(CLO) Sáng 27/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận toàn thể trực tuyến về Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.
Phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể, đa số ý kiến đại biểu đều tán thành về sự cần thiết ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đối với các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế để thể chế hóa các Nghị quyết của Bộ Chính trị, tạo động lực và nguồn lực cho các địa phương có thêm dư địa phát triển.
Theo đại diện đại biểu đoàn Hà Nội, để thống nhất phát triển kinh tế tạo đột phá phải có cơ chế đặc thù. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cần có thí điểm.
Theo vị đại biểu này, các địa phương đều có lợi thế và đặc điểm riêng nên cần có cơ chế đặc thù để phát triển nhưng chúng ta cần có chính sách ưu tiên lựa chọn đầu tư trước đối với 1 số tỉnh có tiềm năng đầu tàu để dẫn dắt và hỗ trợ các địa phương khác tiếp tục phát triển. Đây cũng là bài học thực tiễn cho việc khái quát hóa thành các chủ trương để hoàn thiện thể chế phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn - đại diện đoàn Hà Nội cho biết và đồng tình với việc Quốc hội ban hành cơ chế chính sách đặc thù thí điểm cho 4 địa phương trên.
Quốc hội thảo luận toàn thể trực tuyến về Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế
Bởi những lí do, thứ nhất, cả 4 địa phương đều có Nghị quyết chuyên đề của Bộ chính trị cho chiến lược phát triển nhanh từng địa phương, trong đó giải pháp nói đến phần tháo gỡ cơ chế nhằm khai thác tốt tiềm năng lợi thế kinh tế địa phương, văn hóa truyền thống tạo sự phát triển nhanh do vậy Quốc hội ban hành thí điểm cơ chế đặc thù là việc cụ thể hóa những chủ trương trong Nghị quyết của Bộ Chính trị.
Thứ hai, những nội hàm quy định về cơ chế tài chính và phân cấp quản lí trong 1 số trường hợp, thì các quy định này không làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính quốc gia, không giảm thu ngân sách trung ương, không làm tăng nợ công hay các nguy cơ mất ổn định cân đối vĩ mô.
Về hành chính, không làm giảm nguyên tắc quản lí thống nhất và tập trung từ Trung ương đến địa phương mà chỉ tạo điều kiện để địa phương thực hiện nhanh nhất có trách nhiệm cao nhất, từ đó áp dụng nhanh chóng đúng theo mục tiêu cải cách hành chính, chính phủ điện tử và các hệ thống mà nước ta đang triển khai.
Thứ ba, quy chế đặc thù này sẽ khơi thông nguồn lực đột phá không chỉ 4 địa phương mà lan tỏa ra cả vùng, góp phần phát triển nhanh hơn trên toàn quốc. Đây thực ra là nuôi dưỡng nguồn thu và tạo ra động lực mới.
Thứ bốn, quá trình xây dựng cơ chế đặc thù, Chính phủ đã chỉ đạo bộ ngành liên quan thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình. Hơn nữa đã có tiền lệ ở một số địa phương mà Quốc hội đã chuẩn y cho phép thực hiện trước đây. Do vậy đại biểu Hà Nội bày tỏ sự đồng tình với chủ tưởng của Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm trên.
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận đoàn Yên Bái phát biểu
Cho ý kiến tại điểm cầu Hải Dương, đại biểu Đinh Thị Dung khẳng định việc xây dựng định hướng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, lựa chọn một số địa phương có lợi thế đặc biệt để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính với thể chế, cơ chế chính sách đặc thù có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh là điều cần thiết. “Một số địa phương được lựa chọn để áp dụng chính sách đặc thù đã có những tiềm lực phát triển về kinh tế vốn có, những thế mạnh về tài nguyên, vị trí địa lý ,… vì vậy đầu tư phát triển trọng điểm tại các địa phương này có khả năng mang lại hiệu suất phát triển kinh tế cao”, đại biểu Đinh Thị Dung nhấn mạnh.
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng việc ban hành các chính sách đặc thù tại các địa phương cần cân nhắc lưu ý một số nội dung sau: Xây dựng chính sách đặc thù trong bối cảnh hiện nay cần cân nhắc thời điểm thông qua các chính sách đặc thù để huy động nguồn lực tập trung phục hồi kinh tế - xã hội nói chung; Cần có sự rà soát, đánh giá, các địa phương đã được áp dụng chính sách đặc thù trước đó; Khi xây dựng chính sách đặc thù cần lưu ý tính hài hòa giữa các địa phương, tránh xảy ra tình trạng phát triển không đồng đều giữa các địa phương;…
Tại điểm cầu Yên Bái, đại biểu Nguyễn Quốc Luận bày tỏ quan điểm thống nhất cao với sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết. Đại biểu cho rằng, đây là bước thể chế hóa các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển các địa phương đã được ban hành trước đó. “Qua đó, tạo cơ chế, tạo thêm nguồn lực, đẩy mạnh phân cấp để tăng tính chủ động cho các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư với mục tiêu tạo ra những cực tăng trưởng mới, tạo động lực, tạo sự lan tỏa, tạo sự phát triển cho các vùng kinh tế trọng điểm và dẫn dắt các địa phương khác trong vùng phát triển theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 5 năm 2021 -2025 đã được Quốc hội thông qua”, Nguyễn Quốc Luận cho biết.
Qua nghiên cứu báo cáo của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính-Ngân sách, đại biểu Nguyễn Quốc Luận cơ bản thống nhất với nội dung các dự thảo Nghị quyết. Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị xem xét, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với đặc thù của từng địa phương.
Về nội dung, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu từ tăng thu trên địa bàn các tỉnh, thành phố, đối với thành phố Hải Phòng, hằng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Thành phố không quá 70% số tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách Thành phố và một số khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% nhưng không vượt quá tổng số tăng thu ngân sách Trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước và ngân sách Trung ương không hụt thu. Đại biểu cho rằng, quy định như dự thảo là phù hợp, chính sách này tương tự như chính sách Thành phố Hải Phòng đã và đang được hưởng theo Nghị định số 89/2017/NĐ-CP của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, đề nghị cần quy định bổ sung phần mục tiêu từ ngân sách trung ương cho Thành phố Hải Phòng cũng chỉ dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để đảm bảo tính hiệu quả.
Về nội dung thí điểm thực hiện chính sách phí lệ phí, đại biểu thống nhất cao việc trao quyền chủ động cho Hội đồng nhân dân Thành phố Hải Phòng được quyền quy định bổ sung thêm các loại phí ngoài Danh mục quy định tại Luật phí, lệ phí cũng như điều chỉnh các mức phí, lệ phí khác so với quy định của Luật. Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị cần cân nhắc lộ trình thực hiện chính sách này nhất là trong năm 2022 khi chúng ta tập trung phục hồi và phát triển kinh tế sau thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
(CLO) Ngày 8/4, tại di tích Trung ương Cục miền Nam (thời kỳ 1961-1962, tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu), Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan.
(CLO) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này đã chuyển hồ sơ, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xử phạt Công ty cổ phần ASIA LIFE tổng số tiền hơn 224 triệu đồng với 4 hành vi vi phạm hành chính.
(CLO) Theo khảo sát của YouGov tại 7 quốc gia châu Âu, mức độ thiện cảm với Mỹ đã giảm từ 6 đến 28% kể từ khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào cuối năm 2024.
(CLO) Ngày 8/4, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An phát hiện một thi thể trôi dạt trên biển, gần khu vực xảy ra vụ chìm tàu cá NA-80209-TS vào giữa tháng 3 vừa qua.
(CLO) Ngày 8/4, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị lãnh đạo Bộ Quốc phòng về tổ chức quân sự địa phương sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện.
(CLO) Hai thiếu niên dùng ná cao su bắn chim trên đường cao tốc đã làm vỡ cửa kính thoát hiểm của hai xe ô tô khách khi đang di chuyển qua địa phận thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).
(CLO) Ngày 08/4, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã huy động lực lượng kịp thời giải cứu thành công một người phụ nữ bị đối tượng sử dụng súng khống chế trong phòng trọ tại địa bàn phường Hưng Định, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương.
(CLO) Ngày 8/4, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ tiếp nhận kinh phí hỗ trợ và phát động chiến dịch cao điểm 180 ngày thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
(CLO) Bất động sản công nghiệp, vốn được coi là ‘ngôi sao hy vọng’, luôn giữ vững đà tăng trưởng tốt trong suốt thời gian qua, là phân khúc nằm ngoài hiện trạng khó khăn chung của thị trường bất động sản, sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt nhất khi Mỹ áp thuế tới 46% hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Chiều 8/4, một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An), khiến 3 người đàn ông thiệt mạng trong lúc đào giếng.
(CLO) Nga kỳ vọng hợp tác sản xuất với Trung Quốc tăng 2 năm liên tiếp, theo Bộ trưởng Maksim Reshetnikov tại AIM Congress 2025, mở lối kinh tế bền vững.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Việc tận dụng cơ hội từ các FTA giữa các địa phương và doanh nghiệp chưa đồng đều, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(CLO) Sáng 8/4 theo giờ địa phương, tại trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.
(CLO) Ngày 8/4, tại di tích Trung ương Cục miền Nam (thời kỳ 1961-1962, tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu), Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 8/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
(CLO) Ngày 8/4, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị lãnh đạo Bộ Quốc phòng về tổ chức quân sự địa phương sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện.
(CLO) Ngày 8/4, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Cao Bằng tổ chức Lễ tiếp nhận kinh phí hỗ trợ và phát động chiến dịch cao điểm 180 ngày thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
(CLO) Sáng 8/4 theo giờ địa phương, tại trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov.
(CLO) Quận Đống Đa (Hà Nội) đề xuất cải tạo khu tập thể Trung Tự, từ hiện trạng 30 tòa chung cư cũ 5 tầng với 1.795 căn hộ, thành hai tòa nhà hiện đại cao 45 và 25 tầng.
(CLO) Chủ trì cuộc họp của Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn giao Bộ Tài chính xây dựng phương án tổng thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình mong muốn Đại học Việt Đức tham gia vào quá trình chuẩn bị, đào tạo nguồn nhân lực, nhân sự cho các trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; đặc biệt là phải có định hướng đào tạo để đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu này.
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa đang được xây dựng, hướng tới biến các khu phố cổ, tuyến phố, làng nghề thành những trung tâm sầm uất, vừa bảo tồn giá trị truyền thống, vừa thúc đẩy thương mại và du lịch, nâng cao đời sống người dân.