Johnny Trí Nguyễn làm đạo diễn võ thuật phim 'Hộ linh tráng sĩ'
(CLO) Tài tử Johnny Trí Nguyễn trở lại màn ảnh Việt với vai trò đạo diễn võ thuật trong "Hộ linh tráng sĩ" - phim huyền sử về Vua Đinh Tiên Hoàng.
Theo dõi báo trên:
Thuyền trưởng của một tàu chở hàng ở Nam Đại Tây Dương trong chuyến đi từ Bermuda đến Singapore bày tỏ “Tôi không thoải mái khi lãnh đạo một phi hành đoàn như thế này”.
Anh ấy đã phải làm việc suốt tám tháng với hợp đồng bốn tháng và hầu hết mọi người trên tàu cũng làm việc ít nhất gấp đôi thời gian hợp đồng của mình.
Anh hy vọng Singapore sẽ chấp nhận rằng các thủy thủ gần như không gặp ai ngoài những người trên tàu trong nhiều tháng nên không có nguy cơ lây nhiễm virus Corona. Nếu không, một số người có thể nghỉ việc.
Vào ngày 16/6, một thỏa thuận toàn ngành vận tải biển cho phép gia hạn hợp đồng hết hạn khẩn cấp, nhưng điều đó không đảm bảo rằng các cảng sẽ mở cửa. Anh ấy nói “Tin tôi đi, tình hình đang rất nghiêm trọng”.
Khi nhà báo Rose George, viết về ngành vận tải biển năm 2013, cô đã đặt tên cuốn sách của mình là “90% mọi thứ” để miêu tả tầm quan trọng của ngành này đối với thương mại toàn cầu.
Nhưng trong cuộc khủng hoảng Covid-19, hầu như những người đi biển đồng thời cũng là những người mang lại niềm vui, sự ấm áp, và lương thực cho thế giới lại đang không được phép vào bờ.
Bất cứ lúc nào cũng có 1,2 triệu người trực trên các tàu chở hàng trên biển. Một nửa số người phải tiếp tục làm việc trên tàu du lịch hoặc tàu vận chuyển hàng hóa trong một lãnh thổ của một quốc gia
Ít nhất 250.000 người đã hết hạn hợp đồng và không biết khi nào họ mới được cho về. Tương tự cũng ngần ấy người bị mắc kẹt ở nhà mà không biết khi nào họ sẽ được tiếp tục công việc của mình. Các con số này không ngừng tăng đến hàng chục ngàn người mỗi tuần.
Ở thời điểm bình thường, việc tuyển thuyền viên cho các hạm đội tàu buôn trên thế giới vốn đã là một sự kỳ công. Các công ty quản lý tàu có nhiệm vụ xử lý bảng phân công, tuyển thuyền viên, đưa họ từ đất nước của mình đến một cảng thích hợp, hay cho họ nghỉ và chở họ về nhà.
Nhiều thủy thủ đến từ các nước đang phát triển, đặc biệt là Ấn Độ, Indonesia và Philippines. Họ thường bắt đầu và kết thúc hợp đồng tại các trung tâm như Dubai, Hồng Kông và Singapore
Hợp đồng thường kéo dài từ ba đến chín tháng, với một tháng thay đổi theo hướng này hay hướng kia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các kế hoạch. Tuy nhiên, đại dịch virus Corona đã ngăn trở hoàn toàn các công việc.
Các quốc gia phân loại tài xế xe tải, phi công và phi hành đoàn cabin là những người lao động trọng yếu và bỏ qua các thủy thủ tàu buôn mặc dù công việc của họ làm nền tảng cho nền kinh tế toàn cầu.
Một số quốc gia vẫn sẽ đồng ý nhận công dân của họ, nhưng tàu không thể cập cảng thích hợp và các công ty quản lý cũng không thể chờ đợi để cứu trợ.
Đối với một vài chuyến hàng đã lên lịch, các thủy thủ mà tìm cách trốn đi có thể sẽ không về được nhà.
Lars Robert Pedersen của Bimco, đại diện cho các chủ sở hữu của khoảng 60% đội tàu buôn của thế giới, cho biết ban đầu, họ còn tự hào có thể giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp toàn cầu.
Họ đã quen với công việc khó khăn và các hợp đồng dài hạn. Nhưng khi những thủy thủ bị lãng quên thì vấn đề lúc này chính là tinh thần của họ. Ông còn cho hay “Họ vẫn được phụ cấp các bữa ăn mỗi ngày và được trả lương, nhưng vấn đề không nằm ở đó”. Họ thực sự bị giam cầm trên tàu của mình.
Những thủy thủ bị đối xử thiếu công bằng khi họ là nhân tố quan trọng bậc nhất thủ đẩy thương mại toàn cầu. Ảnh: Getty
Andreas Hadjipetrou, giám đốc điều hành của Công ty cung cấp dịch vụ hàng hải và quản lý tàu Columbia cho biết “Các chủ tàu và lãnh đạo đang cố gắng khiến cho sự giam cầm này trở nên dễ chịu hơn bằng việc cung cấp dịch vụ internet miễn phí và trả đủ lương cho các thủy thủ”.
Ông bổ sung, “có một thuyền trưởng còn yêu cầu thiết bị tập thể dục và karaoke. Cả đội còn tạo ra một ban nhạc và gửi cho chúng tôi video clip”.
Quan trọng hơn, họ đang làm mọi thứ có thể để tạo điều kiện cho những thay đổi của phi hành đoàn - điều này không chỉ cần lên kế hoạch, mà còn cần rất nhiều may mắn.
Đến cuối tháng 5, Andreas và 16 thành viên phi hành đoàn, cũng là người Ấn Độ, đã hết hạn hợp đồng được vài tháng rồi. Vì họ đang di chuyển dọc bờ biển Ấn Độ, ông ấy đã đề xuất với công ty quản lý tàu Anglo-Eastern, rằng con tàu sẽ chuyển hướng đến cảng Cochin ở bang Kerala để thay đổi thuyền viên. Công ty đồng ý, mặc dù điều này tốn chi phí và gây ra sự chậm trễ.
Và dù những người đàn ông này đều là công dân, nhưng việc cho các thủy thủ lên bờ còn đòi hỏi những cuộc đàm phán chán chê với bên vận chuyển và các quan chức nhà nước và bộ phận cảng. Họ đã không gặp ai khác trong nhiều tháng, nhưng vẫn phải mất hai tuần để cách ly.
Cuối cùng, thuyền trưởng Barve nói, ông ta đã rất lo lắng về trạng thái tinh thần của các thuyền viên của mình.
“Khi tất cả các anh đều ở trên cùng một chiếc thuyền, không phải chơi chữ nhưng các anh có thể kéo nhau xuống chung.”
Ông nói thêm, những thủy thủ nếu mệt mỏi và khổ cực thì càng không an toàn. “Điều này khiến thuyền trưởng rất dễ mắc một lỗi nào đó, khiến tàu chở dầu mắc cạn và gây ra sự cố tràn dầu. Họ sẽ nói rằng đó là một lỗi điều hướng nhưng nguyên nhân thực sự là anh ta phải làm việc lâu hơn thời gian quy định”.
Tổ chức Hàng hải Quốc tế, một bộ phận của Tổ chức Liên Hiệp Quốc giải quyết vấn đề vận chuyển, đã đưa ra một bản dự thảo cho những thay đổi của phi hành đoàn trong đại dịch.
Bản dự thảo này đòi hỏi các chính phủ phải phân loại các thủy thủ tàu buôn vào nhóm công nhân trọng yếu, do đó cho phép họ đi lại xuyên biên giới.
Các cảng và sân bay cần các cơ sở thử nghiệm và kiểm dịch, và kết nối an toàn. Bjorn Hojgaard của công ty quản lý tàu Anglo-Eastern cho biết, “Chúng tôi có quy trình vận hành tiêu chuẩn đã sẵn sàng để hành động. Chúng tôi chỉ cần sự giúp đỡ của cơ quan quản lý".
Ngành công nghiệp vận tải biển hy vọng rằng các chính phủ sẽ được thúc đẩy hành động bởi sự hết hạn đột ngột của rất nhiều hợp đồng trên biển. Liên đoàn công nhân vận tải quốc tế (ITF) cho biết họ sẽ hỗ trợ bất kỳ thủy thủ nào từ chối làm việc.
Nếu điều đó khiến quá ít thành viên ở lại đến nổi không thể vận hành con tàu an toàn thì chính sách bảo hiểm của con tàu có thể mất hiệu lực, và trách nhiệm hoàn toàn thuộc về thuyền trưởng và chủ tàu cũng là những người có thể dẫn đến quyết định rằng việc tiếp tục vận chuyển quá nguy hiểm.
Các giao dịch đã diễn ra suôn sẻ trong suốt đại dịch cuối cùng cũng có thể phải trì hoãn.
Ông Stephen Cotton, tổng thư ký của ITF cho hay “tất cả mọi người đều có vẻ vui mừng khi làm tê liệt những lợi ích của thương mại toàn cầu. Nhưng vẫn không ai có vẻ sẵn sàng đứng lên khi nhắc đến việc bảo vệ những người cung cấp những thứ họ cần mỗi ngày".
(CLO) Tài tử Johnny Trí Nguyễn trở lại màn ảnh Việt với vai trò đạo diễn võ thuật trong "Hộ linh tráng sĩ" - phim huyền sử về Vua Đinh Tiên Hoàng.
(CLO) Công ty đóng tàu quân sự lớn nhất của Mỹ, Huntington Ingalls Industries (HII), vừa ký thỏa thuận hợp tác với Hyundai Heavy Industries (HHI) của Hàn Quốc nhằm tăng cường năng lực đóng tàu hải quân.
(CLO) Ngày 8/4, tàu vũ trụ Soyuz MS-27 của Nga đã được phóng từ sân bay Baikonur ở Kazakhstan, mang theo hai phi hành gia Nga Sergei Ryzhikov và Alexei Zubritsky cùng với phi hành gia người Mỹ Jonathan Kim (thuộc NASA), hướng đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
(CLO) Đội tuyển U17 UAE sẽ không có được lực lượng mạnh nhất ở trận đấu với U17 Việt Nam, quyết định vé vào tứ kết VCK U17 châu Á cùng suất dự World Cup.
(CLO) Tiền vệ Declan Rice xuất sắc ghi 2 bàn vào lưới đối thủ, góp công lớn giúp Arsenal đánh bại ĐKVĐ Real Madrid tỷ số 3-0 ở lượt đi tứ kết Champions League, rạng sáng 9/4 (giờ Việt Nam).
(CLO) Grace Davidson, 36 tuổi, đã trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Anh sinh con sau ca cấy ghép tử cung – một bước ngoặt y học được các bác sĩ mô tả là "đáng kinh ngạc".
(CLO) Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định quy định rõ: văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải toàn văn, đầy đủ, kịp thời, chính xác trên công báo điện tử.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có chỉ đạo xử lý đối với kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai về đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam.
(CLO) Chiều 8/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Kạn tổ chức kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh (11/4/1900 - 11/4/2025).
(CLO) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, chiều 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Uzbekistan và cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan.
(CLO) Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Trong đó, nghị định quy định bất động sản vô chủ là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Kỷ nguyên thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng dựa trên luật lệ mà Mỹ góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.