Uông Bí (Quảng Ninh): Tái cơ cấu nông nghiệp tại 7 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Thứ sáu, 21/05/2021 17:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, ngành nông nghiệp Thành phố Uông Bí cũng đã có những chuyển biến tích cực.

Sự kiện: Uông Bí

Tuy nhiên, để tạo bước đột phá trong nông nghiệp, phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với nhu cầu thị trường và ngành du lịch, Thành phố Uông Bí đã triển khai xây dựng Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Uông Bí giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Giai đoạn 2016-2021, ngành nông nghiệp Thành phố Uông Bí đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là có sự chuyển đổi cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung; làm tăng trưởng cả về chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất; đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thanh Long ruột đỏ đang được các hộ dân phát triển cho thu nhập cao tại xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Thanh Long ruột đỏ đang được các hộ dân phát triển cho thu nhập cao tại xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Đến nay, Uông Bí đã quy hoạch 7 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung bao gồm: Vùng trồng Vải chín sớm, Thanh long ruột đỏ, Mơ lông Yên Tử, Mai vàng Yên Tử, Thông nhựa, Rau an toàn và Nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, nhìn chung ngành nông nghiệp Uông Bí chưa phát huy hết hiệu quả: còn thiên về sản xuất sản phẩm thô, chưa qua chế biến; thiếu liên kết theo chuỗi tạo giá trị bền vững; còn tình trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật… đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư.

Để khắc phục tồn tại này, Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Uông Bí giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” là lối mở sáng giá cho Uông Bí trong việc phát triển nông nghiệp bền vững.

Đề án phù hợp với định hướng của Thành phố Uông Bí là: Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục phát triển vùng sản xuất tập trung, phát triển kinh tế trang trại, gia trại để nâng cao giá trị sản xuất trên đất canh tác, tăng hệ số sử dụng đất. Phù hợp với định hướng của tỉnh Quảng Ninh là: Gắn phát triển nông nghiệp với du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”.

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn trong nhà đang được phát triển tại Uông Bí.

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn trong nhà đang được phát triển tại Uông Bí.

Để thực hiện được Đề án, yêu cầu trước tiên là phải tái cơ cấu nông nghiệp trên cơ sở kết quả 7 vùng (đã quy hoạch giai đoạn 2016-2020); nghĩa là phải căn cứ vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực tiễn phát triển ngành nông nghiệp tại địa phương để đưa ra phương án bố trí sản xuất nông nghiệp hợp lý, mang lại hiệu quả cao, bền vững về sinh thái, tạo thành những vùng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển du lịch.

Hiểu một cách đơn giản là phải chỉ ra được vùng này trồng cây gì, vùng kia nuôi con gì cho phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu để đem lại hiệu quả cao, cạnh tranh tốt. Từ đó, xác định được các mục tiêu Tái cơ cấu ngành nông nghiệp (cụ thể giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030); đồng thời định hướng, xây dựng các mô hình, các giải pháp phát triển và kế hoạch triển khai thực hiện đề án.

Với đề án này, Thành phố Uông Bí kỳ vọng đến năm 2025 sẽ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của các tiểu vùng sinh thái theo hướng tăng khả năng cạnh tranh hàng nông sản, đảm bảo phát triển bền vững, thân thiện với môi trường để đạt giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tính trên 1ha đất nông nghiệp trên 200 triệu đồng (theo giá thực tế).

Hiện nay, Thành phố Uông Bí đang tích cực tiến hành các bước lập Đề án ở giai đoạn đầu như: Tập trung điều tra, khảo sát, thu thập, phân tích các số liệu, dữ liệu; Xây dựng bản đồ phân bố chất lượng đất nông nghiệp, bản đồ thích hợp đất đai cho từng loại cây trồng, vật nuôi…

Sau khi hoàn thành lập Đề án, Thành phố Uông Bí sẽ kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện sản xuất thử nghiệm trên các vùng đã quy hoạch, đồng thời đánh giá hiệu quả và tiến hành sản xuất đại trà.

Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 45km, cách Hà Nội 120 km, cách Hải Phòng 30km. Uông Bí có diện tích đất tự nhiên trên 25.679 ha, trong đó trên 20.072 ha là đất lâm, nông nghiệp (chiếm 78,2% diện tích đất tự nhiên), đất sản xuất nông nghiệp là 4.179,4 ha. Toàn thành phố có 1 xã, 9 phường, dân số là 127.120 người.

Nguyễn Quân

Tin khác

Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

(CLO) Một lượng lớn bùn đất, rác thải xây dựng tại các dự án trên khúc sông dài 1km đi qua trung tâm thành phố Ninh Bình có dấu hiệu đổ thải không đúng quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

(CLO) Dân quân tự vệ chốt, túc trực ngày đêm tại các con ngõ, theo dõi khu vực để tránh tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng và đốt rác trái phép ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Đời sống
Bình Phước: Chính quyền, Công an vào cuộc vụ khai thác đất lậu ở TP Đồng Xoài

Bình Phước: Chính quyền, Công an vào cuộc vụ khai thác đất lậu ở TP Đồng Xoài

(CLO) Lãnh đạo chính quyền địa phương đã lập biên bản vụ khai thác đất lậu, có tờ trình đề nghị xử phạt và thành lập tổ kiểm tra, xử lý vi phạm về khoáng sản với sự tham gia của cơ quan công an.

Đời sống
Lào Cai: Vùng cao xuất hiện mưa đá, giông lốc và rét sâu

Lào Cai: Vùng cao xuất hiện mưa đá, giông lốc và rét sâu

(CLO) Do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường nên đêm về sáng ngày 28/3 vùng cao tỉnh Lào Cai xuất hiện mưa đá, giông lốc và rét sâu hơn các ngày trước.

Đời sống
Bạc Liêu: Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân

Bạc Liêu: Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân

(NB&CL) Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân, tỉnh Bạc Liêu đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2024.

Đời sống