Vận tải hàng hóa thời COVID-19: Bao giờ mới thông...?

Thứ năm, 29/07/2021 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bên cạnh sự khác biệt khi áp dụng các quy định phòng chống dịch Covid-19, giữa các địa phương còn có sự khác biệt về kết quả xét nghiệm đối với lái xe, loại hàng hóa,... khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa đang gặp vô vàn khó khăn, nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng.

Tài xế mệt mỏi, doanh nghiệp điêu đứng

Có thể nói, chưa bao giờ và chưa khi nào vận tải hàng hóa gặp thảm cảnh như hiện nay. Đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã khiến ngay cả hoạt động vận tải hàng hóa vốn được coi là an toàn khi ít có sự tiếp xúc giữa người với người thì nay cũng thiệt hại nghiêm trọng khi nhiều tỉnh thành phải áp dụng Chỉ thị 16, triển khai các biện pháp quyết liệt để đẩy lùi đại dịch.

Tại trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, trong ngày đầu tiên (24/7) TP. Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, hàng nghìn phương tiện chở hàng qua Hà Nội (nhưng không nằm trong danh mục hàng thiết yếu) hay người dân ở Hà Nội mà không thuộc diện ưu tiên đã buộc phải quay đầu, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng đã xảy ra.

Tình trạng ùn tắc giao thông phổ biến tại các cửa ngõ ra vào các địa phương khi áp dụng các quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19 mỗi nơi một khác.

Tình trạng ùn tắc giao thông phổ biến tại các cửa ngõ ra vào các địa phương khi áp dụng các quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19 mỗi nơi một khác.

Tài xế Hoàng Trung (trú tại quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) phân trần, anh đi Nghệ An lấy hàng vào chiều qua và đến sáng nay khi trở về thì lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát không cho vào và yêu cầu quay đầu.

Đêm 23/7, thành phố có Chỉ thị về thực hiện giãn cách xã hội và triển khai thực hiện ngay trong sáng sớm hôm sau khiến tôi không kịp trở tay. Việc Hà Nội thực hiện các biện pháp quyết liệt để phòng chống dịch bệnh Covid-19 là đúng đắn nhưng cần có thông tin sớm để người dân chuẩn bị. Nhà ở Hà Nội, nếu không cho vào thì tôi không biết ở đâu trong 15 ngày tới?”, anh Trung lo lắng.

Còn lái xe Trường Vinh, chở hàng nông sản từ miền Nam lên Lạng Sơn ngán ngẩm, dù chỉ đi qua Hà Nội nhưng không có “luồng xanh” là không qua được. Công ty đang triển khai nhưng bị nghẽn mạng nên chưa có được thẻ. Không chỉ anh Vinh mà hàng chục tài xế cũng đang “mắc kẹt” mấy ngày nay tại chốt kiểm dịch trên Quốc lộ 1A (đoạn chân cầu Phù Đổng, huyện Gia Lâm).

Đậu ở đây chờ đâu có nước tắm, đồ ăn thì không bán chỉ có thể mua bánh mỳ với nước ngọt ăn để cầm cự. Bất tiện trong sinh hoạt có thể khắc phục nhưng hàng nông sản để lâu sẽ hư hết. Xe mình không dừng ở Hà Nội mà chỉ đi qua thôi nên mong được giải quyết sớm. Tốn kém xăng dầu, ngủ không dám ngủ nằm thấp thỏm trông hàng, lo hàng sẽ hư hỏng...”, anh Vinh chia sẻ.

Tài xế mệt mỏi, doanh nghiệp lúng túng khi các quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương mỗi nơi mỗi khác.

Tài xế mệt mỏi, doanh nghiệp lúng túng khi các quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương mỗi nơi mỗi khác.

Gần một tuần nay, anh Quang Minh (trú tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) chủ một trang trại nuôi gà thương phẩm như ngồi trên đống lửa. Đàn gà hơn 5 vạn con anh đang nuôi đã cạn thức ăn và đứng trước nguy cơ giảm chất lượng thậm chí chết hàng loạt.

Nguyên nhân là do Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, xe vận chuyển thức ăn chăn nuôi ở Hòa Bình không thể qua các chốt kiểm soát của Hà Nội để sang Bắc Ninh lấy hàng được. Trong khi đó, mỗi ngày trang trại của anh cần tới hơn 20 tấn thức ăn cho gà. Số lượng quá lớn nên không thể tích trữ sẵn.

Không chỉ lái xe, người nông dân mà nhiều doanh nghiệp cũng gặp vô vàn khó khăn trong lưu thông hàng hóa. Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Đức Giang Đào Hữu Duy Anh, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển phân bón đi các tỉnh và đưa nguyên liệu về phục vụ sản xuất ở các nhà máy khi Hà Nội lập các chốt trạm ở cửa ngõ ra vào.

Dù tất cả lái xe của đơn vị đều có giấy xét nghiệm PCR và cả Test nhanh âm tính với virus SARS-CoV-2 nhưng nguyên nhân là do xe chưa có giấy đi vào “luồng xanh”. Do không có nguyên liệu để sản xuất nên doanh nghiệp đã phải cho tạm dừng một dây chuyền sản xuất phân bón.

Chấm dứt tình trạng mỗi nơi mỗi kiểu, thiếu thống nhất

Thông tin từ nhiều doanh nghiệp vận tải cho biết, mặc dù Chính phủ, các Bộ ban ngành đã có những chỉ đạo hết sức quyết liệt nhưng vận tải hàng hóa vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế tại các địa phương đang áp dụng quy định đối với tài xế thiếu thống nhất, nơi thì yêu cầu giấy xét nghiệm PCR, nơi chấp nhận kết quả Test nhanh âm tính với virus SARS-CoV-2, nơi lại yêu cầu phải có giấy đi vào “luồng xanh”.

Đơn cử tại Hải Phòng áp dụng quy định dán tem cho phương tiện và xét nghiệm lái xe, trong khi các tỉnh khác chưa áp dụng, các doanh nghiệp chưa thể cập nhật thông tin. Còn tại tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh quy định lái xe phải có kết quả âm tích với SARS-CoV-2 trong 3 ngày, Long An quy định 5 ngày và Đồng Nai quy định 7 ngày,...

Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng (Thành viên tổ công tác đặc biệt của Bộ GTVT), vướng mắc lớn nhất chính là khái niệm về hàng thiết yếu. Do chưa có có danh mục về mặt hàng thiết yếu, nên quy trình cấp mất khá nhiều thời gian. Chẳng hạn, một doanh nghiệp khai chở hàng hóa là thịt lợn hay kính, thì cán bộ Sở GTVT duyệt hồ sơ phải “soi chiếu” xem đó có phải là hàng hóa thiết yếu hay không.

Vì vậy, thay vì 3 nhóm hàng hóa thiết yếu như hiện nay cần quy định chỉ một danh mục hàng hóa thiết yếu và áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Danh mục hàng hóa thiết yếu theo văn bản hướng dẫn 4349/2021/BCT của Bộ Công thương. Doanh nghiệp vận tải phải chịu trách nhiệm về tính trung thực khi khai báo hàng hóa thiết yếu, ông Khuất Việt Hùng khẳng định.

Cần thống nhất trong các quy đinh kiểm soát lái xe, hàng hóa để đảm bảo lưu thông thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất.

Cần thống nhất trong các quy đinh kiểm soát lái xe, hàng hóa để đảm bảo lưu thông thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất.

Đánh giá về hoạt động vận tải trong thời gian qua, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho biết, dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến sản lượng vận tải hành khách giảm sút 20 - 30%, vận tải hợp đồng du lịch gần như đóng băng, doanh thu vận tải hàng hóa giảm sút 20 - 30% và số xe phải nằm bãi có thời điểm lên tới hơn 50%.

Đặc biệt hoạt động vận tải hàng hóa khi lưu thông trên đường gặp rất nhiều khó khăn do các địa phương tăng cường biện pháp kiểm tra kiểm soát với lái xe và phương tiện, các chi phí bị đội lên. Nhiều đơn vị vận chuyển rau củ quả tươi sống với áp lực thời gian vận tải nhanh nhưng gặp nhiều khó khăn tại chốt kiểm soát tại các địa phương.

Nói chung, vận tải hàng hóa hiện vẫn có thể hoạt động được nhưng sản lượng bị giảm sút, chi phí tăng lên. Điều kiện làm việc của anh em lái xe cũng rất khó khăn do phải thực hiện quy định về xét nghiệm và cách ly khi đi/đến từ địa phương vùng dịch...”, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết thêm.

Nói về những khó khăn của hoạt động vận tải, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam Trần Đức Nghĩa thông tin, thời gian qua khi các địa phương áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp vận tải. Nhiều địa phương có xu hướng áp dụng rất nhanh các biện pháp phòng chống dịch bệnh, gây lúng túng cho doanh nghiệp.

Như tại Hải Dương khi dịch bùng phát lần thứ ba, UBND tỉnh cho đóng Quốc lộ 18 và 52. Trong khi đó, đợt dịch lần thứ 4, Bắc Ninh và Bắc Giang vẫn duy trì vận chuyển hàng hóa Quốc lộ 1A và 18. Và gần đây trong khi Quốc lộ 1A qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh không bị đóng khi áp dụng Chỉ thị 16 nhưng tại Hà Nội lại đóng Quốc lộ 1A.

Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,... rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ ngành, chính quyền các địa phương để thống nhất việc áp dụng các quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19 từ các loại mặt hàng được phép lưu thông, xét nghiệm cho lái xe để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa và tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.

Thế Anh

Báo Công luận
Bình Luận

Tin khác

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã lên kế hoạch tăng cường xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân tăng cao trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan này vừa ra quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Nhằm tránh tình trạng ách tắc giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, thị xã Sa Pa đã cấm 13 tuyến đường nội thị các loại xe tải trên 1,5 tấn và xe khách từ 16 chỗ trở lên.

Giao thông
Bắt nhóm đối tượng trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc Bắc – Nam

Bắt nhóm đối tượng trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc Bắc – Nam

(CLO) Các đối tượng Trần Văn Thân (SN 1968), Trần Văn Thanh (SN 1990) cùng trú tại xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lưu, Nghệ An đã thực hiện hành vi trộm cắp tấm thép lưới loại B40 trên đường cao tốc, sau đó bán cho Trương Đắc Thao (SN 1970, trú tại xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu).

Giao thông
TP HCM đề nghị tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch đầu tư cầu Cát Lái

TP HCM đề nghị tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch đầu tư cầu Cát Lái

(CLO) Theo UBND TP HCM, cầu thay phà Cát Lái là dự án có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Dự kiến thời gian triển khai đầu tư khoảng từ 4 - 5 năm, bao gồm việc cập nhật quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng...

Giao thông