Vắc xin COVID-19: Trò chơi quyền lực khu vực mới nhất ở Trung Đông và Bắc Phi

Thứ sáu, 16/07/2021 09:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ai Cập, Ma-rốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các quốc gia khác đang sản xuất vắc xin COVID-19 của riêng họ. Các loại vắc xin cũng đang được sử dụng để thúc đẩy các tham vọng quốc tế.

Một pano quảng cáo vắc xin COVID-19 tại Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất - Ảnh: AFP

Một pano quảng cáo vắc xin COVID-19 tại Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất - Ảnh: AFP

Bài liên quan

Tuần trước, Ai Cập thông báo rằng họ đã sản xuất thành công một triệu liều vắc xin COVID-19 đầu tiên.

Đây là một bước quan trọng đối với 104 triệu người của Ai Cập, trong đó chỉ có khoảng 1% được tiêm chủng đầy đủ. Nhưng nó cũng có thể được coi là tiến bộ đối với các mục tiêu chính sách đối ngoại của đất nước, khi chính sách ngoại giao vắc xin đang đạt được tốc độ nhanh chóng ở Trung Đông.

Ngoại giao vắc xin đề cập đến việc sử dụng các mũi tiêm vắc xin COVID-19 để thúc đẩy lợi ích quốc tế của các quốc gia. Thuật ngữ này có lẽ đã được sử dụng thường xuyên nhất để chỉ những nỗ lực của nhiều quốc gia đang làm để giành được bạn bè và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, những nơi đang khan hiếm hoặc triển khai vắc xin chậm chạp.

"Trung Quốc, Nga nằm trong số nhiều quốc gia đã sử dụng các hợp đồng cấp phép và cung cấp vắc xin với các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi khác nhau để giành được vị thế trong khu vực. Rõ ràng là việc cung cấp vắc xin của họ cho khu vực này có mục tiêu chính trị cũng như thương mại", Yasmina Abouzzohour, một thành viên tại Trung tâm Brookings Doha, chia sẻ.

Abouzzohour cho biết, khi các quốc gia Trung Đông bắt đầu sản xuất vắc xin cho chính họ, "ngoại giao vắc xin cũng đang mang tính khu vực".

Trong vài ngày qua, UAE, nơi có khoảng 82% dân số được tiêm chủng, Thổ Nhĩ Kỳ (36%), Algeria (3%) và Ả Rập Saudi (30%) đã quyên góp hoặc công bố kế hoạch quyên góp, tổng cộng khoảng 1,75 triệu liều vắc xin mà họ đã có cho Tunisia, quốc gia hiện đang phải vật lộn với sự gia tăng nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng.

Abouzzohour nói: “Những khoản quyên góp này sẽ thúc đẩy các mục tiêu ngoại giao của Abu Dhabi, Ankara, Algiers và Riyadh”.

Công ty Vacsera của Ai Cập trước đây đã sản xuất các loại vắc xin và sản phẩm khác như thuốc chống nọc độc. Lúc này, họ vừa đạt thỏa thuận sản xuất vắc xin COVID-19 - Ảnh: Xinhua

Công ty Vacsera của Ai Cập trước đây đã sản xuất các loại vắc xin và sản phẩm khác như thuốc chống nọc độc. Lúc này, họ vừa đạt thỏa thuận sản xuất vắc xin COVID-19 - Ảnh: Xinhua

Cuộc chiến về nguồn nước

Ngoại giao vắc xin cũng có thể được sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại dài hạn ở Trung Đông và châu Phi.

Sự hợp tác giữa nhà sản xuất vắc xin nhà nước của Ai Cập, Vacsera và Sinovac của Trung Quốc, có thể sản xuất 80 triệu mũi và tiêm chủng cho 40% dân số vào cuối năm nay. Tuy nhiên, sản xuất trong nước cũng sẽ giúp Ai Cập trở thành trung tâm vắc xin cho lục địa châu Phi, Heba Wali, người đứng đầu công ty Vacsera nói với truyền thông.

Ở châu Phi cần nhiều vắc xin hơn. Các số liệu được công bố vào tháng 7 cho thấy có ít hơn 2% trong số 1,3 tỷ người trên khắp lục địa cần được tiêm chủng.

Ai Cập có thể sử dụng lời hứa về vắc xin cho các quốc gia châu Phi không được cung cấp để đổi lấy sự hỗ trợ đối với một trong những vấn đề chính sách đối ngoại quan trọng và khó khăn nhất của Ai Cập.

Ai Cập phụ thuộc nhiều vào nguồn nước ngọt từ sông Nile chảy qua 9 quốc gia châu Phi khác. Quốc gia Ả Rập này đã liên tục ký kết các thỏa thuận về phát triển kinh tế và quân sự với các quốc gia châu Phi khác nhau trong những tháng gần đây và tất cả đều diễn ra trong bối cảnh lo ngại của Ai Cập về kế hoạch xây đập trên sông Nile của Ethiopia. Vắc xin có thể mang lại cho Ai Cập một cơ hội khác để thúc đẩy chương trình nghị sự của mình về vấn đề sông Nile.

Vua Ma-rốc Mohammed VI tiêm liều vắc-xin COVID-19 đầu tiên vào tháng Giêng - Ảnh: Maghreb Arab Press

Vua Ma-rốc Mohammed VI tiêm liều vắc-xin COVID-19 đầu tiên vào tháng Giêng - Ảnh: Maghreb Arab Press

Tranh chấp lãnh thổ

Ai Cập không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực có động cơ kín đáo khi phân phối vắc xin. Ma-rốc cũng đã công bố kế hoạch bắt đầu sản xuất vắc xin của riêng mình, đầu tư khoảng 500 triệu đô la (420 triệu euro) vào quan hệ đối tác với Sinopharm và công ty Recipharm của Thụy Điển. Khoảng một phần ba trong số 37 triệu dân của Ma-rốc đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19. Nhưng khả năng sản xuất vắc xin mới sẽ cho phép Ma-rốc cung cấp cho các nước láng giềng ở châu Phi.

Các nhà kinh tế cho rằng đây có thể là cách để Ma-rốc kiếm thêm thu nhập từ xuất khẩu y tế. Nhưng nó cũng sẽ hỗ trợ tham vọng chính sách đối ngoại của vương quốc này.

“Ma-rốc sẽ củng cố hình ảnh của mình như một người chơi lớn của châu Phi và có thể tăng cường quan hệ với các quốc gia châu Phi cận Sahara, cả hai mục tiêu mà họ đã nhiệt thành theo đuổi kể từ năm 2016”, Abouzzohour nói.

Vắc xin cũng có thể giúp chiến dịch kéo dài của Ma-rốc xoay quanh một trong những mục tiêu chính sách đối ngoại ấp ủ nhất của họ: có thêm thành viên của Liên minh châu Phi công nhận chủ quyền của mình đối với lãnh thổ tranh chấp Tây Sahara.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc (trái) và UAE khởi động dự án vắc xin chung của họ - Ảnh: Xinhua

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc (trái) và UAE khởi động dự án vắc xin chung của họ - Ảnh: Xinhua

Phạm vi ảnh hưởng

Các đối thủ trong khu vực cũng có thể đóng một vai trò trong tham vọng chế tạo vắc xin của UAE. Công ty công nghệ có trụ sở tại Abu Dhabi, G42, đã hợp tác với Sinopharm của Trung Quốc để bắt đầu sản xuất vắc xin của riêng mình, được gọi là Hayat, hay "sự sống" trong tiếng Ả Rập. Vào tháng 5, UAE trở thành quốc gia Ả Rập đầu tiên sản xuất vắc xin COVID-19 của riêng mình.

Thành công của UAE với vắc xin đã có tác động tích cực đến kinh tế. Tỷ lệ tiêm chủng cao đã thu hút người nước ngoài quay trở lại các quốc gia vùng Vịnh để làm việc hoặc đi nghỉ, những người trước đó đã bỏ đi khi đại dịch bắt đầu. Chính phủ cho biết, vắc xin cũng tạo cơ hội cho UAE đa dạng hóa ngành công nghiệp của mình khỏi sản xuất dầu.

Tuy nhiên việc sản xuất vắc xin cũng có một khía cạnh chính sách đối ngoại khác biệt.

"Chính sách ngoại giao vắc xin của Trung Quốc ở UAE không nên được coi là con đường một chiều", Sophie Zinser, một thành viên tại Chatham House, người tập trung vào vai trò của Trung Quốc ở Trung Đông, viết trong một bài xã luận hồi tháng 3 trên tờ South China Morning Post.

Bà nói: “Chính sách ngoại giao vắc xin cộng sinh với chiến lược dài hạn của Emirates nhằm phát triển ngành sản xuất và tăng cường vốn chính trị. Các lựa chọn quyên góp sẽ tạo sự phân tán chính trị trên toàn khu vực".

Vào tháng 4, UAE cho biết họ có thể giúp xây dựng một nhà máy sản xuất vắc xin ở Indonesia, quốc gia có đa số người Hồi giáo lớn nhất thế giới, nơi họ đã thực hiện các hợp đồng phát triển trị giá hàng tỷ đô la trong vài năm nay.

Tuần này, UAE đã đồng ý giúp Serbia thành lập các cơ sở sản xuất vắc xin. Các Tiểu vương quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở quốc gia Balkan trong hơn một thập kỷ nay.

Khi hỗ trợ Serbia, "UAE có được chỗ đứng trong khu vực nằm ở ngã tư giữa EU và Trung Đông và có cơ hội để mắt tới đối thủ Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia cũng đang hoạt động ở Balkan", Viện Trung Đông có trụ sở tại Washington chia sẻ.

Không phải đến bây giờ người ta mới nói đến khái niệm “Ngoại giao vắc xin”, từ cuối năm ngoái nhiều nhà bình luận đã cho rằng các quốc gia sở hữu bản quyền vắc xin hoặc được phép sản xuất vắc xin COVID cũng sẽ tận dụng ưu thế này để biến nó trở thành “con bài chính trị”. Chính sách này ở nhiều góc độ, theo các nhà bình luận, không trừ một quốc gia nào, từ Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Australia… và giờ là các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi.

Phan Nguyên

Bình Luận

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế