Ước tính kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2021 đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2%

Thứ ba, 07/12/2021 18:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Hiệp hội Dệt may (VITAS), bất chấp những tác động của đại dịch, thế nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng tốt trong năm 2021, ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019.

Bất chấp dịch bệnh, kim ngạch dệt may năm 2021 vẫn có sự tăng trưởng

Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành dệt may trong nước. Đặc biệt, trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, nhiều nhà máy phải tạm ngừng hoạt động, hoặc sản xuất cầm chừng để đảm bảo an toàn chống dịch. Thế nhưng, việc không được hoạt động hết công suất đã kìm hãm đà tăng trưởng của dệt may Việt Nam.

Tại Hội nghị Tổng kết ngành dệt may năm 2021 hôm nay (7/12), ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết: Trong 2 năm đối mặt với đại dịch, ngành dệt may đã vướng phải rất nhiều khó khăn.

uoc tinh kim ngach xuat khau det may nam 2021 dat 39 ty usd tang 112 hinh 1

Ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

Trong năm 2020, lần đầu tiên trong lịch sử kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng trưởng âm. 

“COVID-19 tác động tới toàn cầu, các thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam, như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đều bị ảnh hưởng, sức mua thấp, nên xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường này giảm mạnh”, ông Cẩm phân tích.

Sang năm 2021, trước 2 đợt bùng phát, nhất là đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 đã cản trở sự hồi phục của ngành dệt may. Tuy nhiên, so với năm ngoái, năm 2021 tương đối “dễ thở” hơn và trải qua nhiều cảm xúc.

Ông Cẩm phân tích: Trong quý I/2021, các doanh nghiệp dệt may rất phấn khởi, vì ký được nhiều hợp đồng “khủng” cho cả năm. Sang quý II, dịch bệnh bắt đầu bùng phát. Trong đó, tâm điểm của đợt bùng phát dịch bệnh là Bắc Giang và Bắc Ninh, nơi có rất nhiều doanh nghiệp đặt nhà máy.

Sang quý III, giai đoạn quan ngại nhất trong năm, khi hàng loạt các địa phương trọng điểm của ngành dệt may phía Nam đã bị ảnh hưởng. Tính đến tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu đã giảm 8% so với tháng 7. Sang tới tháng 9 tiếp tục giảm 9,2%. 

Đây là 2 tháng các tỉnh, thành phố phía Nam phải giãn cách xã hội, một số doanh nghiệp phải chuyển đổi sang mô hình “3 tại chỗ” hoặc “2 cung đường, một điểm đến”..

Nhớ lại thời điểm này, ông Cẩm chia sẻ: “Các doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn giãn cách đã phải đối mặt với làn sóng nghỉ việc ồ ạt. Do đó, để giữ chân người lao động, nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ tiền dự trữ ra hỗ trợ người lao động, để đảm bảo thu nhập cho họ ở mức tối thiểu. Ví dụ như Việt Tiến bỏ ra 600 tỷ đồng để hỗ trợ 25.000 - 26.000 lao động”.

Sang tháng 10, kể từ khi có Nghị quyết 128, ngành dệt may mới khá khẩm hơn một chút, do các địa phương bắt đầu nới lỏng các quy định giãn cách xã hội. Theo ước tính của VITAS, bất chấp những tác động của đại dịch, thế nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng tốt trong năm 2021, ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019.

uoc tinh kim ngach xuat khau det may nam 2021 dat 39 ty usd tang 112 hinh 2

“Đây có thể xem là một nỗ lực tuyệt vời của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tốc độ phục hồi của kinh tế thế giới có xu hướng chậm lại”, ông Cẩm nói.

3 kịch bản của ngành dệt may trong năm 2022

Năm 2022, ông Cẩm dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam vẫn diến biến rất phức tạp, khó lường. Song tín hiệu tích cực là các thị trường lớn như Mỹ, EU… đã mở cửa trở lại và nhất là Việt Nam đã thay đổi chính sách từ zero Covid-19 sang vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 128/NQ-CP. 

Trê cơ sở đó, VITAS xây dựng mục tiêu cho năm 2022 theo 3 kịch bản: Thứ nhất, kịch bản tích cực nhất phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 42,5 – 43,5 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý I/2022.

Thứ hai, kịch bản trung bình đạt 40 – 41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm. Cuối cùng, kịch bản thấp nhất đạt 38 – 39 tỷ USD, trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022. 

“Một trong những xung lực sẽ giúp dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh trong thời gian tới chính là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tuy nhiên, các hiệp định này có yêu cầu rất cao về các quy tắc xuất xứ và môi trường. Do đó, có đà tăng trưởng, doanh nghiệp trong nước cũng cẩn chủ động tuân thủ các quy định mới chuẩn quốc tế”, Tổng thư ký VITAS nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

(CLO) Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”. Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty CP Môi trường Đô thị Đà Nẵng bị xử phạt vì trốn thuế

Công ty CP Môi trường Đô thị Đà Nẵng bị xử phạt vì trốn thuế

(CLO) Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng bị phát hiện có hành vi trốn thuế, vi phạm hành chính quy mô lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
'Ghim' một đời, 'Trọn' khoảnh khắc cùng DOJI

"Ghim" một đời, "Trọn" khoảnh khắc cùng DOJI

(CLO) Cưới hỏi là trái ngọt của chặng đường tình yêu đôi lứa mà ở đó, nhẫn cưới là một tín vật thiêng liêng khiến khoảnh khắc sánh đôi trở nên trọn vẹn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc tại HTX Phát Tài – mô hình sử dụng NPK Phú Mỹ

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc tại HTX Phát Tài – mô hình sử dụng NPK Phú Mỹ

(CLO) Vào chiều ngày 14/3/2024, Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn đã có buổi khảo sát tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, nhằm đánh giá việc triển khai Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hải Phòng: Vai trò quan trọng của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ở các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải

Hải Phòng: Vai trò quan trọng của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ở các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải

(CLO) Sáng 18/3, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp có tổ chức Đảng hoạt động tại các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Hội nghị đã nêu bật vai trò quan trọng của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp.

Thị trường - Doanh nghiệp