Về làng cổ Thổ Hà khám phá văn hóa độc đáo địa phương

Chủ nhật, 17/11/2019 11:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong những chuyến công tác cuối năm, chúng tôi đã có dịp về với làng cổ Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) bên dòng sông Cầu thơ mộng để được đắm mình trong không gian làng quê yên ả và khám phá nét độc đáo trong văn hóa của người dân địa phương.

Làng cổ Thổ Hà

Làng cổ Thổ Hà

Do đặc thù của làng ba mặt giáp sông nước mênh mông, người dân Thổ Hà không canh tác nông nghiệp mà chủ yếu sống bằng nghề truyền thống. Thổ Hà nổi lên với nghề làm gốm, làm mì gạo và hiện nay làng đặc biệt nổi tiếng với nghề làm bánh đa nem và bánh đa nướng. Đến với Thổ Hà mà không thử hai thứ sản vật độc đáo này thì thật là thiếu sót.

Chẳng biết từ bao giờ, hai cụm từ “Thổ Hà” và “bánh đa” lại được gắn liền với nhau đến vậy. Bánh đa nem và bánh đa nướng Thổ Hà theo như người dân ở đây là đã có từ rất lâu đời và là nghề được truyền lại. Chính vì vậy, dù cho nghề này có vất vả, nhọc nhằn, thì đối với họ, nó vẫn là đặc trưng của làng, vẫn cần được lưu giữ và phát triển thành nét văn hóa độc đáo. Đó cũng là cách để mọi người thể hiện lòng tôn kính đối với lớp người đi trước.

Từ nguyên liệu chính là bột gạo, những chiếc bánh đa nem mang hương thơm man mát, trắng ngần, vừa mỏng vừa dai được tạo ra dưới những bàn tay mộc mạc, chân chất. Từ cổng làng đi vào, chỗ nào có nắng là chỗ ấy có bánh đa nem, cả làng phảng phất mùi thơm của bột gạo.                     

Để làm ra được những chiếc bánh đa nem ngon đúng chuẩn Thổ Hà, những người làm bánh phải dậy từ rất sớm để chuẩn bị nguyên vật liệu. Chia sẻ với tôi, bà Thủy – chủ cơ sở sản xuất bánh đa nem Khoa Thủy cho biết: “Bánh đa nem muốn ngon thì gạo phải ngon và được chọn lọc kĩ lưỡng. Quá trình sản xuất bánh đa nem ngày nay do có sự hỗ trợ của máy móc nên đã ít vất vả hơn ngày trước, đồng thời đem lại năng suất cao hơn”.

Đặc biệt, bà Thủy còn nhấn mạnh điều làm nên sự khác biệt lớn nhất giữa bánh đa nem Thổ Hà so với các loại bánh đa nem khác nằm ở nguyên liệu tạo ra bánh. Người làm bánh phải chọn loại gạo khang dân ngon để khi xay bột không bị nhão quá mà hòa quyện vừa đủ. Nguyên liệu làm bánh đa nem chỉ có gạo và muối, không bị pha tạp thêm bất cứ phụ gia nào khác để đảm bảo chất lượng của bánh.

Một thứ quà quê nữa không thể không nhắc tới mỗi khi tới làng Thổ Hà đó là món bánh đa nướng - món ăn dân dã bình dị nhưng nổi tiếng không kém. Chiếc bánh đa tròn to như cái mẹt, được nướng vàng ươm, mang hương vị giòn tan, bùi bùi, ngọt thơm như sữa mẹ. Được tận mắt chứng kiến từng bước làm bánh đa nướng, được thử làm bánh và được ăn những chiếc bánh nóng hổi vừa ra lò chắc chắn sẽ là những trải nghiệm khó quên khi tới thăm nơi đây.

Thổ Hà nổi lên với nghề làm gốm, làm mì gạo và hiện nay làng đặc biệt nổi tiếng với nghề làm bánh đa nem và bánh đa nướng

Thổ Hà nổi lên với nghề làm gốm, làm mì gạo và hiện nay làng đặc biệt nổi tiếng với nghề làm bánh đa nem và bánh đa nướng

Cũng giống như quy trình làm bánh đa nem, các công đoạn làm ra chiếc bánh đa nướng Thổ Hà rất cần sự khéo léo và tỉ mỉ, bao gồm: tráng bánh – phơi bánh – nướng bánh – đóng gói. Mỗi gia đình làm bánh đều phải thức dậy từ rất sớm và làm bánh đến tận tối mịt. Mỗi loại bánh thì sẽ có những đặc trưng riêng, hương vị riêng. Nhắc đến bánh đa nướng là ta nhớ ngay đến món ăn khoái khẩu không thể thiếu trên bàn nhậu hay là món ăn vặt gây nghiện cho mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Nhưng mấy ai biết đằng sau thành quả là những chiếc bánh đa nướng thơm ngon đánh thức mọi giác quan là bao công sức của người nghệ nhân tạo ra bánh. Và chỉ khi được trải nghiệm quá trình làm bánh tại làng Thổ Hà – một trong những làng nghề nổi tiếng nhất nhì về sản xuất bánh đa nướng, ta mới có thể hiểu vì sao họ lại cho ra được sản phẩm chất lượng đến vậy.

Quy trình làm ra bánh đa nem và bánh đa nướng đều bao gồm những công đoạn giống nhau như là tráng bánh, phơi bánh, nhưng ở mỗi loại bánh thì đều có những bí quyết làm riêng. Ở công đoạn tráng bánh, nếu làm bánh đa nem có thể sử dụng máy móc thì bánh đa nướng lại yêu cầu người làm có một đôi tay khéo léo, nhịp nhàng để bánh được tráng sao cho thật đều cả về hình thức lẫn hương vị. Bánh đa nướng Thổ Hà sau khi tráng xong sẽ được đem ra phơi dưới ánh nắng khoảng 2 – 3 ngày để bánh ráo rồi được đem đi nướng dưới bếp than.

Công đoạn nướng bánh đòi hỏi sự kiên trì của người làm bánh vì theo cô Hà – chủ cơ sở sản xuất bánh đa nướng Hà Tập cho biết: “Mỗi ngày, đều đặn như cơm bữa, cô phải ngồi từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều để nướng bánh, chỉ trừ thời gian ăn trưa thì cả ngày cô đều gắn bó quanh bếp than đỏ hồng và những chiếc bánh đa.” Bánh đa sau khi được nướng xong sẽ phải chờ nguội và được đóng gói cẩn thận để bánh không bị vỡ, mất khá nhiều thời gian để có được sản phẩm hoàn hảo về chất lượng như chúng ta thấy và được thưởng thức. Vậy mới thấy mỗi công đoạn làm bánh đều hàm chứa trong đó bao giọt mồ hôi và tấm lòng của người làm bánh nơi đây.

Vậy mới thấy mỗi công đoạn làm bánh đều hàm chứa trong đó bao giọt mồ hôi và tấm lòng của người làm bánh nơi đây.

Vậy mới thấy mỗi công đoạn làm bánh đều hàm chứa trong đó bao giọt mồ hôi và tấm lòng của người làm bánh nơi đây.

Khi được hỏi tại sao công việc này vất vả như vậy mà họ vẫn kiên trì làm thì ông Tập – chủ cơ sở sản xuất bánh đa nướng Hà Tập cho biết: “Gia đình chú đã gắn bó với nghề này từ rất lâu rồi, nó là nghề gia truyền, vì vậy chú không muốn bỏ”. Và quả thật, vì có những con người như vậy nên những làng nghề truyền thống như vậy mới được giữ gìn và phát triển, người Việt Nam vẫn có thể tự hào với thế giới rằng đâu đó vẫn còn những nét đẹp văn hóa cổ truyền được lưu giữ.

Lý giải lý do tại sao bánh đa nướng Thổ Hà lại được nhiều người biết đến và ưa chuộng đến vậy, ông Tập cho biết: “Bánh đa Thổ Hà thì có nguyên liệu chủ yếu là gạo, lạc, vừng và dừa. Bánh thì được tráng hai lần nên dày hơn các loại khác và được nướng vừa đủ nên rất giòn và thơm”. Nhưng chúng tôi nghĩ có lẽ bởi sự tinh tế và tâm huyết của mỗi người con Thổ Hà dồn vào mỗi chiếc bánh thì mới tạo ra được những sản phẩm đơn giản, thôn dã nhưng vẫn đi vào lòng người đến vậy. Có ai đến Thổ Hà mà khi trở về không cầm vài ba túi bánh đa nướng, mua chục túi bánh đa nem về làm quà cho chính mình và người thân. Đơn giản vậy thôi nhưng bình dị, ấm áp nghĩa tình.

Đến với Thổ Hà là đến với một thế giới trầm mặc, phong cảnh hữu tình với cây đa, bến nước, sân đình, là đến với những con người đôn hậu, nhiệt tình, hiếu khách và được thưởng thức trọn vẹn tinh túy của đất trời. Nếu đến Thổ Hà mà bạn vẫn chưa khám phá hai thứ quà độc đáo này thì hãy quay trở lại nơi đây và chắc chắn đó sẽ là quyết định đúng đắn trong hành trình chinh phục và trau dồi hiểu biết bản thân.

Trịnh Quý

Tin khác

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

(CLO) Thủy cung không nước - Waterless Aquarium (Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội) ứng dụng công nghệ để mô phỏng sinh vật biển, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị về một thế giới đại dương đầy màu sắc.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

(CLO) Nghi lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang, được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa.

Đời sống văn hóa
A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

(NB&CL) Dù không trải qua một trường lớp âm nhạc nào nhưng bằng tài năng thiên bẩm cùng với niềm đam mê cháy bỏng về các loại nhạc cụ cổ xưa của người Ja Rai, Nghệ nhân Ưu tú A Huynh ở Kon Tum đã kiên trì mày mò, tự nghiên cứu và chế tác thành công đàn đá, loại cụ kỳ lạ nhất của người Tây Nguyên, cũng là thứ nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

Đời sống văn hóa
Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

(CLO) Hàng nghìn khách du lịch hòa mình vào không gian phố đi bộ đầu tiên ở thị trấn Tam Đảo, tham dự các chương trình vui chơi giải trí, thưởng thức âm nhạc và ẩm thực đường phố...

Đời sống văn hóa