Vài điều thú vị về cách đặt tên bão

Thứ ba, 12/10/2021 11:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tên gọi của bão bắt đầu từ đâu, tại sao người ta có thể biết trước một cơn bão với tên gọi nào đó sẽ xảy ra từ khi nó chưa hình thành? Xung quanh việc đặt tên bão cũng có nhiều điều thú vị.

Đặt tên bão để “dễ nhớ”

Các cơn bão nhiệt đới có thể kéo dài 1 tuần hoặc hơn do đó có thể có nhiều hơn một cơn bão tại một thời điểm. Vậy nên các nhà khí tượng học đặt tên cho từng cơn bão để tránh nhầm lẫn.

Điều kiện để một cơn bão có tên gọi là khi nó bắt đầu xuất hiện vòng xoáy và có vận tốc gió đạt từ 63 km/h trở lên.

vai dieu thu vi ve cach dat ten bao hinh 1

Ảnh vệ tinh chụp một cơn bão đang hình thành

Việc đặt tên cho các cơn bão đã bắt đầu từ nhiều năm trước nhằm giúp xác định nhanh các cơn bão trong các thông báo cảnh báo vì tên được cho là dễ nhớ hơn nhiều so với các con số và thuật ngữ kỹ thuật. Nhiều người đồng ý rằng việc đặt tên các cơn bão sẽ giúp các phương tiện truyền thông đưa tin dễ dàng hơn, nâng cao sự quan tâm đến các cảnh báo và tăng khả năng sẵn sàng ứng phó của cộng đồng.

Kinh nghiệm cho thấy rằng việc sử dụng các tên riêng, ngắn gọn trong giao tiếp bằng văn bản cũng như bằng giọng nói nhanh hơn và ít bị lỗi hơn so với các phương pháp xác định kinh độ - vĩ độ cũ hơn, rườm rà hơn. Những ưu điểm này đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi thông tin chi tiết về cơn bão giữa hàng trăm trạm, căn cứ ven biển và tàu trên biển phân tán rộng rãi.

Quy tắc chung là danh sách tên bão được đề xuất bởi Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NMHSs) của các Thành viên Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) của một khu vực cụ thể và được các cơ quan tương ứng cấp khu vực phê duyệt tại các phiên họp hàng năm hoặc hai năm một lần.

Nữ quyền cũng ảnh hưởng đến đặt tên bão

Ban đầu, các cơn bão được đặt tên tùy tiện. Một cơn bão Đại Tây Dương đã xé toạc cột buồm của một chiếc thuyền có tên Antje được gọi là bão Antje. Sau đó, giữa những năm 1900 chứng kiến ​​sự bắt đầu của việc sử dụng tên phụ nữ cho các cơn bão.

Để theo đuổi một hệ thống đặt tên có tổ chức và hiệu quả hơn, các nhà khí tượng học sau đó đã quyết định xác định các cơn bão bằng cách sử dụng tên từ một danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Vì vậy, một cơn bão có tên bắt đầu bằng chữ A, giống như Anne, sẽ là cơn bão đầu tiên xảy ra trong năm. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1910, các nhà dự báo bắt đầu sử dụng tên nam cho những cơn bão được hình thành ở Nam bán cầu.

Năm 1950, Cơ quan Khí tượng Hoa Kỳ (NWS) đã phát triển một hệ thống đặt tên bão theo bảng chữ cái (như Able, Baker, Charlie...). Hệ thống này được sử dụng lặp đi lặp lại mỗi năm. Cơn bão đầu tiên trong năm luôn có tên là “Able”, cơn bão thứ hai trong năm luôn có tên là “Baker”, cứ như vậy.

Đến năm 1953, nhận thấy phương pháp đặt tên kiểu này có nhiều bất cập vì đã có nhiều cơn bão mang tên giống nhau nên NWS lại thay đổi hệ thống và các cơn bão được đặt theo tên phụ nữ. Cách làm này bắt chước các nhà khí tượng hàng hải, có thói quen đặt tên các con tàu theo tên phụ nữ. Thứ tự đặt tên dựa trên bảng chữ cái tiếng Anh (alphabet).

Đến những năm 1960, phong trào nữ quyền thế giới phản đối việc lấy tên phụ nữ đặt cho bão vì bão toàn đem lại điều tồi tệ. Do vậy, đến năm 1978, WMO đã dùng cả tên nam giới và nữ đặt tên cho các cơn bão xen kẽ nhau. Tên cơn bão do các nước thành viên tiến cử cho WMO lựa chọn. Năm 1979, chính sách sử dụng tên của cả hai giới để gọi những cơn bão được WMO và NWS thống nhất thông qua. Sáu danh sách được sử dụng luân phiên, do đó, danh sách năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025.

Bão gây thiệt hại lớn có thể bị xóa tên

Ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, gồm 14 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản..., các cơn bão được đặt theo một danh sách các tên mới từ ngày 1/1/2000. Ủy ban bão của khu vực đã họp và đưa ra quyết định: Các nước sẽ đề cử tên các cơn bão để lựa chọn vào danh sách được duyệt đặt tên cho bão.

Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WMO trong khu vực. Mỗi trong số 14 thành viên cung cấp 10 cái tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Các cơn bão hình thành ở khu vực này sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản lựa chọn và đặt tên.

vai dieu thu vi ve cach dat ten bao hinh 2

Bão số 8 (Sơn Tinh) tạo sóng lớn đánh sập và làm biến dạng hoàn toàn đê biển Hòn La (Quảng Bình) ngày 29/10/2012. Ảnh tư liệu

Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người, mà thường là tên các vị thần, các loài hoa, chim, cây cỏ, động vật quý hiếm, địa danh nổi tiếng hay thậm chí tên món ăn để đề cử. Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước.

Riêng với Việt Nam, trước đây Tổng cục Khí tượng thủy văn quốc gia đã đề xuất 20 tên gọi cho bão là tên thuần túy tiếng Việt. Ủy ban bão của khu vực chọn 10 tên do Việt Nam đề cử gồm: Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi, Tramy, Halong, Vamco.

Ngoài ra, ở Việt Nam, mỗi cơn bão vào biển Đông còn được đánh số theo thứ tự từng năm và vẫn có tên quốc tế như khi Việt Nam đăng ký tên. Ví dụ: Năm 2012, bão số 8 ở Việt Nam là tên gọi của bão Sơn Tinh (tên quốc tế do Việt Nam đăng ký); năm 2020, bão số 10 ở Việt Nam có tên gọi quốc tế là bão Goni.

Mỗi năm, Ủy ban bão sẽ họp một lần và có bàn đến nội dung các nước đề cử tên mới, loại tên cũ theo danh sách, các nước có thể kiến nghị bỏ tên bão do nước khác đặt, nếu một cơn bão gây chết người hoặc tốn kém đến mức việc sử dụng tên của nó trong tương lai cho một cơn bão khác sẽ không phù hợp vì lý do nhạy cảm.

Hàn Quốc từng đề nghị loại bỏ tên bão Saomai (Việt Nam đề cử) ra khỏi danh sách tên bão vì cơn bão mang tên này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Hàn Quốc. Việt Nam cũng đã đề nghị bỏ tên bão Chanchu do Hàn Quốc đặt vì đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam và Ủy ban bão của khu vực đã chấp nhận.

Thế Vũ

Tin khác

Chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, 3 thuyền viên tử vong

Chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, 3 thuyền viên tử vong

(CLO) Sà lan chở đá từ cảng Kỳ Hà đi đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bất ngờ bị chìm trên biển khiến 3 thuyền viên tử vong, 2 người mất tích.

Đời sống
TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh

TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh

(CLO) UBND TP HCM vừa đưa ra chỉ tiêu giai đoạn 2024-2025 thành phố phải phát triển tối thiểu 68 ha công viên công cộng, phát triển tối thiểu 4 ha mảng xanh công cộng, trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh.

Đời sống
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 24/4, tại TP Vinh, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Đời sống
Thanh Hoá: Cùng bạn tắm sông, nam sinh lớp 8 tử vong thương tâm

Thanh Hoá: Cùng bạn tắm sông, nam sinh lớp 8 tử vong thương tâm

(CLO) Cùng nhóm bạn ra sông Nông Giang (Thanh Hoá) tắm mát, không may một nam sinh lớp 8 đuối nước tử vong.

Đời sống
TP Nha Trang (Nha Trang): Không có việc băng nhóm hoạt động trộm, cướp tại chợ Đầm

TP Nha Trang (Nha Trang): Không có việc băng nhóm hoạt động trộm, cướp tại chợ Đầm

Lực lượng Cảnh sát hình sự Công an TP. Nha Trang phối hợp với Công an phường Vạn Thạnh làm việc với một số tiểu thương ở chợ Đầm, đồng thời đưa đối tượng Phan Trọng Nghĩa (sinh năm 1981, đối tượng sống lang thang ở Nha Trang), có hành vi trộm cắp tài sản về cơ quan công an để lấy lời khai, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đời sống