(CLO) Theo báo cáo của UBND quận Hoàn Kiếm, có 5 nạn nhân được tìm thấy và đưa đi cấp cứu tại 3 bệnh viện: Việt Đức, Xanh Pôn và Bạch Mai. Hiện còn một người được gia đình báo có thể còn mắc kẹt bên trong. Lực lượng chức năng đang đưa máy dò đến hỗ trợ việc tìm kiếm nạn nhân. Như đã thông tin, 12h45’ trưa 22/9, một phần của căn nhà Pháp cổ ở số
107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, bất ngờ đổ sập, tạo tiếng động rất lớn, khói bụi bay mù mịt. Nhà cách mặt đường 50 m, cách ga Hà Nội khoảng 200 m. Đây là trụ sở của Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1 (Tổng công ty Đường sắt). Hiện, lực lượng cứu hộ của quân đội, cảnh sát và địa phương vẫn đang tiến hành thu dọn hiện trường, tìm kiếm người mặc kẹt bên trong đống đổ nát.
Trả lời phỏng vấn phóng viên
Congluan.vn, Đại tá Tô Mạnh Thắng, trưởng phòng CS PCCC, CA Thành phố Hà Nội cho biết: “Chúng tôi nhận được tin báo lúc 12h53’ cho biết có vụ cháy nổ tại số nhà 107 Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, khi tới hiện trường, chúng tôi xác định là một vụ sập nhà. Phần nhà sập ở giữa, có hai lối ra vào để tiếp cận thì đều bị chắn bởi vật liệu xây dựng đổ nát. CS PCCC đã điều 3 phòng nghiệp vụ, 5 phòng PCCC, số lượng xe huy đông là 6 xe cứu nạn cứu hộ, 5 xe chữa cháy, số lượng cán bộ chiến sĩ là 110 người tham gia. Chiều rộng tòa nhà khoảng 2m5, nhưng cả 2 lối vào đều bị lấp, chúng tôi phải tận dụng mọi phương pháp cứu nạn cứu hộ để tiếp cận. Chúng tôi chủ yếu làm việc bàn tay, toàn bộ chiến sĩ phải dùng găng tay để bốc vôi vữa, thậm chí rách cả găng tay để đảm bảo tính mạng cho người dân còn mắc kẹt dưới đống đổ nát. Hiện, Đội PCCC ghi nhận đã cứu được 3 người mắc kẹt. [caption id="attachment_46681" align="aligncenter" width="500"]
Do lối vào hẹp, lực lượng cứu hộ phải khuân từng chậu gạch, vôi vữa đổ nát ra khỏi khu vực bị sập. Xe xủ lý rác thải cũng được huy động để kịp thời đưa gạch vôi ra ngoài.[/caption] [caption id="attachment_46682" align="aligncenter" width="500"]
Hai xe xúc được điều động bổ sung để kịp thời hỗ trợ đưa lượng gạch vữa ra ngoài[/caption] [caption id="attachment_46683" align="aligncenter" width="500"]
Rất đông người dân sống xung quanh số nhà 107 vô cùng lo lắng và đứng nhiều giờ sau barie để theo dõi tình hình cứu hộ.[/caption] [caption id="attachment_46687" align="aligncenter" width="500"]
Một người bị thương sau khi kịp bỏ chạy khỏi khu nhà sập được đưa đi cấp cứu[/caption] Theo lời cô Nguyễn Thị Sinh (41 tuổi), một người dân sống tại khu tập thể phía sau tòa nhà bị đổ sập: “Có khoảng hơn 10 hộ dân sinh sống sau tòa nhà, hầu hết là công nhân viên đường sắt. Cả nhà vừa ăn cơm xong, đang ngồi thì nghe thấy tiếng đổ “rầm”. Chúng tôi hoảng sợ nhưng chỉ biết ở trong nhà. Chỉ khi lực lượng cứu hộ tơi, đưa thang lên ứng cứu, chúng tôi trượt theo đường mái nhà để thoát ra ngoài.” Chưa hết run sợ, nhưng cô Sinh vẫn còn cảm thấy việc tòa nhà đổ sập vào giữa trưa là vô cùng may mắn vì: “Đằng sau tòa nhà là chợ cóc, buổi sáng họp chợ rất đông, giữa trưa thì vãn người rồi. Rất may tòa nhà đổ sập vào tầm trưa nếu không, thiệt hại còn nhiều hơn, thương tâm hơn”.
Anh Thái Mạnh Hà, một trong số người dân kịp thời ứng phó, bốc gạch đá, cứu người bị lấp dưới đống đổ nát cho biết: “Khi đó tôi đang ngồi uống nước bên đường, gần tòa nhà. Bất ngờ nghe thấy tiếng kêu rầm, chúng tôi mới chạy sang nhưng không dám vào vì sợ còn đổ tiếp. Sau đó, trong nhóm có người nghe thấy tiếng kêu cứu, nên tất cả sáu người cùng nhảy vào bên trong. Tìm thấy hai người nằm dưới đống đổ nát, khắp người bị thương xây xát. Chúng tôi lập thức bế hai người ra ngoài, rất may xe cứu thương có mặt kịp thời, chuyển đi bệnh viện cấp cứu.”
Cô Trần Thị Sử (55 tuổi) vừa được cứu ra khỏi đống đổ nát, ánh mắt thất thần, rơm rớm nước: “Tôi đang đứng trong nhà thì thấy tòa nhà bất ngờ đổ sập xuống, bụi mù mịt, ngạt thở vì bụi. Một phần tường nhà bị nghiêng đi, ba mẹ con ở trong nhà, chỉ lo nhà mình cũng sập. Khi lực lược cứu hộ đưa ra ngoài mới biết mình còn sống. Hiện tại tôi rất hoảng sợ và bấn loạn”. [caption id="attachment_46686" align="aligncenter" width="450"]
Gạch gói và các mảnh vỡ từ căn nhà sập rơi xuống ngõ kế bên và gây nhiều thiệt hại.(Ảnh: Vnexpress)[/caption] Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt cho rằng nguyên nhân nhà sập là trời mưa lâu ngày làm thấm dột và do ngôi nhà quá cũ nên đã bị sập phần mái và tường tầng 2. Khung nhà tầng 1 vẫn còn nguyên vẹn. Ngôi nhà này được Tổng công ty Đường sắt sử dụng từ sau năm 1955, nhiều lần được sửa chữa, gia cố lắp mái tôn để chống dột.
Trần Thùy (Ảnh, bài)