Vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNtech: Điều kỳ diệu đến từ giấc mơ

Thứ sáu, 04/12/2020 20:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong cuộc đời, mỗi người đều cần phải có ước mơ dù đôi khi bị xem là viển vông. Ước mơ là sự phản ánh khát khao và cũng có thể là sự khởi đầu cho những điều vĩ đại. Câu chuyện về cặp vợ chồng nhập cư người Đức tạo ra vắc xin COVID-19 đầu tiên trên thế giới, bắt đầu như thế…

Tiến sĩ Ugur Sahin (trái) và tiến sĩ Özlem Türeci, cặp vợ chồng đã thành lập BioNTech, công ty điều chế ra vắc xin COVID-19 được chấp thuận sử dụng đầu tiên trên thế giới - Ảnh: Felix Schmitt/Contact Press Images-Focus

Tiến sĩ Ugur Sahin (trái) và tiến sĩ Özlem Türeci, cặp vợ chồng đã thành lập BioNTech, công ty điều chế ra vắc xin COVID-19 được chấp thuận sử dụng đầu tiên trên thế giới - Ảnh: Felix Schmitt/Contact Press Images-Focus

Cuộc sống giản dị và ngày cưới trong phòng thí nghiệm

Cho đến vài tháng trước, hai nhà khoa học Ugur Sahin và Özlem Türeci vẫn sống một cuộc sống tương đối bình lặng ở thành phố Mainz của Đức. Được ví là “cặp vợ chồng trời sinh”, họ sống khiêm tốn trong một căn hộ bình dị cùng cô con gái nhỏ và chỉ đến nơi làm việc bằng xe đạp.

Sinh ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ugur Sahin di cư sang Đức vào cuối những năm 1960 lúc mới 4 tuổi. Cha mẹ ông làm việc tại một nhà máy sản xuất ôtô Ford ở Cologne. Sahin may mắn hơn chúng bạn cùng trang lứa bởi cuộc sống tại Đức đủ đầy hơn nhiều so với vùng quê nghèo İskenderun, Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng từ bé Sahin đã được nghe kể về cuộc sống vất vả tại Thổ Nhĩ Kỳ. Những lần về thăm quê cha là trải nghiệm khó quên và trở thành động lực để Sahin quyết định theo học nghề y, với mục đích chữa bệnh cho thật nhiều người.

Sau khi rời trường trung học, Sahin vào học ngành y tại Đại học Cologne, rồi tiếp tục học nội trú tại Đại học Saarland ở thị trấn nhỏ Homburg. Năm 1993, Sahin lấy bằng tiến sĩ tại trường đại học Cologne nhờ nghiên cứu liệu pháp miễn dịch trong tế bào khối u.

Trong thời gian tại trường đại học, Sahin gặp Türeci, một sinh viên y khoa xuất sắc không kém, cũng là con của một bác sĩ ở Istalbul di cư sang Mỹ hàng nghề. Cả hai cùng có niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Và câu chuyện tình yêu những năm 1990 của họ trở thành chất xúc tác cho những bước đột phá vô cùng to lớn mà cả tiến sĩ Sahin và Türeci đều không bao giờ ngờ tới.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, tiến sĩ Türeci kể lại rằng, vào ngày hôn lễ cả hai trở lại phòng thí nghiệm sau buổi lễ. Tiến sĩ Türeci thổ lộ, chồng bà là một người ít nói, nhưng lại có khát khao mãnh liệt trong nghiên cứu và luôn mơ ước sở hữu một công ty dược phẩm của chính mình.

Năm 2001, hai người thành lập công ty Ganymed Pharmaceuticals, chuyên phát triển các loại thuốc điều trị ung thư bằng cách sử dụng kháng thể đơn dòng. Sau vài năm, họ thành lập BioNTech, tìm cách sử dụng nhiều loại công nghệ hơn, bao gồm RNA thông tin, để điều trị ung thư.

“Chúng tôi muốn xây dựng một công ty dược phẩm lớn của châu Âu”, Tiến sĩ Sahin nói trong một cuộc phỏng vấn với Wiesbaden Courier, một tờ báo địa phương.

Dù cuộc sống đã trở nên giàu có hơn, nhưng vợ chồng tiến sĩ vẫn giữ thói quen của một gia đình nhập cư, khi bà Türeci tự làm các món dân dã Thổ Nhĩ Kỳ như món trứng chiên Menemen, súp Corba hay thỉnh thoảng là món bánh Pide. Việc giữ thói quen là cách để Ugur Sahin và Özlem Türeci nuôi dưỡng đa mê để viết thêm những giấc mơ tuổi trẻ.

Văn phòng Công ty khởi nghiệp BioNTech ở Mainz (Đức) - Ảnh: AP

Văn phòng Công ty khởi nghiệp BioNTech ở Mainz (Đức) - Ảnh: AP

Lời tiên tri

Hai năm trước, tiến sĩ Ugur Sahin bước lên sân khấu tại một hội nghị ở Berlin và đưa ra một dự đoán táo bạo. Phát biểu trước một loạt các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, ông cho biết công ty của ông có thể sử dụng cái gọi là công nghệ RNA thông tin của mình để phát triển nhanh chóng vắc xin trong trường hợp có đại dịch toàn cầu.

Vào thời điểm đó, tiến sĩ Sahin và công ty BioNTech của ông ít được biết đến bên ngoài thế giới nhỏ bé của các công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học ở châu Âu. Công ty BioNTech chủ yếu tập trung vào các phương pháp điều trị ung thư. Nó chưa có bất cứ một sản phẩm nào ra thị trường. COVID-19 cũng chưa tồn tại.

Mặc dù vậy, BioNTech đang trên đà phát triển khi kêu gọi được được hàng trăm triệu đô la đầu tư, trong đó có cả Quỹ Bill & Melinda Gates với khoản đầu tư 55 triệu đô la tài trợ cho việc điều trị bệnh HIV và bệnh lao. Năm 2018, BioNTech bắt đầu hợp tác với công ty Pfizer của Mỹ.

Cuộc sống luôn không phụ những người nỗ lực. Giấc mơ sở hữu một công ty dược phẩm lớn của Sahin trở thành hiện thực trong hoàn cảnh không ngờ tới.

Vào một ngày đầu tháng 1/2020, vợ chồng tiến sĩ Sahin và Türeci đang ăn sáng ở Mainz. Nhan đề một bài báo trên tạp chí y khoa The Lancet về một căn bệnh bí ẩn đang lây lan ở Trung Quốc khiến họ chú ý. Bữa sáng của họ nhanh chóng biến thành buổi họp chuyên môn khi cả hai bắt đầu nói chuyện về nó.

Sau một số nghiên cứu sâu hơn, họ nhận ra rằng căn bệnh này có khả năng biến thành đại dịch toàn cầu và thiết lập Dự án Lightspeed bên trong BioNTech. Trên cơ sở BioNTech từng hợp tác phát triển một loại vắc xin cúm với Pfizer, hai công ty đã đồng ý hợp tác sản xuất vắc xin COVID-19 mà không có bất kỳ hợp đồng nào.

"Mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng này là một trong những yếu tố chính khiến chúng tôi nhanh chóng như vậy, bởi vì nó cho phép chúng tôi chia sẻ dữ liệu, chia sẻ thông tin, bắt đầu để tránh bất kỳ kiểu trì hoãn nào", tiến sĩ Sahin nói với Associated Press.

Vợ chồng tiến sĩ Ugur Sahin cùng các cộng sự đã hủy bỏ các kỳ nghỉ,    dừng mọi công việc khác để toàn tâm toàn ý nghiên cứu vắc xin, với mục tiêu phải có vắc xin vào cuối năm 2020. Nỗ lực và lựa chọn nghiên cứu đúng hướng giúp công việc tiến triển rất nhanh.

BioNTech chuyên khai thác cái gọi là công nghệ RNA thông tin, hoặc mRNA, để tạo ra hệ thống miễn dịch tấn công những kẻ xâm lược thù địch, từ virus đến khối u. Cho đến nay, công nghệ này vẫn chưa được chấp thuận cho một loại thuốc sử dụng trên người, nhưng vợ chồng tiến Sahin và Türeci nhanh chóng nhìn thấy tiềm năng áp dụng nó cho bệnh nhân COVID-19, khi loại virus này bắt đầu tràn vào châu Âu.

Ngày 9/11, tức sau 10 tháng triển khai dự án, Pfizer/BioNTech thông báo vắc xin BNT162b2 hiệu quả 95% trong thử nghiệm giai đoạn 3. Kết quả đáng kinh ngạc đã đưa BioNTech và Pfizer vượt lên phía trước trong cuộc đua tìm kiếm vắc xin COVID-19.

Ngay lập tức cổ phiếu của BioNTech bùng nổ và cuối ngày đạt mức định giá gần 25 tỉ USD.

Báo Công luận

Thời khắc lịch sử

Sáng thứ Tư, ngày 2/12, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancok bước vào phòng họp báo với vẻ mặt rạng rỡ hơn thường ngày. Dường như không muốn để mất nhiều thời gian, ông đi thẳng vào vấn đề chính, tuyên bố nước Anh cho phép sử dụng một loại vắc xin COVID-19, do hãng dược phẩm khổng lồ Pfizer của Mỹ và đối tác BioNTech của Đức sản xuất.

Việc cấp phép sử dụng khẩn cấp của Anh đánh dấu thời khắc lịch sử trong cuộc chiến chống lại COVID-19, khi Anh vượt Mỹ và Liên minh châu Âu trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp thuận một loại vắc xin COVID-19.

Chỉ vài phút sau, khắp các website trên thế giới đều đưa tin về sự kiện này.

“Chúng tôi tin rằng đó thực sự là khởi đầu cho sự kết thúc của đại dịch”, Giám đốc điều hành BioNTech Ugur Sahin nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn độc quyền hôm thứ Tư. Trong khi đó, Giám đốc điều hành Pfizer, ông Albert Bourla ca ngợi việc ủy ​​quyền khẩn cấp là "một khoảnh khắc lịch sử trong cuộc chiến chống lại COVID-19".

"Đây là tin tức rất tốt", Bộ trưởng Hancock nói và hy vọng vắc xin COVID-19 của BioNtech và Pfizer có thể sẽ ngăn chặn đại dịch khiến 65 triệu người nhiễm và hơn 1,5 triệu người chết trên toàn thế giới.

Có thể nói, nỗ lực và đóng góp của vợ chồng tiến sĩ Sahin và Türeci là vô cùng lớn, dù một số ứng viên vắc xin khác cũng đang trên đường được cấp phép sử dụng. Hàng triệu liều vắc xin sẽ được cung cấp trong năm 2020 và khoảng 1,3 tỷ liều có thể được BioNTech và Pfizer sản xuất trong năm 2021. Đó là những con số đầy hy vọng trong bối cảnh u ám suốt gần một năm qua bởi đại dịch.

Tuần báo Welt am Sonntag của Đức ước tính, vợ chồng tiến sĩ Ugur Sahin có thể nhảy từ vị trí 100 người giàu nhất nước Đức vừa được thiết lập cách đây nửa tháng, lên nhóm đầu trong một năm tới.

Giờ thì giấc mơ của cậu bé Sahin ngày nào không chỉ thành hiện thực mà nó còn kì diệu hơn cả giấc mơ. Thành tựu tạo ra vắc xin COVID-19 không chỉ biến họ thành tỷ phú, mà một giải Nobel năm 2021 là điều được nhiều chuyên gia dự đoán...

Phan Nguyên

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế