Ủy ban quản lý vốn nhà nước sau gần 2 năm hoạt động: Rối vì thiếu “cây gậy” pháp lý?

Thứ năm, 05/03/2020 10:18 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với mục tiêu tách bạch chức năng quản lý nhà nước và đại diện quyền sở hữu tại doanh nghiệp nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn (UBQLV) được thành lập dựa trên đề án của  Bộ KH&ĐT. Tuy nhiên, mới hơn một năm kể từ khi 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước chuyển về UBQLV, hàng loạt vấn đề phát sinh.

Mô hình đặc thù

Sau gần 2 năm thành lập, Ủy ban đã hoàn thành 156/185 nhiệm vụ (còn lại 27 nhiệm vụ trong hạn, 2 nhiệm vụ quá hạn). Trong đó có việc thực hiện tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 19 tập đoàn, tổng công ty. Ủy ban từng bước hoàn thiện bộ máy, tuyển dụng nhân sự, đáp ứng yêu cầu là “siêu ủy ban” với phần việc khá nặng nề từ các DN nhà nước lớn như ngành dầu khí, điện lực, điện tử viễn thông, than khoáng sản, hàng không...

0f3dji0215-01-1516171243422-1558061947

Ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban, cho biết nhận nhiệm vụ từ con số 0, đến 6 tháng đầu năm 2019 mới sắp xếp, tuyển dụng được 50 cán bộ, trong khi khối lượng công việc rất nhiều. Đến nay, Ủy ban đã tuyển được gần 100 cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, đơn vị đang gặp khó trong vấn đề thu hút người giỏi.

Trong gần 2 năm qua, Ủy ban cũng tích cực xử lý các công việc dở dang tiếp nhận từ các bộ (259 nhiệm vụ), trong đó có nhiều việc phức tạp, có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên cần nhiều thời gian giải quyết.

Bên cạnh đó, theo bà Nguyễn Thị Phú Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban, những vướng mắc về thể chế, quy định khiến quá trình thực hiện quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu với các dự án đầu tư tại DN còn nhiều cách hiểu không thống nhất trong nội bộ Ủy ban, giữa các bộ, ngành và các DN. Công tác cổ phần hóa gặp khó ở khâu rà soát, sắp xếp phương án sử dụng đất.

“Số lượng nhà đất phải rà soát của các DN nhà nước rất lớn. Riêng Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) có trên 1.000 cơ sở, Petrolimex trên 2.000 cơ sở. Trong khi đó, thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc sắp xếp lại nhà đất của các đơn vị này lại không được quy định rõ nên đang còn vướng” - bà Nguyễn Thị Phú Hà nói.

Trước những khó khăn trên, ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết sẽ nghiên cứu thành lập hội đồng cấp cao, bao gồm lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty để ngồi lại với nhau hằng tháng, hằng quý nhằm đánh giá những việc làm được, rà soát những khó khăn vướng mắc để kịp thời giải quyết.

Ý tưởng thành lập Ủy ban được thai nghén, bàn thảo suốt thời gian qua để thành lập ủy ban. Ban đầu, người ta đưa ra ý tưởng thành lập một đơn vị thiên về kinh doanh vốn, thu hút được nhiều người có năng lực kinh doanh về làm việc, chứ không phải một đơn vị hành chính thông thường. Người đứng đầu, nhân sự bộ máy giống như các CEO, hưởng lương như doanh nghiệp thay vì lương công chức. Tuy nhiên, khi ra đời, Ủy ban lại vận hành giống với một cơ quan hành chính nhà nước hơn là một tổ chức kinh doanh vốn.

5b5018685da_nh_3_xdnz

Còn nhớ phải sau hơn 20 năm bàn luận, Ủy ban Quản lý vốn mới được thành lập với rất nhiều kỳ vọng về một mô hình đặc thù và đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực tách bạch vai trò chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng quản lý Nhà nước của các Bộ chủ quản.

Mô hình đặc thù, nhưng lại không có những quy định pháp lý để mô hình này làm tốt, làm đúng trách nhiệm và nhiệm vụ. Nhìn lại Nghị định số 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban cũng chưa bao phủ được hết những vấn đề trên. Bên cạnh đó cơ chế, chính sách chồng chéo, chưa rõ ràng khiến Ủy ban cũng đang rất khó khăn. 

Tuy nhiên, với những vướng mắc cụ thể hiện nay như của VNR, nếu hiểu đúng làm đúng thì không có gì vướng mắc. Bởi theo như chủ trương trước đây khi chuyển DN này về Ủy ban, thì DN sẽ tách nhiệm vụ công ích ra khỏi phần kinh doanh. Hiện có cơ chế đấu thầu phần công ích chứ không chỉ là Nhà nước giao cho DN thực hiện nhiệm vụ công ích.

“Đấu thầu” cũng chính là cách mà TS. Nguyễn Đức Kiên – Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nói đến. Nếu tổ chức đấu thầu thì không có vướng mắc gì xảy ra, nhưng ở đây VNR lại không muốn đấu thầu. Trong khi luật quy định, DNNN thì không thể giao vốn cho công ty cổ phần mà bắt buộc phải đấu thầu, công khai, minh bạch hiệu quả nguồn vốn Nhà nước. Như vậy “Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị quyết 87 của Quốc hội và các quy định pháp luật khác đều không vướng mắc gì cả”.

Còn để giải quyết những vướng mắc về quyền quyết hay không quyết các dự án đã nêu của Ủy ban, cần có phương án xử lý toàn diện bằng việc sửa đổi, bổ sung quy định của các luật có liên quan. Thế nhưng khi các luật chưa sửa được, điều mong chờ hiện nay là Chính phủ ban hành nghị quyết về việc xử lý các vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các DN.

Thực tế mấy năm qua, Ủy ban đã chưa làm đúng bản chất của nó. Một trong những nguyên nhân là vì tư duy không dứt khoát chuyển sang kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập theo thông lệ quốc tế.

“Cây gậy pháp lý” chưa rõ ràng

Quay trở lại với câu chuyện của Tổng Công ty đường sắt cho thấy hành lang pháp lý cho việc hoạt động của một cơ quan mới như Ủy ban đang có vấn đề vướng mắc. Nghị định số 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban chưa “phủ” được hết những khó khăn này, khiến Ủy ban hoạt động trong tình thế thiếu “cây gậy pháp lý” rõ ràng, vững chắc.

Đây là điều đáng quan tâm khi Ủy ban này tiếp nhận tới 19 “ông lớn” như: Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Xăng dầu, Tổng Công ty Cảng Hàng không… với vốn nhà nước lên tới gần 1,2 triệu tỷ đồng. Vì khoảng trống pháp lý ấy nên những phần việc thuộc trách nhiệm của siêu ủy ban này không được vận hành trơn tru, thống nhất.

Một lãnh đạo tập đoàn cho biết, sau khi tách chức năng quản lý ngành và đại diện chủ sở hữu, một dự án của doanh nghiệp vẫn phải có ý kiến của bộ quản lý ngành, Ủy ban và hàng chục bộ ngành, địa phương khác có liên quan. Bộ quản lý ngành cho ý kiến về thiết kế cơ sở dự án, còn Ủy ban là nơi duyệt dự án. Những công việc đó luôn chồng chéo và mất nhiều thời gian.

4701_0b8eee70-6465-4517-9198-90ed5a99a2c9

Ủy ban mới vận hành hơn 1 năm, có mô hình đặc thù, khác biệt (kể cả so với những mô hình tương tự ở Trung Quốc và Singapore) nên những bỡ ngỡ ban đầu là khó tránh khỏi. Việc một doanh nghiệp như Tổng Công ty đường sắt muốn trở về chưa phải là thước đo hiệu quả hoạt động của Ủy ban.

Theo Ủy ban, vướng mắc lớn nhất là thẩm quyền phê duyệt dự án của cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến nhiều cách hiểu không thống nhất trong nội bộ Ủy ban, giữa các bộ, ngành và các doanh nghiệp. Khó khăn kiểu này cũng được một số doanh nghiệp như Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Vietnam Airlines nêu ra tại cuộc họp.

Gác lại chuyện “sinh con rồi mới sinh cha” khi các văn bản luật trước khi thành lập Ủy ban chưa tính tới sự tồn tại của Ủy ban nên phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Và cũng gác qua một bên chuyện “có vấn đề về cách tiếp cận vấn đề của các tập đoàn, tổng công ty” như lời của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong cuộc họp.

Trong số các chức năng và nhiệm vụ được giao cho Ủy ban có những việc như đề xuất, tham mưu, giúp Thủ tướng thực hiện các quyền, trách nhiệm đối với doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu; chủ trì phối hợp với các bộ trình Thủ tướng phê duyệt (hoặc tự phê duyệt) chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm và hằng năm của doanh nghiệp...

Như vậy, cho dù có tồn tại sự hiểu khác nhau giữa các bộ nhưng nếu Ủy ban quyết tâm thực thi nghiêm túc quyền hạn và trách nhiệm của mình thì sự khác biệt về cách hiểu, nếu có, giữa các bộ với Ủy ban sẽ được khắc phục bằng cách này hay cách khác, ví dụ như đề xuất và trình Thủ tướng giải pháp xử lý vấn đề.

Trừ khi Thủ tướng “quên” không trả lời, không chỉ đạo các bộ thực hiện giải pháp đề xuất, những tồn tại như thẩm quyền phê duyệt dự án cứ bị “treo” ở đó rõ ràng là do lỗi của trước tiên ở phía Ủy ban mà không thể đổ cho một bên thứ ba.

Nhưng muốn vậy, những khoảng trống pháp lý phải được lấp đầy, cán bộ của Ủy ban phải tinh nhuệ và dám chịu trách nhiệm… có như vậy Siêu Ủy ban mới có cơ để hoạt động hiệu quả theo đúng mục đích, mong muốn ban đầu khi thành lập.

 Khánh An

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn