểm soát một phần đáng kể, trong khi EU cũng không muốn bị bỏ lại phía sau.

Đất hiếm được xem là "át chủ bài" của Ukraine để "mặc cả" đổi lấy viện trợ của Mỹ và EU. Đây là nguyên liệu thiết yếu trong sản xuất điện thoại thông minh, xe điện, vũ khí hiện đại và ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Hiện tại, Trung Quốc thống lĩnh thị trường đất hiếm toàn cầu, cung cấp khoảng 40% nhu cầu của EU.

Ukraine sở hữu lượng tài nguyên đất hiếm khổng lồ, bao gồm titanium, lithium, beryllium, mangan, gallium, uranium, zirconium, graphite, và nhiều khoáng sản quan trọng khác.

NATO đã từng nhấn mạnh: “Tầm quan trọng chiến lược của khoáng sản đất hiếm Ukraine là không thể xem nhẹ. Quốc gia này có thể trở thành một nhà cung cấp trọng yếu trên toàn cầu”.

Ukraine được cho là có trữ lượng titanium lớn nhất châu Âu, chiếm khoảng 7% trữ lượng toàn cầu. Đây là kim loại thiết yếu cho ngành hàng không vũ trụ, y tế, ô tô và đóng tàu.

Khánh An (Theo Tass)

    Nổi bật
        Mới nhất
        Ukraine mất 5 -10 năm mới có thể bắt đầu sản xuất đất hiếm
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO