Vắc xin COVID-19 của Nga có những đặc điểm gì

Thứ ba, 11/08/2020 21:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong một thông báo lịch sử, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/8 tiết lộ rằng Viện Nghiên cứu Gamaleya của nước này đã hoàn thành việc thử nghiệm và đăng ký loại vắc xin đầu tiên trên thế giới chống lại COVID-19.

Nga đã thông báo sở hữu vắc xin Covid-19 đầu tiên trên thế giới - Ảnh: Reuters

Nga đã thông báo sở hữu vắc xin Covid-19 đầu tiên trên thế giới - Ảnh: Reuters

Vắc xin của Nga được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang chuẩn bị cho khả năng bùng phát đợt lây nhiễm virus Corona thứ hai. Làn sóng ban đầu đã lây nhiễm cho hơn 20 triệu người và cướp đi sinh mạng của hơn 736.000, làm suy yếu nền kinh tế của nhiều quốc gia trong quá trình này.

Việc phân phối vắc-xin cho những nhóm người cần nhất sẽ sớm bắt đầu, mặc dù thuốc vẫn chưa được lên kệ để sử dụng rộng rãi hơn.

Dưới đây là những điều cần biết về loại vắc-xin có thể đánh dấu khởi đầu của sự kết thúc đại dịch toàn cầu: 

Thứ nhất, vắc xin sẽ bảo vệ hiệu quả một người khỏi virus Corona trong tối đa hai năm sau khi tiêm.

Thứ hai, nó có thể kéo dài thời gian bảo vệ như vậy là do vắc-xin dựa trên virus trung gian - một loại virus (adenovirus) vô hại ở người cung cấp một phần virus COVID-19 cho cơ thể người, buộc hình thành phản ứng miễn dịch với nó.

Vắc xin COVID-19 do Viện Nghiên cứu Gamaleya điều chế, bắt đầu từ tháng 2/2020 - Ảnh: Bộ Y tế Nga

Vắc xin COVID-19 do Viện Nghiên cứu Gamaleya điều chế, bắt đầu từ tháng 2/2020 - Ảnh: Bộ Y tế Nga

Thứ ba, vắc xin bao gồm hai lần tiêm, được tiến hành trong khoảng thời gian ba tuần.

Thứ tư, vắc xin được công nhận sau một loạt các thử nghiệm được thực hiện trên động vật và trên người, với hai nhóm bao gồm 38 tình nguyện viên. Họ đã chứng minh vắc-xin vừa vô hại vừa hiệu quả trong việc tạo miễn dịch đối với nhiễm virus Corona.

Thứ năm, những người từ 18 đến 60 tuổi, không bị dị ứng với các thành phần của thuốc và không mang thai đủ điều kiện để tiêm chủng với thuốc này. Tuy nhiên, những người mắc các bệnh về đường hô hấp sẽ phải đợi đến khi bệnh qua khỏi rồi mới được tiêm phòng.

Thứ sáu, thuốc sẽ được phân phối đầu tiên và quan trọng nhất cho các nhân viên y tế xử lý bệnh nhân nhiễm COVID-19. Theo giấy đăng ký, vắc xin sẽ được cung cấp rộng rãi cho công chúng bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.

Vắc xin COVID-19 dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi từ tháng 1 năm 2021 - Ảnh: Reuters

Vắc xin COVID-19 dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi từ tháng 1 năm 2021 - Ảnh: Reuters

Thứ bảy, việc sản xuất hàng loạt vắc xin này sẽ được khởi động trong tương lai gần. Ngoài Viện Nghiên cứu Gamaleya, nơi đã phát triển vắc xin này, vắc-xin COVID-19 sẽ được sản xuất tại một nhà máy dược phẩm thuộc công ty AFK Sistema của Nga, nơi hứa hẹn cung cấp khoảng 1,5 triệu liều mỗi năm.

Thứ tám, Matxcơva cũng đã ký thỏa thuận với 5 quốc gia khác để sản xuất tới 500 triệu liều thuốc trong 12 tháng đầu tiên.

Thứ chín, vắc xin đã được đăng ký là Gam-COVID-Vac, nhưng sẽ được phân phối dưới tên "Sputnik V".

Trang web chính thức của loại thuốc này giải thích rằng, Sputnik là vệ tinh đầu tiên của Liên Xô, đã kích hoạt lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ trên toàn cầu, và giờ đây vắc xin COVID-19 của Nga hy vọng sẽ tạo ra cái gọi là "hiệu ứng Sputnik" cho phần còn lại của thế giới chống lại đại dịch COVID-19.

Theo Phó Giám đốc phụ trách công trình khoa học Denis Logunov của Viện Nghiên cứu Gamaleya, việc nghiên cứu vắc-xin bắt đầu từ tháng Hai năm nay và hoàn thành sau đó hai tuần.

Tốc độ phát triển nhanh chóng như vậy là do nhóm nghiên cứu sử dụng nghiên cứu trước đó về một loại virus Corona khác - MERS - để tạo ra vắc-xin COVID-19.

Chấn Phong

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h