Vấn nạn dạy thêm học thêm: Ngày càng nhức nhối!

Thứ năm, 28/09/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiện nay dạy thêm tràn lan trong các trường phổ thông khiến phụ huynh học sinh hết sức bức xúc, đặc biệt với cách bố trí dạy thêm như dạy chính khóa.

Hoang mang vì dạy thêm

Hiện nay, công tác dạy thêm, học thêm đã trở nên phổ biến trong nhà trường. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó vấn đề thi cử ngày một khó khăn, sĩ số học sinh/lớp quá cao so với quy định, tỷ lệ giáo viên đứng lớp thấp so với chuẩn. Vì lo sợ chất lượng không đảm bảo, lo học sinh không theo học kịp bạn bè nên phụ huynh đã đầu tư cho con học thêm. Một thầy giáo ở Thanh Hóa tâm sự với phóng viên, con của thầy còn không có thời gian để chơi vì quá nhiều bài tập để làm. Chương trình nặng là nguyên nhân khiến nhiều phụ huynh phải chấp nhận cho con học thêm.

van nan day them hoc them ngay cang nhuc nhoi hinh 1

Sẽ bổ sung dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Trả lời trước Quốc hội về vấn đề dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đã có Thông tư quy định việc dạy thêm, học thêm và đang đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư. Bộ trưởng cũng nêu rõ, nếu giáo viên dạy thêm cho học sinh, bớt nội dung cần dạy trên lớp, dạy cho nhóm riêng biệt thì đây là vấn đề đạo đức công vụ, đạo đức nhà giáo, cần phải cấm.

Việc học thêm quá nhiều đang bào mòn sức khỏe của trẻ và khiến kinh tế của phụ huynh kiệt quệ. Thậm chí, vì mâu thuẫn trong vấn đề học tập của học sinh mà nhiều nơi phụ huynh với nhà trường có hố sâu ngăn cách, nhiều gia đình bố mẹ mâu thuẫn vì ép con học quá nhiều.

Một phụ huynh của Trường THPT tại Hà Nội bức xúc chia sẻ với phóng viên, nhiều học sinh có IELTS trên 7.0 vẫn bị nhà trường ép đi học tiếng Anh. “Với điểm tiếng Anh IELTS như vậy, các em được miễn thi tốt nghiệp, nhiều trường đại học tuyển thẳng vậy còn học ôn thi tiếng Anh để làm gì” – phụ huynh này chia sẻ.

Cùng chung tâm trạng, phụ huynh của Trường THPT Khương Đình (Hà Nội) tâm sự với phóng viên, anh không muốn con anh tham gia học thêm trong nhà trường vì không yên tâm chất lượng. Tuy nhiên, đầu năm về nghe con thông báo các buổi học thêm sẽ có kiểm tra lấy điểm tổng kết. “Tôi thực sự bức xúc, khi đi học thêm lại được chấm điểm để tổng kết môn học. Như thế, chả khác nào ép tất cả các cháu đi học thêm. Học thêm quá nhiều, học tràn lan và tổ chức dày đặc không còn thời gian để học sinh theo học các môn năng khiếu, kỹ năng gì khác ngoài nhà trường. Hiện lịch học của trường quá bất cập” - nam phụ huynh này bức xúc.

Không những thế, tại nhiều trường học, thời khóa biểu học thêm được cài cắm với các môn học chính khóa. Vì thế, phụ huynh không biết phải bố trí, sắp xếp cho con học tập như nào cho phù hợp. Nếu lựa chọn không học thêm trong nhà trường thì hôm đó cũng phải đưa đón con đi học.

van nan day them hoc them ngay cang nhuc nhoi hinh 2

Nhiều bất cập

Dạy thêm đang là nguồn thu nhập cao cho giáo viên và nhà trường. Vì thế, nếu để tự do phát triển thì không có chuyện các nhà trường hạn chế dạy thêm học thêm mà ngược lại càng ngày sẽ có nhiều chương trình dạy thêm, học thêm ra đời.

Đang có tình trạng nhiều trường học đã liên minh ngầm với các trung tâm tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường. Bố trí đưa học sinh của mình đến các trung tâm để tổ chức dạy học. Việc này, vừa thu được nhiều tiền hơn trong quy định, lại không bị quản lý chặt như tổ chức dạy thêm trong nhà trường. Nhưng một trong những ví dụ điển hình nhất cho sự phi lý trong dạy thêm, học thêm đó là việc tổ chức dạy liên kết ngoại ngữ hiện nay.

Các nhà trường tổ chức dạy liên kết cho học sinh tiểu học, THCS bằng hình thức liên kết với các công ty bên ngoài. Tại Hà Nội, hầu như trường nào cũng liên kết. Việc tổ chức liên kết không chỉ một chương trình mà còn nhiều chương trình khác nhau. Điểm kỳ lạ nhất, chương trình liên kết ngoại ngữ được tổ chức vào giờ học chính khóa nên phụ huynh dù không muốn cũng phải đăng ký cho con theo học.

Chị Nguyễn Thu Hằng có con học tại một Trường THCS tại quận Đống Đa, Hà Nội chia sẻ, chị đầu tư cho con học ngoại ngữ có hệ thống từ khi còn là học sinh mầm non tại trung tâm tiếng Anh bên ngoài nhà trường. Vì thế, gia đình không có nhu cầu cho con học tiếng Anh liên kết trong nhà trường vì không yên tâm chất lượng. Nhiều phụ huynh trong lớp cũng như vậy nhưng vì tổ chức trong giờ chính khóa nên đành đăng ký theo học. Ngoài ra, chị lo con mình bị cô “trù dập” nếu không đăng ký học tiết liên kết.

Nhiều phụ huynh rơi vào tình cảnh như chị Hằng. Họ vẫn phải tự nguyện đăng ký cho con nhưng ấm ức. Thậm chí, nhiều trường, phụ huynh không đăng ký học cho con thì có nguy cơ các cháu bị chuyển lớp. Vì các lớp tổ chức nhiều chương trình liên kết luôn gắn với mác lớp chọn mà xu thế phụ huynh thích con theo học những lớp học như vậy.

Qua tìm hiểu của phóng viên, có nhiều đơn vị  đã đưa chương trình vào trường học bằng nhiều cách thức khác nhau, trong đó có móc nối, móc ngoặc với lãnh đạo. Thậm chí, có dấu hiệu chạy cả chính sách để tổ chức dạy thêm và học thêm như việc cho phép dạy liên kết ngoại ngữ trong giờ chính khóa, bố trí giờ học liên kết ngoại ngữ như các môn học bình thường khác.

Cần chấn chỉnh sớm

Việc tổ chức dạy thêm tràn lan như vậy tiêu tốn quá nhiều tiền của phụ huynh, khiến học sinh học tập mệt mỏi. Sự chi tiêu cho giáo dục của phụ huynh ở mức cao khiến nhiều người cảm thấy kiệt quệ. Chính vì thế, cần thiết phải có những quy định chặt chẽ hơn nữa để quản lý vấn đề này.

Theo ghi nhận của  phóng viên, đầu năm học mới, nhiều địa phương đã chỉ đạo siết chặt hơn nữa công tác quản lý dạy thêm, học thêm. Cụ thể, UBND huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình đã có công văn gửi các nhà trường yêu cầu dừng ngay việc liên kết với các công ty, Trung tâm Ngoại ngữ triển khai mở lớp tiếng Anh tăng cường với người nước ngoài cho học sinh.

van nan day them hoc them ngay cang nhuc nhoi hinh 3

Vấn nạn dạy thêm học thêm đặc biệt là liên kết ngoại ngữ đang gây bức xúc đối với phụ huynh, học sinh.

Bộ sẽ có văn bản chấn chỉnh

Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành văn bản yêu cầu các Sở GD&ĐT nghiêm túc báo cáo thực trạng quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tăng cường, ngoài giờ chính khóa theo nhu cầu của người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông để đánh giá đúng thực trạng, bổ sung các văn bản chỉ đạo để thực hiện đúng và hiệu quả hoạt động này.

Tại Thanh Hóa, Nghệ Anh, Phú Thọ cũng đã có công văn yêu cầu các nhà trường tuân thủ quy định về dạy thêm, học thêm, tuyệt đối không tổ chức dạy thêm đối với trẻ đã học 2 buổi/ngày. Nhiều địa phương cũng quy định tiền thu/buổi học thêm để minh bạch, tránh lạm thu. Tuy nhiên, tại Hà Nội các nhà trường vẫn tiến hành tổ chức dạy thêm và học thêm bình thường. Thời khóa biểu được gửi tới phụ huynh cho thấy nhà trường tổ chức lịch học thêm dạy đặc, phủ kín thời gian.

Trả lời báo chí về các vấn đề liên quan đến dạy thêm, học thêm, học tiếng Anh liên kết, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học cho biết, nhà trường không được ép học sinh tham gia học thêm, nhà trường phải thiết kế lịch học theo nhu cầu của từng học sinh, không được chèn môn tự nguyện vào giờ học chính khóa, cần sắp xếp theo nhóm đối tượng, linh hoạt và phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng trường, số lượng đăng ký của học sinh từng lớp để tạo điều kiện thuận lợi cho người học, nhưng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến các học sinh khác.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

Các trường học tại Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau lũ, đón học sinh trở lại

(CLO) Mưa lũ lịch sử đã gây thiệt hại lớn cho ngành Giáo dục tỉnh Thái Nguyên. Ngay sau khi nước rút, các trường học đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo đón học sinh đi học trở lại theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.

Giáo dục
Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển

Ngày 19/9, Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Giáo dục
Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

(CLO) Trước những diễn biến mới của cơn bão số 4, sáng ngày 19/9, Sở Giáo dục-Đào tạo Quảng Bình có công văn chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục cho học sinh các cấp học nghỉ học từ chiều 19/9/2024 cho đến khi thời tiết bình thường trở lại.

Giáo dục
Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

(CLO) Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí.

Giáo dục
Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

(CLO) Tỉnh Phú Thọ cho biết, có 194 trường học, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Hạ Hòa bị ảnh hưởng bởi bão. Ước tính thiệt hại của ngành Giáo dục tỉnh khoảng trên 4 tỷ đồng.

Giáo dục