Vắc xin phòng COVID-19 nào đang được thử nghiệm và tiêm đối với trẻ em?

Thứ tư, 20/10/2021 14:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay đang có nhiều loại vắc xin đã cho phép tiêm cho trẻ em và nhiều vắc xin đang trong quá trình thử nghiệm. Kết quả cho thấy, nhiều vắc xin mức độ bảo vệ ở trẻ em tương đương người lớn.

Sự kiện: COVID-19

Hiện nay đã có một số loại vaccine phòng COVID-19 theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho phép chỉ định tiêm cho trẻ em. Các kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine có hiệu quả phòng bệnh tương tự như ở người lớn và người cao tuổi.

Trong đó, vacine Pfizer (Mỹ) hiện được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Cơ quan quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã phê duyệt vaccine Pfizer (Mỹ) cho trẻ em 12-15 tuổi (sử dụng cùng liều lượng như người lớn).

vac xin phong covid 19 nao dang duoc thu nghiem va tiem doi voi tre em hinh 1

Hiện nay có nhiều vắc xin phòng COVID-19 đã được cho phép tiêm cho trẻ em.

Theo kết quả thử nghiệm của Pfizer, vaccine này đạt hiệu lực 100% ở trẻ 12-15 tuổi. Pfizer công bố vaccine Pfizer có hiệu quả với trẻ 5-11 tuổi và có tính sinh miễn dịch cao và an toàn với lứa tuổi này. Hiện vắc xin đã nộp hồ sơ xin FDA phê duyệt khẩn cấp. Hiện nay công ty đang thử nghiệm vaccine ở trẻ 6 tháng - 2 tuổi và 2-5 tuổi.

Vaccine Moderna (Mỹ) đã được  EMA cũng đã phê duyệt cho trẻ em 12-17 tuổi với nhận định hiệu quả và tác dụng phụ tương tự như đã gặp ở người lớn.

Chưa phát hiện tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ vị thành niên và chưa phát hiện ra ca nhiễm ở thời điểm 2 tuần sau tiêm mũi 2. Hiện, Moderna đang thử nghiệm ở trẻ 6 tháng - 12 tuổi.

Vaccine AstraZeneca (Anh) cũng đang được thử nghiệm ở trẻ 6-17 tuổi.

Vaccine Verocells (Trung Quốc) thì đang thử nghiệm lâm sàng pha 1/2 vaccine verocells ở trẻ 3-17 tuổi. Kết quả cho thấy, vaccine an toàn và tạo ra đáp ứng miễn dịch khi tiêm đủ 2 liều.

Vaccine này chưa được phê duyệt sử dụng cho trẻ em vì chưa có kết quả thử nghiệm pha 3.

Vaccine Covaxin (Ấn Độ) hiện đã hoàn thành thử nghiệm pha 2/3 cho trẻ 2-18 tuổi nhưng chưa có công bố trên báo khoa học.

Cho đến nay, các vaccine khác cũng đang tiến hành thử nghiệm trên trẻ nhỏ (novavax của Mỹ, covaxin xịt mũi của Ấn độ, sputnik xịt mũi của Nga).

Hiện mới có thông tin về tác dụng phụ ngắn hạn của mRNA vaccine. Tác dụng phụ sau tiêm phổ biến là đau và sưng chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, sốt, có thể buồn nôn và sẽ tự hết sau vài ngày.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã nhận được các báo cáo về các trường hợp viêm cơ tim sau tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna, nhưng tỷ lệ mắc rất thấp.

Đối với Pfizer, tỷ lệ mắc viêm cơ tim sau tiêm vaccine thấp (162 người mắc trong 1 triệu bé trai 12-15 tuổi và 94 người trong 1 triệu bé trai 16-17 tuổi được tiêm vaccine) và ở mức độ nhẹ.

Tỷ lệ này cao hơn sau khi tiêm mũi 2 vaccine Pfizer , thường xuất hiện trong vòng 1 tuần đầu sau tiêm mũi 2.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

TP HCM: Phát hiện cơ sở đăng ký massage nhưng 'lấn sân' khám chữa bệnh với tế bào gốc

(CLO) Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP HCM vừa kiểm tra và xử lý một cơ sở mang tên LuxCell trên địa bàn quận 3, có dấu hiệu hành nghề khám chữa bệnh trái phép.

Sức khỏe
Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

Bệnh viện Hồng Ngọc hợp tác với Giáo sư Nhật Bản phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ

(CLO) Giáo sư Hiranaka Takafumi - “Cha đẻ” của phương pháp phẫu thuật thay khớp gối không cắt gân cơ sẽ có chuyến làm việc đặc biệt tại Việt Nam từ ngày 21/4 - 22/4 tới. Ông sẽ thăm khám và phối hợp cùng các bác sĩ Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cho bệnh nhân người Việt tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Hà Nội).

Sức khỏe
Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

Dự thảo quy định mới của trung tâm y tế cấp huyện

(CLO) Theo dự thảo, trung tâm y tế huyện chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, an toàn thực phẩm, dân số và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.

Sức khỏe
Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Uống Detox Táo giảm cân, người phụ nữ bị mất thị lực

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã phát thông tin kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Sức khỏe
Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Dự thảo luật bảo hiểm y tế: Tăng quyền lợi cho người mắc bệnh hiểm nghèo

(CLO) Tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% cho các trường hợp không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn, kỹ thuật...

Sức khỏe