Ứng viên Tổng thống Pháp Valerie Pecresse

Valerie Pecresse: 'Xe ủi đất' sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Pháp?

Thứ hai, 06/12/2021 19:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào tháng 4 năm sau vừa xuất hiện thêm một nhân vật nữ, khi Đảng Cộng hòa Pháp (Les Républicains) đề cử bà Valerie Pecresse trở thành ứng viên Tổng thống. Sự xuất hiện của "xe ủi đất" khiến cho cuộc đua vào Điện Élysée trở nên hấp dẫn hơn.

“Người đàn bà thép”

Khi Valerie Pecresse băng qua vùng nông thôn nước Pháp vào mùa hè này, đến thăm các trang trại và làng mạc để thoát khỏi hình ảnh “tư sản tóc vàng” mà bà xem là ghê rợn trong mình. Và bà hứa: “Tôi sẽ là nữ tổng thống đầu tiên của Pháp”.

Kể từ khi Emmanuel Macron đắc cử tổng thống vào năm 2017 với tư cách là một người ngoài cuộc gây sốc, không có kinh nghiệm và đến từ Đảng Tiến bước – đảng phái chỉ mới được thành lập trong một vài tháng trước đó, chính trị Pháp đã phát triển mạnh mẽ đến cái mới. Những người ủng hộ Pecresse nói rằng địa vị phụ nữ của bà chính là một điều mới mẻ, sẽ trở thành cơn ác mộng cho chính Macron.

valerie pecresse xe ui dat se tro thanh nu tong thong dau tien cua phap hinh 1

Bà Valerie Pécresse đang được đánh giá có rất nhiều cơ hội trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Pháp - Ảnh: Shutterstock

Pecresse, 54 tuổi, muốn ngăn Macron tái đắc cử tới đây. Bà đã trở thành người phụ nữ đầu tiên tranh cử tổng thống cho đảng cánh hữu truyền thống, từng do nam giới thống trị với các đời tổng thống như Charles de Gaulle, Jacques Chirac và Nicolas Sarkozy. Bà được coi là niềm hy vọng mới sau hơn 20 năm hoạt động chính trị. Cũng có những ứng viên nữ từ các đảng phái khác, song Pecresse là người duy nhất tranh cử cho Đảng Cộng Hòa.

Bà ra tranh cử tổng thống với mục tiêu “khôi phục niềm tự hào của nước Pháp và bảo vệ người Pháp”. Bà muốn “mang lại quyền lực” cho quốc gia, hứa sẽ tăng cường công lý và chính sách.

“Tôi cảm thấy sự tức giận của những người bất lực khi đối mặt với bạo lực của chủ nghĩa Hồi giáo, những người cảm thấy giá trị và lối sống của họ đang bị đe dọa bởi tình trạng nhập cư không kiểm soát”, bà tuyên bố trong ngày ra tranh cử.

Các đề xuất của bà bao gồm giảm một nửa số lượng giấy phép cư trú cho những người di cư không thuộc EU. Bà muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để thay đổi hiến pháp và đưa ra hạn ngạch nhập cư. Bà cũng sẽ gia tăng thời gian làm việc, nâng tuổi nghỉ hưu lên 65 tuổi, cắt giảm 200.000 việc làm trong khu vực công và xây dựng thêm các lò phản ứng hạt nhân.

Theo truyền thống, Pecresse được coi là ở phe trung hữu, nhưng ở vùng Ile-de-France Paris mà bà điều hành, bao gồm các khu ngoại ô xung quanh thủ đô, bà luôn hứa sẽ theo đường lối cứng rắn.

Trước khi Pháp đưa ra luật hôn nhân đồng giới vào năm 2013, trong thời kỳ chính trị căng thẳng, bà Pecresse nói rằng bà muốn việc này chỉ là một hình thức hợp đồng dân sự thay vì kết hôn. Sau đó, bà đã thay đổi lập trường và nói rằng bà sẽ không quay lại với vấn đề hôn nhân đồng giới.

Pecresse tự ví mình với “người đàn bà thép” Margaret Thatcher về sự dũng cảm, nhưng bà muốn lãnh đạo giống như Angela Merkel, người mà bà nói là giỏi đồng thuận và khiến nước Đức “giàu hơn, mạnh hơn và đoàn kết hơn”.

“Tôi sẽ đánh bại Macron”

Những người ủng hộ Pecresse nói rằng, điểm mạnh của bà trước Macron là kinh nghiệm làm bộ trưởng ngân sách và được đào tạo về tài chính. Theo cựu tổng thống Sarkozy, bà “bị ám ảnh” bởi sự xuất thân cao quý và sự nghiệp danh giá của mình, có một nền tảng trung hữu mà một tổng thống hiện nay cần phải có.

Bất chấp nỗ lực cải thiện bình đẳng giới, tổng thống đương nhiệm Macron thực ra vẫn đang được vây quanh bởi các cố vấn nam giới và bổ nhiệm nam giới vào các vị trí cao nhất trong chính phủ. Nhóm của bà Pecresse muốn ông ấy phải có thêm những cuộc “hẹn hò”.

Nhiệm vụ của bà Pecresse rất chông gai. Đảng của bà có truyền thống cánh hữu trong chính phủ, nhưng đảng này đã mất chức tổng thống vào năm 2012. Nó phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn từ phe đối lập cực hữu. Nhiều cử tri và chính trị gia từ trung tâm của đảng này cũng đã nhảy sang “con tàu” của Macron.

Nhưng Pecresse là một cựu công chức cấp cao, người đã bắt đầu sự nghiệp chính trị với tư cách là cố vấn cho Jacques Chirac tại Điện Elysée và được gọi bằng biệt danh “chiếc xe ủi đất”. Bà được biết đến với những cuộc tranh cử khó khăn và hoành tráng.

Trong cuộc bầu cử ở Yvelines, ngoại ô Paris, với tư cách là một người ngoài cuộc trẻ tuổi, bà đã đánh bại một vị tướng quân đội nổi tiếng. Năm 2015, bà đã dẫn đầu quyền giành chiến thắng tại khu vực bầu cử Ile-de-France, bao gồm Paris và lân cận. Đây là khu vực đông dân và giàu có nhất nước Pháp. 

Dưới thời Tổng thống Sarkozy, Pecresse nắm giữ các vị trí nội các rất khó nhằn, bao gồm cả vị trí bộ trưởng giáo dục đại học, từng đối mặt với các cuộc biểu tình trên đường phố trong nhiều năm, thậm chí sinh viên còn phong tỏa giảng đường.

Bà từng nói: “Tôi đã cầm cự được chín tháng trên đường phố. Tôi đã thực hiện cuộc cải tổ nguy hiểm nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của Sarkozy, điều mà không ai khác muốn làm”. Sarkozy sau đó đã bổ nhiệm bà giữ chức bộ trưởng ngân sách, vị trí mà bà phải xử lý hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công.

valerie pecresse xe ui dat se tro thanh nu tong thong dau tien cua phap hinh 2

Dù theo đường lối cứng rắn, song bà Valerie Pecresse vẫn là một phụ nữ yêu thiên nhiên và muốn đem lại sự công bằng cho mọi người - Ảnh: AFP

Danh gia vọng tộc

Pecresse sinh ra ở thị trấn thông minh Neuilly-sur-Seine ở phía tây Paris, trong một gia đình trí thức theo trường phái Gaullist. Cha của bà là một giáo sư kinh tế, ông ngoại của bà là bác sĩ tâm lý hàng đầu - người đã điều trị chứng biếng ăn cho con gái của cựu tổng thống Jacques Chirac. Ông bà nội bên mẹ của bà đều hoạt động trong kháng chiến và nuôi giấu lính nhảy dù trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Pecresse cho biết bà lớn lên với tư cách là một “người theo chủ nghĩa Gaullist” và trưởng thành nhờ “công lao của nền cộng hòa”. Cha bà nói rằng phụ nữ có thể làm tốt như đàn ông. Bà bỏ qua 2 lớp trong hệ thống học phổ thông, giành bằng tú tài khi mới 16 tuổi, vào học tại trường đại học kinh doanh danh tiếng nhất của Pháp, rồi sau đó là một trong những học sinh xuất sắc nhất của trường đào tạo công chức cấp cao của Pháp.

Bà trở thành cố vấn của Điện Elysée vào năm 1998, chuyển sang làm chính trị một phần vì muốn chống lại sự trỗi dậy của Jean-Marie Le Pen. Bà đã kết hôn với Jerome Pecresse, một kỹ sư vẫn đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và họ có ba người con từ 18 đến 25 tuổi.

Bà Pecresse từng tuyên bố sẽ giành lại các cử tri mà Đảng Cộng hòa từng đánh mất và sẽ đánh bại Macron trong cuộc bầu cử vào tháng 4 tới đây!

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế