UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu là di sản văn hóa nhân loại

Thứ sáu, 02/12/2016 20:41 PM - 0 Trả lời

Tối qua (1/12), “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sự kiện: UNESCO

(CLO) Tối qua (1/12), “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

 

[caption id="attachment_136445" align="aligncenter" width="540"]Các đại biểu quốc tế chúc mừng đoàn Việt Nam. Ảnh nguồn internet Các đại biểu quốc tế chúc mừng đoàn Việt Nam. Ảnh nguồn internet[/caption]

Từ 28/11 đến 3/12, Hội nghị lần thứ 11 của Ủy ban Liên Chính phủ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) về  Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi Vật thể đã hợp tại Adis Abebas. Ngày 1/12, với sự thống nhất của toàn thể Hội nghị, Ủy ban đã chính thức ra nghị quyết công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đợt vinh danh này, hồ sơ của Việt Nam là 1 trong 18 hồ sơ của các Quốc gia được UNESCO xét duyệt trong phiên họp lần này diễn ra tại Ethiopia. Cuối cùng, cùng với “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” của Việt Nam, “Cách sản xuất 1.500 loại Bia” của Bỉ, “Điệu nhảy Rumba” của Cuba và “Săn mồi bằng chim ưng” của 18 nước đồng trình cũng được vinh danh.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là tín ngưỡng thờ cúng người mẹ có từ trong tâm thức của người dân từ xa xưa như mẹ Rừng, mẹ nước, mẹ Trời có chức năng che chở, bảo bọc cho người con. Các bà mẹ trên dần dần được ghép cho các huyền thoại, sự tích để rồi các “mẹ” trở thành Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Thiên, người ta dành cho mỗi bà một phủ, một tòa riêng. Tam tòa ở đây có thể hiểu theo ba cõi Trời, Non, Nước. Vì thế xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ - Tam tòa Thánh Mẫu. Từ thế kỷ 16, tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa Việt Nam đã thờ thêm một “Mẫu” mang tính phổ biến đó là Mẫu Liễu Hạnh – quan niệm dân gian thường coi Bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên (vì bà là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế) và có lúc là Mẫu Địa.

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo. Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần Tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao… thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam. Hiện nay, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương phía Bắc, Bắc Trung Bộ Bộ, TP.HCM…

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ kết hợp phong phú các yếu tố âm nhạc, trang phục, diễn xướng, hát chầu văn… được thể hiện trong nghi thức hầu đồng và trong các lễ hội. Lễ hội Phủ Giầy, Nam Định được tổ chức hàng năm được coi là một trong những lễ hội quy mô nhất tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam.

Với việc được UNESCO vinh danh lần này, Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành danh hiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể của Nhân loại thứ 11 mà Việt Nam sở hữu. Trước đó, VN đã có Nhã nhạc cung đình Huế (2003),  Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ( 2005), Dân ca quan họ, Ca trù (đều trong năm 2009), Hội Gióng (2010), Hát xoan Phú Thọ ( 2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ( 2012), Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh ( 2014) và Nghi thức kéo co (2015).

Bích Việt

Tin khác

Dàn nhạc Trẻ Thế giới lần đầu biểu diễn tại Việt Nam

Dàn nhạc Trẻ Thế giới lần đầu biểu diễn tại Việt Nam

(CLO) Dàn nhạc Trẻ Thế giới và Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam sẽ đem đến cho khán giả Thủ đô nhiều tác phẩm khí nhạc kinh điển, đỉnh cao.

Đời sống văn hóa
Hãng phim hoạt hình làm phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hãng phim hoạt hình làm phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam chuẩn bị cho ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ là "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".

Đời sống văn hóa
Gặp gỡ các tác giả viết cho Thiếu nhi tại TP Hải Dương

Gặp gỡ các tác giả viết cho Thiếu nhi tại TP Hải Dương

(CLO) Ngày 27/3, đại diện Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng đã gặp gỡ hội viên Chi hội Văn học, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương, giới thiệu Giải thưởng văn học Kim Đồng lần thứ Nhất.

Đời sống văn hóa
Dùng công nghệ để “xuất khẩu” hát Xoan ra thế giới

Dùng công nghệ để “xuất khẩu” hát Xoan ra thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, những người yêu hát Xoan từ khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận những làn điệu Xoan cổ một cách bài bản, có hệ thống bằng các phương tiện công nghệ. Đây là kết quả quan trọng nhất của dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan” của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cùng cộng sự.

Đời sống văn hóa
Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

(CLO) Những giai điệu tuyệt đẹp trong âm nhạc cổ điển của nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff sẽ được phủ khắp khán phòng của Nhà hát Hồ Gươm.

Đời sống văn hóa