Đề xuất công khai các trường hợp trúng đấu giá đất nhưng bỏ cọc
(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc.
Theo dõi báo trên:
Tôn vinh nét văn hoá truyền thống
Câu chuyện được nhìn qua những bức ảnh công phu này đã kể về làng Bàu Trúc thuộc khu phố 7, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, có tuổi đời hàng trăm năm, được xem là làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á đến nay còn bảo lưu khá tốt kỹ thuật làm gốm hoàn toàn thủ công. Nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở Việt Nam đã được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đưa vào danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Điều đặc biệt là người Chăm làm gốm với kỹ thuật và quy trình thủ công truyền thống được các gia đình, nghệ nhân duy trì qua nhiều đời theo chế độ mẫu hệ “mẹ truyền - con nối”. Nơi đây được xem như một bảo tàng gốm truyền thống của người Chăm sinh sống tại Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ…Những điều đặc biệt ấy đã thôi thúc góc máy của nhà báo Trần Huấn tìm đến và khai thác.
Dù trải qua bao thăng trầm theo tiến trình phát triển, gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, vẫn giữ được hồn cốt tinh túy và vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng đầy tính nghệ thuật của vùng gốm cổ. Từ bàn tay khéo léo và kỹ thuật truyền thống người dân nơi đây đã thổi hồn cho đất thành những sản phẩm, vật dụng có tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao tạo nên giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm.
Luôn mong muốn thông tin nhanh nhạy, kịp thời và rộng khắp, quảng bá, giới thiệu và bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, nhà báo Trần Huấn đã dành nhiều thời gian để thực hiện tác phẩm báo chí “Người thổi hồn cho đất thành Di sản thế giới” để đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của ông cha.
Nhà báo Trần Huấn chia sẻ: “Di sản này là nghề thủ công truyền thống độc đáo làm hoàn toàn bằng bàn tay khéo léo với kỹ thuật truyền thống và sử dụng các công cụ đơn giản để tạo ra những sản phẩm vô cùng độc đáo, có tính nghệ thuật, thẩm mỹ cao. Chủ thể văn hóa và người thực hành chủ yếu là phụ nữ Chăm. Qua khai thác thông tin, hiện nay nghệ nhân, người làm gốm còn rất ít, di sản có nguy cơ mai một quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến không gian của làng nghề, nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí cho nguyên liệu tăng cao, nghệ nhân lành nghề tuổi cao, thế hệ trẻ không hứng thú với nghề, sản phẩm thiếu sự đa dạng…Từ những ý tưởng đấy tôi đã xây dựng đề cương và được Ban Biên tập ủng hộ, góp ý để tôi tiến hành sáng tác tại làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận”.
Giống như nhiều đồng nghiệp khác, đối với phóng viên văn hóa như nhà báo Trần Huấn cũng phải phải đối diện với rất nhiều áp lực về lựa chọn và tìm ra đề tài thu hút độc giả. Việc tham gia các sự kiện văn hóa thể thao du lịch cũng yêu cầu tác nghiệp nhanh, thông tin khách quan, trung thực và tính chính xác, có tin bài gửi về cơ quan nhanh nhất.
Người làm báo theo mảng văn hóa luôn phải đi tìm hiểu, khám phá, tìm ra những nội dung đề tài mang tính đột phá mà người khác chưa thấy. Bên cạnh đó, mỗi phóng viên cần chịu khó tích lũy kiến thức, kinh nghiệm tác nghiệm mới tạo ra những tác phẩm vừa có chiều sâu về nội dung lại mang tính mềm mại, vừa phải “thổn hồn” để tác phẩm của mình hấp dẫn ngay trong cách thể hiện.
Giữ mãi giá trị độc đáo và trường tồn của di sản
Tác phẩm “Người thổi hồn cho đất thành Di sản thế giới” được nhà báo Trần Huấn xây dựng đề cương một cách kỹ càng, từ ý tưởng nội dung, bố cục, ánh sáng, không gian, thời gian tác nghiệp…Tuy nhiên khi đi vào thực tế có nhiều khó khăn nẩy sinh. Vì hiện nay số lượng nghệ nhân và người làm gốm còn rất ít và không thường xuyên làm, làm rải rác trong một không gian làng rộng lớn, sản phẩm làm không đa dạng. Không những thế, đây là lĩnh vực chụp được thì không khó nhưng đẹp và có cảm xúc thì không hề dễ.
Theo anh, các bức ảnh phải thể hiện được tính cần cù chịu khó người làm gốm, từ dáng người mềm mại uốn theo bàn kê với đôi bàn tay khéo léo, đến cách làm tỉ mỉ chà láng tạo sự bong đẹp cho sản phẩm, bên cạnh đó là ánh mắt và tâm hồn, sự tập trung để tạo ra các sản phẩm có tính thẩm mỹ cao…Đặc biệt, đây lại là những nghệ nhân đầy tâm huyết giữ nghề, mong muốn truyền dạy cho thế hệ trẻ, đồng thời quảng bá nghệ thuật làm gốm cho du khách trong và ngoài nước thấy nghệ thuật làm gốm của người Chăm sẽ được lưu giữ và trường tồn.
Tất cả những khoảnh khắc, bố cục, ánh sáng, khuôn hình vì thế cần có sự tính toán cẩn thận để tạo lên một tác phẩm hoàn chỉnh, tạo ấn tượng sâu sắc đến người xem…Và đó cũng chính là những sức ép không nhỏ trong sáng tạo đối với người phóng viên ảnh. Để có những bức ảnh sinh động, chân thực, để người xem dễ hình dung về giá trị làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận, anh Trần Huấn đã dành hơn một tuần để tiếp cận làm quen, gắn bó cùng bà con tại làng gốm này
Nhà báo Trần Huấn tâm sự: Qua tác phẩm này tôi muốn gửi đến cho độc giả và những người yêu nghệ thuật gốm sứ, yêu nét văn hoá truyền thống thấy được vẻ đẹp trong lao động của người làm gốm, sự sáng tạo, tỉ mỉ, hết lòng với nghề. Dù trải qua bao thăng trầm theo tiến trình phát triển, gốm truyền thống của người Chăm vẫn được lưu truyền, tồn tại với thời gian, vẫn giữ được hồn cốt tinh túy và vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng đầy tính nghệ thuật của vùng gốm cổ.
Có thể nói trong bối cảnh đời sống kinh tế thị trường, những tác động mặt trái đã tạo sức ép, thách thức không nhỏ đối với công tác bảo vệ, gìn giữ, phát huy giá trị nguyên gốc của các di sản. Với vai trò và trách nhiệm của mình, những nhà báo theo lĩnh vực văn hóa đã và đang góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Mỗi bức ảnh của nhà báo Trần Huấn góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng cùng chung tay gìn giữ di sản…
(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc.
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Do mâu thuẫn với gia đình chồng, nên Lê Thị Ngọc Huyền đã bế cháu T. (con ruột Huyền) ném xuống mương nước.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) VCCI đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc phương án giảm thuế giá trị gia tăng cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ từ mức 10% xuống mức 8%.
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Lợi nhuận 9 tháng đầu năm của CTCP Cơ điện lạnh (REE) sụt giảm 23,4%. Bên cạnh đó công ty cũng đang trải qua biến động nhân sự cấp cao và cơ cấu cổ đông.
(CLO) Ngày 24/11/2024, huấn luyện viên Kim Sang-sik cùng các cầu thủ đội tuyển Việt Nam có buổi rèn thể lực “đáng nhớ” tại sân cỏ nhân tạo thuộc Smart AirDome Gyeong Ju – sân vận động mái vòm hiện đại nhất của Hàn Quốc, vừa được đưa vào sử dụng hồi tháng 4/2023.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Giá khí đốt tự nhiên tăng và sự bất ổn chính trị leo thang sẽ chi phối triển vọng năng lượng của châu Âu trong mùa đông sắp tới, theo Euro News.
(CLO) Vào sáng Chủ nhật, các quốc gia tại hội nghị COP29 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng, cam kết cung cấp 300 tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm đến năm 2035.
(CLO) Vụ va chạm mạnh giữa hai xe tải trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, khiến 3 người bị thương trong đó có 1 tài xế phụ bị mắc kẹt trong cabin.
(CLO) Chính phủ Canada hôm thứ Bảy đã xin lỗi người thổ dân Inuit ở phía bắc Quebec vì vụ giết hàng loạt chó kéo xe trong những năm 1950 và 1960, khiến cộng đồng bị tàn phá khi tước đi khả năng săn bắn, sinh kế và khả năng đi lại của họ.
(CLO) Ngày 23/11, Chi đoàn 1 – Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đồng hành cùng trẻ em vùng cao vượt khó - Chung tay xây dựng sau bão Yagi” với mong muốn giúp đỡ, động viên, chia sẻ mang đến những phần quà giá trị, thiết thực cho thầy cô, các em nhỏ tại một số trường học trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.