Tin tức

Vành đai 1 Hà Nội: Hiện trạng vận tải công cộng trước ngưỡng cấm xe xăng

Minh Chí 17/07/2025 19:06

(CLO) Chỉ còn hơn một năm nữa, xe máy chạy xăng sẽ "biến mất" khỏi vành đai 1 Hà Nội. Vậy hiện trạng vận tải công cộng tại tuyến đường huyết mạch này đang ra sao, và liệu có đủ sức gánh vác nhu cầu di chuyển khổng lồ của người dân?

z6814239509716_0d2a215237aec31924d0404ba0c00657.jpg
Vành đai 1 là tuyến giao thông đầu tiên bao quanh vùng lõi nội đô, với tổng chiều dài 7,2 km, đi qua địa bàn nhiều phường trung tâm Hà Nội.
Vành đai 1, tuyến đường huyết mạch đầu tiên ôm trọn lõi nội đô Hà Nội, có tổng chiều dài 7,2 km. Con đường này không chỉ đi qua địa bàn nhiều phường trung tâm mà còn được hình thành từ việc kết nối các tuyến phố sẵn có, tạo thành một vòng khép kín. Vành đai 1 đóng vai trò là trục giao thông xuyên tâm quanh trung tâm thành phố – nơi tập trung dày đặc các cơ quan hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch lớn nhất của Thủ đô.
Tuyến đường này được hình thành từ nhiều tuyến phố sẵn có, kết nối thành một vòng khép kín, đóng vai trò trục giao thông xuyên tâm quanh trung tâm thành phố, nơi tập trung các cơ quan hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch lớn nhất của Thủ đô.
z6814239541767_598d0caaf772134a6c05916ab9fe7686.jpg
Vành đai 1 bao gồm các tuyến đường, phố Trần Khát Chân (ngã ba Trần Khát Chân-Nguyễn Khoái)-Đại Cồ Việt-Xã Đàn-Ô Chợ Dừa-Đê La Thành-Hoàng Cầu-Đê La Thành-Cầu Giấy-đường Bưởi-Lạc Long Quân-Âu Cơ-Nghi Tàm-Yên Phụ-Trần Nhật Duật-Trần Quang Khải-Trần Khánh Dư-Nguyễn Khoái-Trần Khát Chân.
z6814015524849_10cb9abef32a0b60684b03a454edcd3d.jpg
Hiện nay, dân số TP. Hà Nội khoảng 8,5 triệu người, chưa kể dân số tự do lưu thông trong quá trình phát triển của Thành phố. Có trên 8 triệu phương tiện, trong đó 1,1 triệu ô tô và khoảng 6,9 triệu xe máy. Riêng trong khu vực vành đai 1 là trung tâm nội đô lịch sử của Thủ đô, số lượng xe máy lên tới 450.000, dân số trong khu vực này chỉ khoảng 600.000.
z6814032568039_27d8279cdbdfe57343d6b3141bd0bbb9.jpg
Từ tháng 7/2026, xe máy chạy xăng sẽ không còn được phép lưu thông trong khu vực Vành đai 1 của Hà Nội theo lộ trình Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Đây là một bước đi quyết liệt, hướng tới mục tiêu cải thiện đáng kể chất lượng không khí, giảm thiểu ùn tắc giao thông và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh trong lĩnh vực vận tải đô thị.
z6814092161519_b24c795a6a4bcf628e7c4c594c771085.jpg
Hiện tại, khu vực vành đai 1 có 45 tuyến xe buýt với 535 xe, trong đó có 11 tuyến xe buýt điện với 126 xe. Hà Nội sẽ cấu trúc lại mạng lưới này và chuyển đổi các hệ thống xe buýt sang năng lượng xanh, sạch, cơ bản là xe điện.
z6814058599288_a395835d441a9179420011b2cc3e981e.jpg
Lộ trình đến năm 2030, Thành phố sẽ chuyển đổi toàn bộ hệ thống xe buýt sang xe buýt điện. Đồng thời, sẽ tăng cường mạng lưới xe buýt quy mô trung bình (8-12-16 chỗ) để phủ rộng hơn trong khu vực vành đai 1.
z6814082407446_100826ccf69885aaf65dbff9e8855795(1).jpg
Bên cạnh đó, các loại hình taxi xe điện bổ trợ và trung chuyển xe điện quy mô nhỏ (4 chỗ) cũng sẽ được thiết lập để tạo mạng lưới khép kín trong vành đai 1, phát triển lan tỏa sang vành đai 2 trong tương lai.
Tăng cường giao thông công cộng tại vành đai 1. Ảnh: Hà Đương
Hệ thống xe buýt sẽ được kết hợp với hệ thống đường sắt đô thị. Hiện có tuyến Cát Linh – Hà Đông đã đi vào trung tâm vành đai 1, tuyến Nhổn – Ga Hà Nội dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
f(1).jpg
Đến năm 2030, Hà Nội sẽ phải hình thành hoàn chỉnh 3 tuyến đường sắt đô thị (tuyến số 2, số 3, số 5) và tuyến đường sắt đô thị nhánh số 2A, với mục tiêu hoàn thành 98 km đường sắt đô thị theo Nghị quyết 188 ngày 9/2/2025 của Quốc hội (hiện mới đạt 25 km). Đây là các phương tiện vận tải khối lượng lớn, tốc độ cao.
z6814268425417_8d44995705241c61697c10636a900e47.jpg
Khi Hà Nội chính thức cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1, để di chuyển đến các địa điểm người dân cũng có thể sử dụng dịch vụ xe đạp điện công cộng. Hiện nay, Hà Nội có tổng cộng 140 trạm xe đạp công cộng, được bố trí gắn kết với các điểm dừng xe buýt, công viên, các điểm du lịch bảo đảm cho người dân, du khách có thể đi bộ để tiếp cận dịch vụ thuận lợi.
z6814220643128_5ea4721c9c2dbc56c42ad0379167de77.jpg
z6814220698251_35f73818c03bd58ed57c3b20ad29ccf8.jpg
Theo lãnh đạo TP Hà Nội, hiện tỷ lệ vận tải hành khách công cộng trên toàn Thành phố còn hạn chế, chỉ khoảng 20%. Thời gian tới, đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ phải cố gắng nâng lên 35%, thậm chí 40%. Riêng đối với vành đai 1, mục tiêu là nâng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng lên gấp đôi so với tỷ lệ chung của Thành phố, đạt 40%.
    Nổi bật
        Mới nhất
        Vành đai 1 Hà Nội: Hiện trạng vận tải công cộng trước ngưỡng cấm xe xăng
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO