Văn hóa soi đường báo chí!

Thứ ba, 21/06/2022 15:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đối với các cơ quan báo chí và đội ngũ các nhà báo cách mạng, hơn ai hết, hơn lúc nào hết, “yếu tố văn hóa” càng phải được đề cao, luôn luôn thấm đậm trong mọi hoạt động báo chí...

Thư gửi Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai ngày 15/7/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đánh giá rất cao vai trò, sứ mệnh của văn hóa, văn hóa soi rọi mọi nơi, mọi lúc để phục vụ kháng chiến kiến quốc. Người dạy Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Đối với các cơ quan báo chí và đội ngũ các nhà báo cách mạng, hơn ai hết, hơn lúc nào hết, “yếu tố văn hóa” càng phải được đề cao, luôn luôn thấm đậm trong mọi hoạt động báo chí. Bộ tiêu chí định hướng hoạt động nghề nghiệp, đạo đức báo chí coi văn hóa là nền tảng, văn hóa phải soi đường và tỏa sáng.

van hoa soi duong bao chi hinh 1

Bác Hồ với phóng viên báo, đài. Ảnh: tư liệu

Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân là bổn phận mà nhà báo và cơ quan báo chí phải làm tròn. Nền báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng là nền báo chí là của nhân dân, vì nhân dân. Báo chí phò chính trừ tà, phụng sự Tổ quốc và Nhân dân.

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ III Hội nhà báo Việt Nam, năm 1962: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén”. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, Người nhắc nhở cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa. Rằng nhà báo không phải để cho oai, để phách lối, hù dọa người; báo chí có nghĩa vụ phục vụ công nông binh, đấy chính là văn hóa báo chí. Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ta câu trả lời mang tính kinh điển, báo chí và nhà báo - chiến sĩ cách mạng, hoạt động văn hóa, chỉ có một mục đích duy nhất là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, đặt lợi ích đất nước lên trên hết, trước hết.

Bác Hồ là một mẫu mực về đạo đức cách mạng, đạo đức báo chí, đạo đức văn hóa. Cố nhà báo Hữu Thọ tâm sự với sinh viên báo chí: “Nhà báo là nhà hoạt động văn hóa, người công dân bình thường như bao công dân khác, biết thở hơi thở của nhân dân, đập nhịp đập với trái tim người lao động. Người làm báo góp thêm luồng gió trong lành vào cuộc sống của người lao động không mệt mỏi, xây dựng Tổ quốc giàu đẹp. Nhà báo là địa chỉ tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin yêu của nhân dân.   

Xử lý thông tin đúng, chân thực hoàn toàn xa lạ với sự xuyên tạc, bóp méo sự thật, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Tiêu chí để xử lý thông tin của nhà báo là văn hóa, vì tiến bộ xã hội, vì lợi ích của người dân, lợi ích đất nước và dân tộc. Trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, lương tâm - đạo đức nghề nghiệp, tinh thần văn hóa của nhà báo phải luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Nhà báo chảy theo dòng chảy thời cuộc, có mặt ở những điểm nóng, đối đầu trực diện với cái tốt, cái xấu, cái ác, đương đầu với các nhóm lợi ích, đúng sai rõ ràng. Từ trong bản chất, nhà báo là nhà yêu nước, nhà dân chủ, nhà văn hóa, nhà chính trị, nhà hoạt động xã hội, lấy ngọn bút, máy ảnh, bàn phím làm phương tiện thông tin, bình luận, định hướng dư luận. Đó chính là văn hóa đích thực của báo chí cách mạng, báo chí chân chính.

Nhà báo đồng thời là công dân, sống với cuộc sống đời thường, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số - thời đại 4.0. Nhà báo chung sống với mạng xã hội, tham gia mạng xã hội - như một thành viên của nó. Nhà báo khi viết báo chính thống và nhà báo khi tham gia mạng xã hội chỉ là một, có trách nhiệm, góp phần tô đẹp, nhân rộng cái tốt, cái hay, cái đúng, phê phán, đấu tranh, hạn chế mặt tiêu cực của mạng xã hội. Nhà báo thực sự là một công dân có trách nhiệm, tâm sáng, bút sắc, lòng trong luôn nhất quán trong con người, trái tim, sự nghiệp người cầm bút.

Trách nhiệm của các cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo trước hết là xây dựng lối sống, phong cách làm việc thật sự có văn hóa trong chính các cơ quan báo chí, trong chính mỗi nhà báo. Tâm hồn có văn hóa lành mạnh, trong sáng thì ngòi bút – bàn phím máy tính mới hướng con chữ sáng trong, có tầm cao văn hóa phục vụ đất nước và nhân dân. Những nhà báo có tâm hồn văn hóa, nhận thức văn hóa, hành động văn hóa thì mới chung tay xây dựng nên những cơ quan báo chí có văn hóa và ngược lại, cơ quan báo chí văn hóa mới là cái nôi rèn luyện, sinh trưởng đội ngũ nhà báo văn hóa. Khẳng định điều này để thấy mối quan hệ biện chứng về xây dựng văn hóa báo chí cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

Khi có cơ quan báo chí văn hóa, đội nhà báo văn hóa, yếu tố văn hóa trong xã hội bằng tác phẩm báo chí sẽ càng có sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành hành động văn hóa soi đường. Các cơ quan báo chí, đội ngũ các nhà báo tắm mình trong môi trường hoạt động báo chí văn hóa và văn hóa báo chí sẽ là hành động nêu gương góp phần thúc đẩy công chúng báo chí nói riêng, xã hội văn hóa nói chung, hướng đến sự hòa quyện về nhận thức và hành động văn hóa: Dũng khí đi đầu, vượt qua mọi gian nan thử thách, đoàn kết thương yêu nhau, xây dựng cuộc sống nhân văn tương thân tương ái, đồng lòng đồng sức xây dựng cuộc sống mới, nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập với nền văn hóa nhân loại.       

Cơ quan báo chí văn hóa, nhà báo văn hóa là sự khiêm nhường, chăm chỉ học hành, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, kiến thức văn hóa, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tận tâm giúp đỡ đồng nghiệp, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh; tự giác thực hiện 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam. Đó là bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm, tình cảm của đội ngũ những người làm báo cách mạng, đội ngũ các nhà báo chân chính của nhân dân, vì nhân dân. 

Phạm Quốc Toàn

                                 

       

Bình Luận

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn