VASEP đề xuất điều chỉnh mức đánh giá rủi ro tín dụng cao đối với nhóm ngành hàng thuỷ sản
(CLO) Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, ngành thủy sản có nhiều cơ hội để thích ứng, phục hồi và phát triển trong giai đoạn tới.

Xuất khẩu thủy sản còn nhiều khó khăn. Ảnh minh họa.
Theo VASEP, hiện ngành thuỷ sản Việt Nam với gần 700 nhà máy quy mô công nghiệp và hàng trăm cơ sở sản xuất gia đình quy mô nhỏ - gắn liền với sinh kế của hàng triệu nông-ngư dân trên toàn quốc.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong Quý I-II/2020, tuy nhiên, có thể nói ngành XK thuỷ sản đã vượt qua dịch Covid-19 và đang hướng tới phục hồi nhanh để phấn đấu cho mục tiêu kim ngạch XK năm nay không bị sụt giảm so với năm 2019 (8,6 tỷ USD).
Ông Trương Đình Hoè – Tổng Thư ký VASEP cho rằng, Chính phủ trong ngắn hạn cần đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ ngành cho DN bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như hậu Covid-19.
Theo đó, Chính phủ và các Bộ hỗ trợ cho Bộ NNPTNT đẩy mạnh việc chỉ đạo, tuyên truyền và triển khai các hỗ trợ tối đa cho người nuôi tôm và ngư dân khai thác biển.
Ban hành và thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ để DN thu hút được nguồn lao động (hỗ trợ an sinh cho NLĐ qua các gói chính sách đã có của Chính phủ; các gói cho DN vay để trả lương cho NLĐ, …). Thiếu lao động đang là mối lo ngại đối với cộng đồng DN trong chuỗi sản xuất-tiêu thụ thủy sản.
Thúc đẩy hơn nữa hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường các dịch vụ công trực tuyến để giảm bớt các gánh nặng tuân thủ, tiết giảm thời gian, chi phí làm thủ tục cho DN và người dân.

Ông Trương Đình Hoè – Tổng Thư ký VASEP phát biểu tại hội nghị
Theo đó bãi bỏ quy định việc sử dụng MSMV nước ngoài tại NĐ 74/2018; xác lập hàng “chế biến” đối với sản phẩm thuỷ sản thay vì bị áp đặt là sơ chế khi tính thuế TNDN; cải thiện công tác kiểm soát nhập khẩu nguyên liệu cho CBXK và GCXK theo nguyên tắc quản lý rủi ro; sửa đổi quy định chung chung công việc CBTS là “nặng nhọc độc hại”; sửa đổi quy định chỉ tiêu phospho trong nước thải CBTS đã xử lý từ 20ppm lên 50ppm..v....v....
Có chính sách hỗ trợ DN chuẩn bị điều kiện hạ tầng để đón nhận các dự án đầu tư mới do sự chuyển dịch SX từ Trung Quốc sang Việt Nam (cơ chế xây dựng kho lạnh trữ hàng, điều chỉnh mức đánh giá rủi ro tín dụng cao đối với nhóm ngành hàng thuỷ sản, ..
Về dài hạn, VASEP cho rằng, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ xem xét tạo điều kiện và hỗ trợ cho DN thủy sản thực hiện phát triển thị trường và nghiên cứu phát triển trong bối cảnh mới:
Thúc đẩy EVFTA có hiệu lực sớm nhất có thể, để các DN tranh thủ tăng cường tiêu thụ thuỷ sản ở thị trường EU rộng lớn trước các lợi thế so sánh với một sốquốc gia XK cạnh tranh; Chỉ đạo và có cơ chế để khôi phục hoặc tái lập Quỹ Phát triển thị trường thủy sản; Ban hành chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn SX.
Hỗ trợ phát triển và tăng sức cạnh tranh cho ngành nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh các nước trong khu vực đang có giá thành nuôi tốt hơn:
Mở rộng thêm tín dụng cho xây dựng trại nuôi mới và mở rộng các trại nuôi; Khuyến khích các công nghệ nuôi tiên tiến, giảm ô nhiễm môi trường, tăng caonnăng suất và giảm dịch bệnh trong NTTS;
Khuyến khích các ngành SX phụ trợ phát triển để chủ động được nguồn lực và ngăn chặn việc con giống, thức ăn tăng giá mỗi đầu vụ SX; Cần được ưu tiên hàng đầu việc phát triển nguồn giống trong ngành thủy sản…