(CLO) Chỉ sau 6 năm, kể từ ngày xưởng chế tạo tàu thuyền bằng vật liệu Copolymer Polypropylene (PPC) đặt chân đi vào hoạt động đầu tiên tại thành phố biển Nha Trang năm 2011, đến nay, việc ứng dụng vật liệu PPC vào sản xuất tàu thuyền đã có những bước chuyển lớn, tạo luồng gió mới cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.
[caption id="attachment_169484" align="aligncenter" width="1599"]
Xuồng tuần tra cao tốc của Bộ đội Biên phòng Việt Nam được đóng bằng vật liệu PPC của hãng Rochling CHLB Đức. (Ảnh - JB)[/caption] Trước đó bên trời Âu, từ những năm 1995, vật liệu PPC đã được ứng dụng rộng rãi trong ngành chế tạo tàu thuyền tại Cộng Hòa Séc và nhiều nước ở Châu Âu, sau đó nó trở thành một xu thế tất yếu được “ưu ái” trong ngành công nghiệp đóng tàu trên thế giới bởi những đặc tính ưu việt. Tuy vậy, mãi hơn 16 năm sau, mảng vật liệu PPC do hãng Rochling - Cộng Hòa Liên Ban Đức sản xuất mới được biết đến và có mặt tại Việt Nam để ứng dụng chế tạo tàu thuyền. Và chính Doanh nhân Nguyễn Kim Sơn – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ James Boat, một con người đam mê công nghệ đã mang nó từ trời Âu về với xứ sở mà đa phần chỉ ứng dụng các loại vật liệu truyền thống để đóng tàu thuyền như gỗ, thép, hợp kim nhôm và composit. [caption id="attachment_169483" align="aligncenter" width="1695"]
Ông Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP công nghệ James Boat (ảnh trái) và đại diện Công ty CP VARI - Cộng Hòa Séc ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Séc 2017. (Ảnh - JB)[/caption] Với PPC, thực tiễn từ những nghiên cứu khoa học được ứng dụng hàng chục năm qua của hãng Rochling - nhà sản xuất vật liệu PPC uy tín nhất hiện nay của Cộng Hòa Liên Ban Đức cho thấy: vật liệu PPC là bước đi đột phá trong ngành vật liệu của hãng Rochling với nhiều đặc tính ưu việt nổi trội có thể thay thế các vật liệu truyền thống để sản xuất tàu thuyền bởi chúng nhẹ hơn nước, không hấp thụ nhiệt, kháng mọi hóa chất, không bị ngấm nước, thân thiện với môi trường, không thải ra những chất độc hại nên rất an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, tính chất đàn hồi và dai của vật liệu còn giúp chịu được va đập mạnh và khả năng chống đâm thủng, chống ma sát, lại có độ bền cao dưới tác động của lực kéo và lực tải. Bề mặt của vật liệu PPC cũng không bị thủy sinh bám và rất dễ dàng vệ sinh chỉ bằng việc lau rửa thông thường cũng đủ để làm sạch bề mặt.Đặc biệt sau nhiều năm sử dụng, vật liệu PPC rất dễ dàng được tái chế 100%, chính vì vậy hoàn toàn không tốn kém kinh tế cho việc xử lý rác thải.Với hàng loạt đặc điểm ưu việt của vật liệu PPC nên chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào Việt Nam, đến nay loại vật liệu này đã được các cơ quan Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ tư lệnh bộ đội Biên phòng, Bộ tư lệnh Công Binh “đặt hàng” ứng dụng đóng hàng loạt tàu thuyền cho các mục đích tuần tra, cứu hộ và thực thi các nhiệm vụ an ninh quốc phòng trên biển.
Hàng loạt các tàu được đóng bằng vật liệu PPC có thiết kế rất ấn tượng. (Ảnh - JB[/caption] Ngoài ra, theo ông Nguyễn Kim Sơn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ James Boat, hiện nay ngoài việc đang sản xuất các loại ca nô đa năng, ca nô giải trí, du thuyền, tàu chở khách để phục vụ nhu cầu cá nhân lẫn thương mại và xuất khẩu sang các nước Châu Âu, thời gian tới James Boat sẽ chuẩn bị cho loạt thiết kế sản phẩm tàu đánh cá cho bà con ngư dân cũng bằng chính loại vật liệu PPC này.Như vậy, với sự phát triển khá phù hợp với xu thế chung của thế giới về vật liệu PPC trong việc ứng dụng đóng tàu thuyền, dường như ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam đã và đang đón được luồng gió mới mát lành, hứa hẹn sẽ trở thành một trong những nước có thế mạnh sản xuất tàu thuyền bằng vật liệu PPC công nghệ cao mạnh nhất khu vực Châu Á.