(NB&CL) “Trong thế giới sung túc của chúng ta, thật sự phẫn nộ khi cứ vài giây lại có một người chết đói”.
Đó là cảm thán đầy chua chát của Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres khi các cú sốc nguồn cung do khủng hoảng kinh tế, xung đột, chiến tranh và biến đổi khí hậu đang khiến 780 triệu người trên thế giới đối mặt với nạn đói. Trong khi đó, lại đang tồn tại một thực tế là thế giới đang vứt đi 100 tỷ USD mỗi năm chỉ vì lãng phí thực phẩm.
780 triệu người đối mặt với nạn đói, 462 triệu người bị suy dinh dưỡng
Đó là những con số đã được đưa ra tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về hệ thống lương thực toàn cầu diễn ra tại Rome (Italy) cuối tháng 7/2023. Trước đó, trong một báo cáo hồi đầu tháng 7/2023, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ước tính khoảng 691-783 triệu người phải đối mặt với nạn đói trong năm 2022, trung bình ở mức 735 triệu người. “Chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu chưa từng có và có mọi lý do để tin rằng chúng ta chưa chứng kiến điều tồi tệ nhất” – Giám đốc điều hành WFP David Beasley nhấn mạnh.
Một điều đáng quan ngại hơn nữa là, trong một phát biểu trước Hội đồng Bảo an LHQ hồi trung tuần tháng 9/2023, bà Cindy McCain - Giám đốc điều hành WFP, cho biết do nguồn tài trợ sụt giảm, ngân quỹ ngày càng hạn hẹp đã buộc WFP phải giảm quy mô hoạt động, cắt giảm khẩu phần ăn dành cho hàng triệu người và vì thế sẽ có thể khiến thêm 24 triệu người rơi vào tình trạng đói khẩn cấp trong 12 tháng tới, tăng 50% so với mức hiện tại. WFP ước tính cứ 1% cắt giảm về cứu trợ lương thực có nguy cơ đẩy hơn 400.000 người vào tình trạng đói khẩn cấp, trong khi đó tình trạng thiếu kinh phí trong năm 2023 của WFP đã lên tới hơn 60% - mức cao nhất trong lịch sử 60 năm của cơ quan này.
Trước đó, ngay từ hồi đầu năm 2023, WFP đã đưa ra số liệu cho thấy trong 3 năm qua, số lượng người thiếu đói trên toàn cầu đều không ngừng gia tăng lên “những đỉnh cao mới” và sự gia tăng này sẽ còn tiếp diễn một khi thế giới còn phải đối mặt với cú sốc khí hậu, chiến tranh xung đột và khủng hoảng kinh tế, thậm chí thế giới đang đứng trước nguy cơ năm 2023 sẽ là một năm đói kỷ lục nữa.
“Hãy nói rõ: Mọi thứ có thể và sẽ trở nên tồi tệ hơn trừ khi có một nỗ lực phối hợp trên quy mô lớn để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng này. Chúng ta không thể có thêm một năm đói kỷ lục nữa”- Giám đốc điều hành WFP David Beasley cảnh báo hồi đầu năm 2023.
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) hồi tháng 10/2023 cũng cảnh báo thế giới còn một chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu đến năm 2030 chấm dứt hoàn toàn nạn đói khi số người bị đói trên thế giới hiện nay đang cao hơn tới 745 triệu người so với năm 2015.
Cũng theo WFP, nạn đói đang hoành hành ác liệt nhất ở các quốc gia: Afghanistan, Ethiopia, Somalia, Nam Sudan, Yemen, CH Trung Phi, Zambia, Zimbabwe, Guatemala, Syria.
Theo số liệu của các cơ quan nhân đạo của LHQ đưa ra cuối tháng 6/2023, chỉ tính riêng các quốc gia ở vùng Sừng châu Phi (cực đông châu Phi), có tới 60 triệu người bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng, bao gồm hơn 15 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, 5,6 triệu trẻ em gái vị thành niên và gần 1,1 triệu phụ nữ mang thai. Đáng lưu ý, như chia sẻ của Liesbeth Aelbrecht, người quản lý các sự cố khẩn cấp ở khu vực này của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Khoảng năm triệu trẻ em dưới năm tuổi sẽ phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính vào năm 2023 ở vùng lõi của Sừng châu Phi”.
Trong đó, Somalia có lẽ là nơi nạn đói diễn ra kinh hoàng nhất. Việc trải qua nhiều thập kỷ chìm trong các cuộc xung đột vũ trang, cùng hiện tượng lượng mưa biến đổi thất thường và tình trạng di cư diễn ra trên cả nước, đã khiến nạn đói không ngừng gia tăng theo mức độ ngày càng tồi tệ ở đất nước châu Phi này. Năm 2023, nạn đói càng diễn tiến căng thẳng khi Somalia phải trải qua những hệ lụy khủng khiếp từ khí hậu cực đoan.
“Với những trận lũ lụt xảy ra ngay sau hạn hán, nó giống như một đợt tấn công không ngừng của những cú sốc khí hậu đối với các gia đình đang gặp khó khăn” - Bà Laura Turner - Phó Giám đốc Quốc gia WFP tại Somalia cho biết.
Trong quý IV/2023, ước tính có khoảng 4,3 triệu người Somalia đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, trong đó 1 triệu người phải chịu cảnh đói cùng cực, đặc biệt hiện có khoảng 331.000 trẻ em Somalia có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, có khả năng tử vong. 25% dân số Somalia, tương đương 4,3 triệu người được dự báo sẽ phải đối mặt với nạn đói ở mức khủng hoảng hoặc tồi tệ hơn vào cuối năm nay.
Ngoài việc diễn tiến ác liệt tại các quốc gia châu Phi, Mỹ La-tinh, điều đáng quan ngại là đại dịch COVID-19, lạm phát leo thang và nhiều yếu tố khác đã đẩy đến cả những quốc gia như Canada vào tình trạng mất an ninh lương thực. Hồi cuối tháng 9/2023, Ngân hàng Thực phẩm Canada lần đầu tiên công bố báo cáo về tình trạng nghèo đói, trong đó cho biết gần 7 triệu người ở nước này đang phải vật lộn để có đủ thực phẩm trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt do lạm phát tăng cao.
Hơn 30% sản lượng lương thực bị hết hạn, vứt bỏ mỗi năm
Điều trớ trêu là trong khi hằng trăm triệu người đang chết vì cái đói thì theo thống kê, mỗi năm hơn 30% sản lượng lương thực của hành tinh đã bị hết hạn hoặc bị vứt bỏ trước khi đến tay người tiêu dùng. Con số này tương ứng với 1,3 tỷ tấn lương thực, thực phẩm bị vứt bỏ, tương đương với việc mỗi năm thế giới vứt đi 100 tỷ USD chỉ vì lãng phí thực phẩm. 250 tỷ m3 nước được dùng để sản xuất số thực phẩm này cũng bị lãng phí theo.
Trong số các nhóm thực phẩm, theo ước tính của FAO giai đoạn 2021 - 2022, trái cây và rau củ bị thất thoát và lãng phí nhiều nhất. Còn thủ phạm lãng phí thực phẩm nhiều nhất, đứng đầu là các nước công nghiệp phát triển ở châu Á chiếm đến 28%, Nam Á và Đông Nam Á 19%, châu Phi 17%, châu Âu 17%, Mỹ 12% và Mỹ Latinh 7%. Chính bởi điều này, một lãnh đạo cấp cao của FAO từng nhấn mạnh, lãng phí thực phẩm là vấn đề toàn cầu và không chỉ giới hạn ở các quốc gia giàu có. “Chúng ta đã quá quen với việc lãng phí thực phẩm đến mức chúng ta quên mất giá trị của nó” - Lãnh đạo Chương trình Hành động về tài nguyên và rác thải (WRAP) nhìn nhận.
Điều đáng lưu tâm là để sản xuất nên 1,3 tỷ tấn lương thực, thực phẩm để rồi bị vứt bỏ thế này, các nhà máy đã tạo ra khoảng 10% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, từ đó gián tiếp làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và đe dọa tính bền vững của nông nghiệp, sinh kế của con người cũng như chất lượng và sự an toàn của nguồn cung cấp thực phẩm của nhân loại.
Chính bởi lẽ đó, chống lãng phí thực phẩm đã, đang được nhắc tới như là giải pháp quan trọng bậc nhất cho cả vấn nạn mất an ninh lương thực lẫn biến đổi khí hậu toàn cầu.
“Giảm lãng phí thực phẩm sẽ cắt giảm phát thải khí nhà kính, làm chậm quá trình tàn phá thiên nhiên thông qua chuyển đổi đất và ô nhiễm, tăng cường sự sẵn có của thực phẩm và do đó giảm nạn đói và tiết kiệm tiền trong thời điểm suy thoái toàn cầu” - Lãnh đạo Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) từng nhấn mạnh.
Và rằng, “nếu bạn không thực hiện hành động chống lãng phí thực phẩm, thì thiệt hại của nó gây ra sẽ gấp ba. Đó không chỉ là thiệt hại khi mất đi thức ăn mà chúng ta đang sản xuất ra, mà còn là tất cả các nguồn lực tự nhiên và tài chính đã dùng để sản xuất thức ăn đó”.
Hội nghị thượng đỉnh An ninh lương thực toàn cầu vừa được tổ chức ngày 20/11 vừa qua cũng đã hướng sự chú ý của quốc tế vào cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu ngày càng sâu sắc hiện nay, đồng thời gắn kết vấn đề an ninh lương thực với biến đổi khí hậu.
“Trong một thế giới dư thừa, không ai phải chết vì thiếu lương thực và không cha mẹ nào phải nhìn con mình chết đói” - nhấn mạnh của Thủ tướng Anh Rishi Sunak - nơi đồng chủ trì Hội nghị - có thể nói vừa là cảnh báo vừa là lời kêu gọi thống thiết cho cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm, chống đói nghèo trên toàn cầu.
(CLO) Chiều 3/2, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ giới thiệu, phát hành cuốn sách “Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an cách mạng” của Tổng Bí thư Tô Lâm.
(CLO) Nhân Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chiều 3/2, Báo Hà Tĩnh tổ chức lễ ra mắt chuyên trang đặc biệt về đại hội Đảng các cấp và phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
(CLO) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025) và mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, chiều 3/2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, làm việc với Kiểm toán Nhà nước.
(CLO) Trong 9 ngày nghỉ Tết, lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh đã lập biên bản vi phạm hành chính 1.217 trường hợp, nộp Kho bạc nhà nước hơn 5,4 tỷ đồng; tạm giữ 471 phương tiện vi phạm giao thông.
(CLO) Nhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), chiều 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dâng hương tưởng niệm Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng tại nhà riêng.
(CLO) Sáng ngày 3/2/2025, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam 4 đối tượng để điều tra về hành vi sản xuất hơn 1.000 tấn phân bón giả.
(CLO) Ngoài biểu dương thành tích triệt phá thành công nhóm lừa đảo, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng đề nghị mở rộng điều tra vụ án lừa đảo chiếm tài sản của hơn 13.000 người dân trên cả nước.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 4/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào vài nơi vào đêm và sáng, trời rét đậm rét hại do ảnh hưởng không khí lạnh. Trung Trung Bộ có mưa vài nơi, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ đêm không mưa, ngày nắng đẹp.
(CLO) Chiều 3/2, thừa ủy quyền của Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, nhà báo Lâm Quang Huy - đại diện Báo Nhân Dân tại Quảng Trị trao tặng 500 triệu đồng đến Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị để hỗ trợ tỉnh xây nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
(CLO) Tin từ Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cho biết, trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 3/2), đơn vị đã điều hành thành công 25.328 chuyến bay.
(CLO) Chiều 3/2, tại Hà Nội, Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Báo Nhân Dân tổ chức Lễ mít-tinh kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025); trao Huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng và tổng kết khen thưởng công tác Đảng năm 2024.
(CLO) Hưởng ứng Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, ngày 3/2 lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động Báo Quảng Ngãi đã đóng góp 60 triệu đồng để hỗ trợ xây nhà cho hộ gia đình khó khăn về nhà ở.
(CLO) Cuối tuần qua, phòng vé Bắc Mỹ chứng kiến màn ra mắt đầy ấn tượng của "Dog Man" - bộ phim hoạt hình hài hước do Universal Pictures sản xuất, nhanh chóng chiếm giữ ngôi đầu bảng với doanh thu mở màn lên đến 36 triệu USD.
(CLO) Phó Thủ tướng giao các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường được giao chủ động phối hợp, hướng dẫn và hỗ trợ Hà Nội sớm hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đê điều, xây dựng, tài nguyên nước, môi trường... để triển khai thực hiện dự án "hồi sinh" sông Tô Lịch bảo đảm mục tiêu, tiến độ.
(CLO) Vào thứ Bảy, Tổng thống Donald Trump đã áp thuế quan cao đối với ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ là Canada, Trung Quốc và Mexico, viện dẫn tình trạng khẩn cấp quốc gia liên quan đến dòng chảy fentanyl và người nhập cư không có giấy tờ vào nước này.
(CLO) Do biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, Bắc Cực ấm lên nhanh hơn bất cứ khu vực nào khác trên hành tinh. Nhưng cái nóng ở vùng đất băng giá này không chỉ nằm ở nhiệt độ. Bắc Cực cũng đang chứng kiến cuộc đua sôi động của các cường quốc nhằm khai thác nguồn tài nguyên vô cùng lớn nơi đây.
(NB&CL) Trật tự địa chính trị toàn cầu đang trải qua những thay đổi sâu sắc với sự trỗi dậy của các tập hợp lực lượng mới, có khả năng dịch chuyển cán cân quyền lực. Trong bối cảnh đó, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ tạo ra những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ, tác động đến phần còn lại của thế giới.
(NB&CL) Đông Nam Á đang đứng trước bước ngoặt quan trọng khi cơ cấu quyền lực toàn cầu chuyển từ đơn cực sang đa cực, được thúc đẩy bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Nga, ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ. Mặc dù Mỹ vẫn giữ vai trò chủ chốt trên trường quốc tế, nhưng sự thống trị của quốc gia này đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, dẫn đến một trật tự toàn cầu ngày càng phân mảnh và cạnh tranh hơn.
(NB&CL) Trong kỷ nguyên được định hình bởi toàn cầu hóa nhanh chóng và động lực quyền lực thay đổi, khối BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - đã nổi lên như một thế lực quan trọng trên trường quốc tế. Với số lượng thành viên ngày càng mở rộng, BRICS không còn chỉ là một khối kinh tế mà còn đang trở thành “kiến trúc sư” chính của một trật tự thế giới mới, thách thức sự thống trị lâu đời của các cường quốc phương Tây.
(NB&CL) Năm 2025 đánh dấu kỷ niệm 75 năm Ngày quốc tế đa phương và ngoại giao vì hòa bình. Đây cũng sẽ là năm mà chủ nghĩa đa phương, nền tảng cơ bản của hòa bình quốc tế, được kỳ vọng sẽ phát triển. Chỉ bằng cách hợp tác với nhau, các quốc gia mới có thể chống lại sự chia rẽ và khủng hoảng ngày càng sâu sắc.
(NB&CL) Một trong những kỳ vọng lớn của thế giới khi bước vào năm 2025 chính là hàng chục cam kết trong “Hiệp ước cho tương lai” - văn kiện được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua hồi tháng 9/2024. Nó được kỳ vọng sẽ chuyển hóa thành hành động mạnh mẽ, tạo ra bước đột phá cho chủ nghĩa đa phương và hòa bình chung của thế giới.
(NB&CL) Thế giới tất nhiên không thay đổi chỉ sau một đêm. Xu hướng đa cực, đa phương là một quá trình dài và là sự kết nối của nhiều mắt xích. Tuy nhiên, đến lúc này, cục diện mới đó của thế giới đang dần hình thành. Nó được xem là nằm trong dòng chảy của lịch sử, phản ánh quy luật khách quan và nhu cầu của nhân loại.
(CLO) Đằng sau thỏa thuận ngừng bắn mà Israel và Hamas đạt được cuối tuần qua có dấu ấn của một nhân vật đặc biệt. Đó là Steve Witkoff, tỷ phú bất động sản người Mỹ được Tổng thống Donald Trump cử tới Trung Đông để phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán.