(NB&CL) Khi hành trình để tất cả những người dân trên toàn cầu tiếp cận vắc xin Covid-19 một cách công bằng còn rất đỗi xa ngái, việc mua hay tiến trình sản xuất vắc xin Covid-19 còn rất đỗi gian nan, thì “vũ khí” ngăn Covid-19 hữu hiệu nhất hiện nay, không gì khác là… vắc xin ý thức.
1. “Công tác phòng chống dịch phải rất khẩn trương”, “cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng những kịch bản xấu nhất” - là những thông điệp mà lãnh đạo ngành y tế đưa ra những ngày mà làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đang rất “nóng” trên dải đất hình chữ S.
Trao đổi với báo giới cũng như tại nhiều cuộc họp trực tuyến về đối phó với dịch bệnh, “tư lệnh ngành” Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng thừa nhận: Qua 3 đợt dịch Covid-19, chúng ta đều nhận thấy đợt dịch sau phức tạp hơn đợt dịch trước. Đợt dịch lần thứ 4 xuất hiện từ ngày 27/4 đến nay. Điểm đáng chú ý của đợt dịch lần này là dịch bệnh diễn biến phức tạp với sự xuất hiện nhiều ổ dịch đồng thời cùng lúc ở nhiều địa phương khác nhau.
Đợt dịch này có nhiều nguồn lây nhiễm: Thứ nhất, từ các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mà trong quá trình cách ly chúng ta thực hiện quản lý chưa nghiêm; Nguồn lây nhiễm thứ hai, là trong cộng đồng cũng có các trường hợp lây nhiễm, rồi từ đó lây vào bệnh viện, từ bệnh viện lại lây ra cộng đồng; Thứ ba là chủng virus lần này khác hơn so với các lần trước, đó là chủng Ấn Độ với đột biến kép làm tăng khả năng lây nhiễm lên nhiều lần. Nếu như chủng của Anh lây gấp 1,7 lần so với các chủng trước đó, thì chủng Ấn Độ còn lây nhiễm mạnh hơn chủng của Anh.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Thực tế này đòi hỏi công tác phòng chống dịch phải rất khẩn trương. Chúng ta đang được đặt trong tình trạng báo động rất cao, đề nghị các địa phương phải kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch.
PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế, tại Hội nghị trực tuyến Chủ động ứng phó và xử lý dịch Covid-19 trong tình huống khẩn cấp tại hơn 700 điểm cầu với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiều ngày 11/5, cũng chỉ rõ: tại Việt Nam dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khá nghiêm trọng. Chỉ trong vòng hai tuần, nhiều tỉnh đã có dịch, một số bệnh viện đã có người bệnh, người nhà và nhân viên y tế nhiễm Covid-19, trong đó có chủng virus biến thể “siêu lây nhiễm” Anh, Ấn Độ, nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao. Từ ngày 27/4/2021 đến nay, Việt Nam đã có khoảng 500 ca, chỉ trong 15 ngày, tốc độ lây lan rất nhanh. Đặc biệt, xuất hiện các ca bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện K Tân Triều và lan rộng ra nhiều tỉnh thành trong nước.
“Chúng ta cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng những kịch bản xấu nhất để điều xấu nhất không đến với chúng ta”, PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Chỉ từng ấy thông tin từ chính những người đang trực tiếp đối mặt trong cuộc chiến chống Covid-19 có lẽ đủ để thấy cuộc chiến chống dịch lần này gian nan, khốc liệt đến dường nào. Cụm từ “Nước sôi lửa bỏng” mà người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh tại cuộc họp trực tuyến khẩn cấp từ đầu cầu UBND tỉnh An Giang với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, một số bộ ngành và lãnh đạo 6 tỉnh biên giới phía Tây Nam ngày 9/5 thực sự hoàn toàn chân xác.
2. “Một người lơ là chống dịch, cả xã hội vất vả!” - đó là “thông điệp” mà Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chiều ngày 7/5. “Mấy ngày nghỉ vừa qua, nhân dân chủ quan, xả hơi, thăm viếng, giao lưu nhiều”. Chính vì thế, Thủ tướng yêu cầu tránh hai khuynh hướng: Lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và hốt hoảng, sợ sệt, mất bình tĩnh.
Hai ngày sau, trong cuộc họp ngày 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thẳng thắn chỉ rõ: Dịch bệnh đã lây lan tới 26 tỉnh, thành phố, một phần là do có một bộ phận lơ là, chủ quan trong phòng chống dịch, nhất là việc một số doanh nghiệp mời chuyên gia nước ngoài vào làm việc đã chủ quan, lơ là mất cảnh giác.
Câu chuyện lơ là, chủ quan này một lần nữa được người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh tại cuộc họp giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 ngày 10/5. “Chúng ta làm việc ngày đêm vất vả, làm trăm việc tốt nhưng chỉ một việc không tốt cũng để xảy ra hậu quả. Ngành Y tế phải rút kinh nghiệm, siết chặt kỷ luật kỷ cương trong ngành, thực hiện đúng quy định, quy trình, trước hết là thực hiện 5K” - Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế về việc vừa qua một số bệnh viện đã lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống dịch. “Rất nhiều người có trách nhiệm, rất nhiều cơ quan có trách nhiệm nhưng chỉ một cơ quan, một vài người thiếu trách nhiệm thì người ta phê bình cả lực lượng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc nhở các lực lượng phòng chống dịch.
Với các địa phương, Thủ tướng yêu cầu chấm dứt ngay tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi chưa có dịch, khi dịch xuất hiện thì lại hốt hoảng, mất bình tĩnh, áp dụng các biện pháp cực đoan, thái quá. Nhấn mạnh tinh thần phải phân cấp, Thủ tướng yêu cầu: “Tỉnh lo cho tỉnh, huyện lo huyện, xã lo xã, thôn lo cho thôn và từng người phải tự lo cho chính mình vì sức khỏe cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc”. Đồng thời, phải tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm soát tình hình, cấp trên kiểm tra cấp dưới, mỗi thôn bản, mỗi xã phường, mỗi huyện thị là một pháo đài chống Covid-19.
3. “Nhân dân không vào cuộc thì chúng ta không thể làm được, không thể chiến thắng trong cuộc chiến này”; “Nếu không huy động toàn dân chung tay chống dịch thì sẽ thất bại. Tinh thần là chúng ta kết hợp hài hòa giữa trạng thái phòng ngự và tấn công, có giải pháp ngăn chặn hiệu quả hơn sắp tới. Bây giờ xảy ra gần 50% tỉnh, thành rồi, nếu xảy ra nữa thì hậu quả khôn lường”; “Tỉnh lo cho tỉnh, huyện lo huyện, xã lo xã, thôn lo cho thôn và từng người phải tự lo cho chính mình vì sức khỏe cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc”… Trong hầu hết những thông điệp mà người đứng đầu Chính phủ đưa ra những ngày này, thấy rõ vai trò của mỗi cá nhân, mỗi người dân quan trọng đến thế nào trong cuộc chiến này.
Nhìn lại cuộc chiến chống dịch Covid-19 qua 3 đợt dịch vừa qua, không khó để có thể nhận ra rằng, một trong những yếu tố mấu chốt, giúp một quốc gia có tiềm lực y tế còn nhiều hạn chế như chúng ta, trở thành một hình mẫu chống dịch của thế giới, là việc Việt Nam chúng ta, cả chính quyền cùng người dân, đã chủ động đối phó dịch bệnh với tâm thế chủ động, không chủ quan, tinh thần quyết liệt “chống dịch như chống giặc”.
Với sự nỗ lực của Chính phủ, của cả hệ thống chính trị, những lô vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam, đã được tiêm cho những đối tượng ưu tiên đầu tiên. Tuy nhiên, như chia sẻ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid, do nguồn vắc xin trên thế giới đang trong tình trạng khan hiếm nên Việt Nam mới nhận được một lượng vắc xin rất nhỏ. Bộ Y tế đang rất tích cực, bằng mọi cách để có vắc xin sớm nhất và dự kiến cuối năm 2021 chúng ta sẽ có thêm một lượng vắc xin nhất định, và nếu tiêm hết cũng chưa đủ để miễn dịch cộng đồng. Phó Thủ tướng không quên nhấn mạnh: ít nhất từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch giống như khi chưa có vắc xin.
Vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch giống như khi chưa có vaccine; Nếu tiêm hết vẫn chưa đủ để miễn dịch cộng đồng - hai nhấn mạnh ấy của người lãnh đạo công cuộc chống dịch có lẽ đủ để mỗi người trong chúng ta hiểu rằng, đến tận thời điểm này, thứ vũ khí quan trọng để giành thắng lợi trước “giặc Covid-19” không phải là “vắc xin Covid-19” mà là “vắc xin ý thức”, vẫn chính là sự tuân thủ nghiêm ngặt của từng người dân đối với quy tắc an toàn chống dịch, là việc nghiêm túc thực hiện khuyến cáo 5K. Làm được như vậy, như lời người đứng đầu Chính phủ, cả xã hội sẽ bớt vất vả, chúng ta có thể vững vàng trong công cuộc thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Bởi thế, nuôi dưỡng trong mình “vắc xin ý thức” có lẽ là điều mỗi người dân nên làm cho Tổ quốc mình lúc này.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.